phát triển CSHT thiết yếu và có khả năng phấn đấu đạt chuẩn năm 2013; đồng thời đẩy mạnh triển khai các nội dung với phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”, những nội dung không cần nhiều kinh phí trên địa bàn của xã. Ban phát triển ở các thôn tổ chức cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào việc xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch các hạng mục công trình trong phương án; xây dựng các quy định hướng dẫn huy động nguồn lực trong nhân dân; tổ chức công khai cho người dân được biết chủ trương, mức đóng góp, họp dân thống nhất chủ trương, mức đóng góp, đối tượng huy động, tiến độ huy động, thời điểm khởi công công trình, việc quản lý sử dụng các loại quỹ; tổ chức đối thoại để từ đó nắm bắt kịp thời mong muốn của nhân dân, tháo gỡ những băn khoăn, vướng mắc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xã Nhân Bình đã tạo lòng tin vững chắc trong nhân dân với mục đích, ý nghĩa và lợi ích mà chương trình xây dựng NTM đem lại, từ đó người dân yên tâm, tình nguyện tham gia đóng góp công sức, hiến đất... chung tay xây dựng NTM đem lại một diện mạo nông thôn mới mẻ, khang trang cho xã Nhân Bình.
4.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NTM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÝ NHÂN DỰNG NTM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÝ NHÂN
4.5.1. Đề xuất một số giải pháp thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM dựng NTM
* Nhóm xã đạt từ 16 đến 18 tiêu chí, gồm 7 xã: Công Lý, Nhân Khang,
Xuân Khê, Chân Lý, Văn Lý, Nhân Nghĩa, Nhân Mỹ. Đây là nhóm xã thực hiện tương đối tốt xây dựng NTM. Một số tiêu chí chưa đạt được như giao thông, CSVC văn hóa, chợ, y tế và môi trường. Giải pháp đối với nhóm xã này là:
- Phát huy hơn nữa vai trò của BCĐ xây dựng NTM, Ban phát triển thôn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp đều theo nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo dân chủ, công khai về tài chính các khoản thu chi đầu tư cho xây dựng cho từng hạng mục công trình …, từ đó sẽ tạo lòng tin nơi nhân dân để họ có quyết tâm cao khi tham gia đóng góp công, góp sức, hiến đất, hiến tài sản một cách tự nguyện.
- Cần có những thay đổi, xây dựng chi tiết phương án chi tiêu tài chính với từng hạng mục công trình trên cơ sở xác định nhu cầu thực tế của các địa phương.
Từ đó xác định được lượng vốn ngân sách Nhà nước cần thiết. Sau khi được phê duyệt xã cần nhanh chóng thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định để giải ngân được nguồn kinh phí này đến với địa phương được kịp thời.
* Nhóm xã đạt từ 14 đến 15 tiêu chí, gồm 5 xã: Nhân Chính, Đạo Lý, Chính
Lý, Phú Phúc, Hòa Hậu. Một số tiêu chí thuộc nhóm hạ tầng- kinh tế- xã hội, đặc biệt là giao thông, CSVC văn hóa, chợ, nhà ở dân cư hay các tiêu chí nhóm khác như: hộ nghèo, môi trường, hệ thống chính trị xã hội vững mạnh là các xã này chưa đạt được.
Ngoài những giải pháp đưa ra như đối với nhóm xã đạt từ 16 đến 18 tiêu chí, nhóm 14 đến 15 tiêu chí cần thêm một số giải pháp sau:
- Tổ chức nhiều lớp tập huấn, vừa tuyên truyền, vừa tạo điều kiện cho bà con học tập các công nghệ mới đặc biệt là về vệ sinh môi trường nhằm nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường công cộng cũng như môi trường sống tại cộng đồng. Đưa ra những tấm gương người thật, việc thật đi đầu trong công tác xây dựng NTM nhằm tạo thêm động lực cho nhân dân.
- Ưu tiên thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp để góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hộ nghèo nhằm tạo điều kiện cho bà con vươn lên thoát nghèo; Đồng thời, khi ấy những vấn đề về ô nhiễm môi trường do hạn chế trong sản xuất, chăn nuôi sẽ được giải quyết.
- Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ xã, đặc biệt là cán bộ nòng cốt xây dựng NTM. Tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tự chỉnh trang, cải tạo lại nhà ở của mình khi có khả năng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất theo đúng với quy hoạch đã được duyệt.
* Nhóm xã đạt 12 đến 13 tiêu chí gồm 9 xã: Tiến Thắng, Nhân Thịnh, Nhân
Đạo, Bắc Lý, Nhân Hưng, Nguyên Lý, Hợp Lý, Đồng Lý, Đức Lý. Các xã đã đạt được một số tiêu chí như: quy hoạch, thủy lợi, bưu điện, giáo dục,… Đây đều là những xã trên địa bàn huyện có xuất phát điểm thấp hơn (về kinh tế, trình độ dân trí…) so với yêu cầu của chương trình khi bắt đầu. Nguồn vốn, ngân sách hạn chế, hơn nữa phát triển sản xuất (nông- lâm nghiệp) mới dừng lại ở một số mô hình mà chưa triển khai rộng trên vị trí toàn xã.
Vì vậy, ngoài những giải pháp đưa ra như đối với 2 nhóm xã trên thì nhóm này còn cần thêm một số giải pháp là:
- Cần đổi mới phương thức, nội dung tuyên truyền, vận động; Học tập theo phương thức, nội dung của các xã đã có hiệu quả về công tác này, đưa về xã mình thay đổi cho phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương.
- Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn; Tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm để tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người dân tại các xã.
- Một bộ phận cán bộ quản lý chưa vững về trình độ chuyên môn, kéo theo đó là sự thiếu hiểu biết của người dân về NTM do thực hiện chưa tốt công tác tuyên truyền từ đó ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Vì thế cần ưu tiên đào tạo, tập huấn đối với đội ngũ cán bộ các xã này. Thường xuyên phê bình, kiểm điểm đối với đội ngũ cán bộ chưa làm hết chức trách nhiệm vụ được giao. xây dựng các cơ chế pháp lý nhằm xử lý, răn đe những thành phần mang tư tưởng gây rối, chống đối đến cùng việc thực hiện xây dựng nông thôn mới.. Huyện nên điều động cán bộ có năng lực, nhiệt tình về hỗ trợ những xã này để góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM.