Nguồn gốc của nguồn vốn xây dựng NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 93 - 94)

NTM (phần nhiều cho công tác làm đường giao thông) chủ yếu là góp tiền, vốn và đóng góp ngày công lao động, còn nội dung trông coi (nguyên vật liệu xây dựng), giám sát, quản lý rất ít. Tuy nhiên người dân ở xã Nhân Bình tham gia tích cực hơn người dân xã Nguyên Lý: 100% người dân xã Nhân Bình khi được hỏi đều tham gia góp tiền và góp ngày công lao động, 36% người dân tham gia hiến đất làm đường; Trong khi đó xã Nguyên Lý có 84% tham góp tiền vốn, 92% góp ngày công lao động và chỉ có 6% tham gia hiến đất.

b. Cách huy động vốn: Để đạt được kết quả như trên là do có sự góp kinh

phí của của nhân dân trong xã; sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân; sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, tuy nhiên việc nhân dân đóng góp ít hay nhiều còn do sự hiểu biết của người dân thông qua công tác tuyên truyền của BCĐ NTM xã, hơn thế nữa còn là do tinh thần tự nguyện của mỗi người dân.

Bảng 4.18. Nguồn gốc của nguồn vốn xây dựng NTM Nội dung Nội dung Nguyên Lý Nhân Bình Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Ngân sách Nhà nước 50 100,00 50 100,00 Nhân dân đóng góp 42 84,00 50 100,00 Tổ chức tín dụng 29 58,00 22 44,00 Từ nguồn khác 15 30,00 13 26,00

Tổng số người dân được hỏi 50 50

Qua bảng 4.18 nhận thấy, nhận thức của người dân 2 xã về nguồn vốn, người kinh phí đầu tư cho xây dựng NTM tương đối giống nhau: 100% người dân xã Nhân Bình đều cho rằng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và do nhân dân đóng góp, 44% là từ các tổ chức tín dụng. Trong khi đó, 100% người dân xã Nguyên Lý cho rằng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và 29% là từ tổ chức tín dụng, có 6% số người dân được hỏi cho rằng nguồn vốn không do nhân dân đóng góp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)