Một số bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 34 - 35)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2.3.Một số bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

2.2. Cơ sở thực tiễn của quy hoạch xây dựng nông thôn mới

2.2.3.Một số bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan cho thấy: Dù đây là các quốc gia đi trước trong vấn đề hiện đại hóa trong tiến trình hiện đại hóa, họ đều tương đối chú trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn, đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú. Các cách làm này chủ yếu bao gồm: Kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp; Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại; Cố gắng nâng cao thu nhập cho nông dân; Nâng cao trình độ tổ chức cho người nông dân; Thúc đẩy đổi mới kỹ thuật, bồi dưỡng nông dân theo mô hình mới.

Bất luận tiến trình đô thị hóa và công nghiệp hóa được thúc đẩy thế nào, các nước có đa phần dân số làm nghề nông cũng buộc phải chấp nhận một thực tế: Vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm nữa, số dân tiếp tục dựa vào nông nghiệp để mưu sinh vẫn là số lớn. Bởi vậy, xây dựng nông thôn mới không phải là một quy hoạch kinh tế ngắn hạn, mà là một quốc sách lâu dài...

Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hướng hiện đại, đảm bảo phát triển cả về kinh tế và đời sống xã hội. Đi theo đường lối của Đảng, từng địa phương trong cả nước tiến hành phát triển kinh tế mà trước hết là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trong đó có chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng đã đề ra nhiệm vụ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh.

Ðể xây dựng thành công mô hình nông thôn mới phải là một phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ động, tích cực, tự giác của mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư, của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, phát huy cao nhất nội lực, có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và chính quyền các cấp. Vì vậy, để xây dựng mô hình thành công cần có sự cộng đồng trách nhiệm của chính quyền các cấp với đoàn thể địa phương và sự hợp tác, ý thức, nỗ lực của chính những người dân vốn quen với cách sống sau luỹ tre làng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 34 - 35)