Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 48 - 50)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện đối vớ

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện lý nhân

4.1.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện đối vớ

việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

4.1.3.1. Thuận lợi

* Huyện Lý Nhân có đội ngũ lãnh đạo có trình độ, có năng lực, đoàn kết dám nghĩ, dám làm, người dân Lý Nhân cần cù chịu khó với bản sắc văn hóa lâu đời, có truyền thống cách mạng.

* Thực hiện đường lối đổi mới, trong những năm vừa qua tình hình kinh tế Lý Nhân có những thay đổi quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước và đều tăng cao hơn tốc độ trung bình của tỉnh.

* Về cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, cụ thể là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần tích cực tăng việc làm và thu nhập cho người lao động.

* Người dân đã tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới, đưa giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt vào thâm canh theo cơ chế thị trường, chính vì vậy đã tăng hiệu quả đồng vốn đầu tư, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập cho người dân.

* Nhờ có sự tăng trưởng kinh tế và có sự quan tâm của toàn xã hội mà cơ sở hạ tầng có sự thay đổi đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn trong toàn huyện thay đổi rõ rệt, tạo ra cho Lý Nhân thế và lực trong phát triển kinh tế xã hội toàn diện ở giai đoạn tiếp theo.

* Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội là cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.

4.1.3.2. Khó khăn

Trước đòi hỏi của tình hình thực tiễn hiện nay, để thực hiện chủ trương đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế xã hội của huyện Lý Nhân đứng trước một số khó khăn sau đây:

*. Kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn, nhất là hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống đã được nâng lên một bước, song chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một số công trình tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được xây dựng quá lâu, công nghệ lạc hậu chưa đáp ứng cho nhu cầu tưới tiêu trong thâm canh cây trồng. Tuyến đường huyện và liên xã, đường nông thôn, hệ thống điện dùng cho sinh hoạt còn chắp vá.

*. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở một số xã, thôn, hộ gia đình tuy đã được thực hiện, nhưng còn chậm và chưa vững chắc. Một số ngành và địa phương chuyển hướng cơ cấu kinh tế còn thiếu quy hoạch, manh mún mang tính chất tự phát, chưa khai thác hết tiềm năng lao động, việc khôi phục các ngành nghề truyền thống còn hạn chế, chưa có sản phẩm hàng hoá mang tính chủ lực.

*. Tỷ lệ lao động không có việc làm còn cao, trong khi đó đất đai ít, lao động phần lớn chưa được đào tạo nghề, chủ yếu là làm thủ công nên năng suất

lao động thấp. Chính vì vậy tạo một sức ép rất lớn đối với xã hội về giải quyết việc làm.

*. Nhận thức và chỉ đạo ứng dụng khoa học kỹ thuật còn chưa nhanh, chưa nhiều, một số nơi còn bảo thủ. Một số sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường còn thấp, trong khi đó thiếu vốn đầu tư. Đó là những mâu thuẫn cần được giải quyết.

*. Đời sống dân trí đã được tăng lên, song do mặt trái của cơ chế thị trư- ờng tác động đến một số mặt trái của xã hội, tuy những tiêu cực giảm nhiều nh- ưng vẫn còn nó ảnh hưởng đến người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 48 - 50)