Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 35 - 39)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Cơ sở thực tiễn của quy hoạch xây dựng nông thôn mới

2.2.4. Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Nam

Trong 6 năm qua, để phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong phong trào xây dựng nông thôn mới, các cấp, các ngành tỉnh Hà Nam đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch… cụ thể hóa Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tăng cường công tác vận động nhân dân, làm tốt việc quán triệt, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh về mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tỉnh Hà Nam tập trung huy động các nguồn lực xã hội, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, sự đống góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân; phát động phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh tích cực tham gia ủng hộ xây dựng nông thôn mới.

Hưởng ứng phong trào, nhiều doanh nghiệp, doanh nhân và các nhà hảo tâm đã tích cực ủng hộ nguyên vật liệu xây dựng, tiền mặt để hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương xây dựng nông thôn mới. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh đã tích cực đóng góp kinh phí, ngày công lao động, hiến đất làm đường, xây dựng công các trình phúc lợi.

Nhiều hộ dân đã tự nguyện dỡ nhà của, công trình xây dựng, hiến đất thổ cư, thổ canh…để làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng. Tổng diện tích đất do các hộ dân tự nguyện đóng góp lên tới trên 300 nghìn m2.

Đến hết tháng 7-2016, tỉnh Hà Nam đã tập trung huy động được gần 5.912 tỷ đồng, bình quân tăng 23%/năm cho xây dựng nông thôn mới. Trong đó, nguồn vốn xã hội hóa là khoảng 870 tỷ, chiếm 14,8% tổng nguồn vốn.

Toàn tỉnh đã làm được 1.803 km đường giao thông thôn, xóm; trên 814 km nền đường trục chính nội đồng; kiên cố hóa 45,5 km kênh mương; nâng cấp, xây dựng mới 2.002 phòng học; 294 nhà văn hóa thôn, xóm; đã có 100% xã đạt chuẩn về nhà ở; 90% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh…

Đến nay, tỉnh Hà Nam có 19 xã đạt chuẩn tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân/xã của cả tỉnh đạt 13,7 tiêu chí/xã. Đến hết năm 2016, toàn tỉnh 25% tổng số đạt chuẩn. Đặc biệt, không còn xã đạt dưới 12 tiêu chí, thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn đạt 29 triệu đồng/người, gấp 2,23 lần so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo chung của cả tỉnh giảm xuống dưới 3%.

Với kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, hạ tầng kinh tế- kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn đã được nâng cấp; diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống nhân dân được cải thiện; anninh trật tự trên địa bàn nông thôn được bảo đảm; hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường; vai trò người dân trong xây dựng nông thôn mới ngày càng rõ nét hơn...

Đạt được kết quả trên, trước hết là Đảng bộ đã làm tốt công tác vận động nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, huy động được sự ủng hộ, đồng tình của đông đảo tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh.

Tuy vậy, công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam vẫn còn rất dài và có nhiều nhiệm vụ rất nặng nề. Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Hà Nam (nhiệm kỳ 2015-2020)đã đặt mục tiêu: đến hết năm 2020, toàn tỉnh có từ 3 huyện, 65 xã trở lên đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới. Để đạt được mục tiêu đã

đề ra, Đảng bộ tỉnh Hà Nam cần phải làm tốt hơn nữa công tác vận động nhân dân trong xây dựng nông thôn mới với một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, các cấp, các ngành, các địa phương cần ban hành các văn bản

chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức sát sao, phù hợp với thực tế hơn nữa. Việc đề ra các văn bản chỉ đạo với chủ trương, biện pháp đúng đắn, sát thực tiễn và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân là một trong những điều kiện quan trọng quyết định đến sự thành công của mỗi phong trào, mỗi cuộc vận động, trong đó có xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận

thức của người dân về nhiệm vụ, lợi ích từ xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, vận động cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau với sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị thì mới đạt hiệu quả cao. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thì người dân sẽ tự ý thức được nhiệm vụ của mình và tự nguyện góp công, góp sức cho xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba, duy trì và phát động các phong trào thi đua sôi nổi trong quần chúng nhân dân. Các cấp, các ngành, các địa phương và mỗi đoàn thể cần tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi, phù hợp để vận động nhân dân dễ dàng tham gia góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Thứ tư, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm “dân biết,

dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Xây dựng nông thôn mới muốn thành công cần phải phát huy mạnh mẽ sức dân để làm lợi cho dân. Kinh nghiệm thực tế các xã cho thấy, để thành công cần phải thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở thì mới có nhiều cách làm hay và huy động được nhiều sức dân.

Thứ năm, phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Xây

dựng nông thôn mới là trách nhiệm nặng nề của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Vì vậy, cần phải phát huy vai trò của các tổ chức chính trị đối với công tác vận động nhân dân. Trong đó, tổ chức Đảng thể hiện rõ vai trò lãnh đạo, sự quản lý của chính quyền và trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong vận động đoàn viên, hội viên của mình tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.

Thứ sáu, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và cần

có chế độ khen thưởng, động viên các địa phương, tổ chức, cá nhân gương mẫu, điển hình trong xây dựng nông thôn mới. Để vận động thuyết phục được quần

chúng nhân dân thì trước hết cán bộ, đảng viên phải là những tấm gương tốt về nói đi đôi với làm. Trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới sẽ có những cách làm hay và những tấm gương điển hình. Vì vậy, cần phải khen thưởng, động viên kịp thời các địa phương, tổ chức, cá nhân tích cực, có nhiều đóng góp và nhân rộng ra cộng đồng.

Chương trình xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng lớn của toàn dân, trên toàn diện và phải kiên trì thực hiện lâu dài trong nông nghiệp, nông thôn, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Để hoàn thành được bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ, đồng tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác vận động nhân dân trong phong trào xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng và cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)