Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 68 - 70)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lý nhân

4.3.2. Đánh giá chung

4.3.2.1. Ưu điểm

Sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã trở thành phong trào thi đua rộng khắp và đã đạt được kết quả quan trọng. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng nông thôn mới ngày càng rõ hơn, đầy đủ hơn. Các cấp, các ngành đã phân định rõ trách nhiệm trong nội dung chỉ đạo và trong quá trình tổ chức thực hiện đã chủ động gắn kết giữa chức năng nhiệm vụ chính trị với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Mô hình nông thôn mới đang từng bước được hình thành, diện mạo nông thôn được thay đổi rõ rệt, hạ tầng kinh tế - xã hội đã có bước phát triển, nhất là hệ thống giao thông và các công trình phúc lợi công cộng. Kết quả làm đường giao thông thôn, xóm, giao thông trục chính nội đồng, thu gom rác thải, đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ thôn, xóm đạt kết quả tốt, các giải pháp chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất bước đầu đã phát huy được hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống người dân nông thôn.

Thông qua lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện xây dựng nông thôn mới, hệ thống chính trị được củng cố tăng cường; vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền được nâng lên, đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị trưởng thành hơn. Quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy theo đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”.

Đến nay, theo Quyết định số 126/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam, toàn huyện có 6/22 xã (Nhân Bình, Xuân Khê, Nhân Nghĩa, Nhân Khang, Công Lý, Nhân Mỹ) đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vượt 1 xã so với kế hoạch đề ra (Nghị quyết số 05-NQ/HU của Huyện ủy đề ra đến hết năm 2015 có 5/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới và các xã còn lại đạt từ 27/39 chỉ tiêu trở lên). Có 10 tiêu chí (quy hoạch, thủy lợi, điện, chợ nông thôn, bưu điện, thu nhập, nhà ở dân cư, tỷ lệ lao động có việc làm

thường xuyên, giáo dục, văn hóa) có 100% số xã đạt chuẩn, tăng 10 tiêu chí so với năm 2011.

Có được kết quả trên là trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, huyện Lý Nhân thường xuyên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh; là sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành, đoàn thể và sự nỗ lực, cố gắng của nhân dân trong huyện. Qua đó đã huy động được sức mạnh toàn dân và cả xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới, trong đó người dân thể hiện rõ vai trò chủ thể.

Với những kết quả trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần vào những thành tích chung của huyện trong những năm vừa qua. Huyện Lý Nhân đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh ghi nhận và tặng Cờ thi đua xuất sắc 5 năm liên tiếp từ 2011 - 2015. 5 năm qua, huyện Lý Nhân rất phấn khởi được đón nhiều đoàn công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh và nhiều địa phương về thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới.

4.3.2.2. Hạn chế

- Cấp ủy, chính quyền một số địa phương có lúc, có nhiệm vụ còn lúng túng trong công tác chỉ đạo thực hiện, chưa thực sự tập trung quyết liệt thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới đăng ký hoàn thành trong năm. Kết quả xây dựng nông thôn mới chưa có sự đồng đều giữa các địa phương; một số xã chậm đưa các giải pháp tháo gỡ khó khăn.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân còn chưa đầy đủ, có nơi còn biểu hiện trông chờ vào sự đầu tư của cấp trên, chưa thấy được vai trò chủ thể của nhân dân.

- Một số xã xây dựng kế hoạch cũng như lựa chọn nội dung và các tiêu chí hoàn thành trong các năm chưa sát với điều kiện thực tế, chưa cân đối được nguồn lực, vì vậy số tiêu chí, chỉ tiêu đạt được trong thời gian qua chưa cao.

- Chất lượng một số tiêu chí tuy đã đạt nhưng so với yêu cầu còn ở mức độ như: văn hóa, môi trường...

- Quy chế dân chủ ở một số địa phương, nhất là trong sử dụng nguồn vốn đóng góp xây dựng hạ tầng thôn, xóm dẫn đến khiếu kiện của nhân dân...

- Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai ở một số địa phương còn buông lỏng, nhiều hạn chế, thiếu sót đã ảnh hưởng đến việc thực một số

nhiệm vụ như: dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, tích tụ ruộng đất, xây dựng các công trình phúc lợi...

- Xây dựng nông thôn mới cần nguồn lực đầu tư rất lớn, trong khi nguồn lực chủ yếu của các xã từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên nhu cầu tham gia đấu giá quyền sử dụng đất của người dân ít vì vậy có xã có thông báo tổ chức đấu giá nhưng rất ít người đăng ký.

- Chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho nông dân còn hạn chế, chưa gắn với điều kiện và nhu cầu sản xuất tại chỗ nên số lao động được đào tạo tay nghề và tỷ lệ người có việc làm mới chưa cao.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, các dự án phát triển sản xuất chưa được nhân rộng, thiếu tính bền vững.

4.3.2.3. Nguyên nhân

- Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới cán bộ, đảng viên và nhân dân có mặt còn hạn chế, chưa phát huy tốt tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong xây dựng nông thôn mới, cá biệt có một số người dân cố tình không đồng tình, không chấp hành với chủ trương chung nên đã ảnh hưởng đến tiến độ và phong trào.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền và Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã chưa thực sự quyết liệt và còn hạn chế; trình độ, năng lực tham mưu của cán bộ thực hiện xây dựng nông thôn mới ở một số cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Việc hướng dẫn cơ sở, đôn đốc, bám sát cơ sở trong triển khai thực hiện của một số ngành chức năng của huyện còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)