1.2 Thiết lập giáo phận Tông tòa Đàng trong và giáo phận Tông
1.2.2 Thành lập Giáo phận Tây Đàng Ngoài
Khi biết tin, sắc chỉ cấm đạo không còn đƣợc áp dụng một cách nghiêm ngặt ở Đàng Ngoài nữa. Giám mục Lambert liền cử thừa sai Deydier làm tổng đại diện Đàng Ngoài. Khi đặt chân tới Đàng Ngoài Thừa sai Deydier tìm mọi cách để nắm bắt tình hình Công giáo Đàng Ngoài bằng nhiều cách khác nhau nhƣ tiếp xúc với giáo hữu chủ chốt, đặc biệt là các Thầy giảng. Thừa sai đặc biệt quan tâm đến tổ chức Thầy giảng và ông biết đƣợc rằng ở Thăng Long lúc này có 10 Thày giảng hay bậc nhất (thầy giảng già) có hai ngƣời đã qua đời, có 40 – 50 thầy gảng hay bậc nhì (thầy giảng trẻ). Thừa sai đã viết thƣ cho mời tất cả các thầy giảng đến để nghe thƣ của Giám mụcLambert. Số các thầy giảng đến nghe không nhiều nhƣng thừa sai phấn khởi vì thái độ hồ hởi của các Thầy giảng trẻ, họ tỏ ra nồng nhiệt và đón nhận Thừa sai Deydier nhƣ vị chủ chăn của họ.
Phấn khởi trƣớc thái độ đó tiếp ấy, Thừa sai lại cho triệu tập các thầy giảng một lần nữa, để huấn thị cho họ và tổ chức cho họ lặp lại ba lời tuyên khấn trƣớc mặt mình, sau đó Thừa sai đã phân lại nhiệm sở cho họ.
Thƣa sai đã lựa chọn một số thày giảng có năng lực và chiêu mộ thêm một số thày giảng trẻ từ khắp nơi, để bắt đầu một thứ chủng viện – là con thuyền của các thầy giảng trẻ đang cƣ ngụ. Thừa sai đã viết thƣ báo cáo tình hình với giám mục Pallu. Những cố gắng của vị Thừa sai đã có kết quả ngày 8/06/1668 hai thầy giảng xuất thân từ chủng viện của Thừa sai đƣợc gửi sang Thái Lan đã đƣợc thụ phong linh mục.
Nhƣ vậy cho đến cuối năm 1668 công cuộc truyền giáo của Thừa sai Deydier có vẻ rất thuận lợi. Thấy việc truyền giáo của thừa sai Deydier và
Bourges khá thuận lợi và đã bám trụ đƣợc ở phần đất đã giao phó cho minh, nên từ năm 1675 giám mục Pallu có thƣ gửi Giáo hoàng xin đƣợc từ chức “nhƣờng chỗ cho một trong hai vị thừa sai ngƣời Pháp đang làm việc ở Đàng Ngoài là Linh mục Jeaques de Bourges hoặc linh mục Francois Deydier hoặc đúng hơn cả hai, một vị làm phó cho vị kia” [4, tr. 387].
Năm 1678, khi tới Rôma, giám mục Pallu đã đề nghị với Bộ truyền giáo đặt hai thừa sai Deydier và De Bourges làm giám mục ở Đàng Ngoài. Ngày 27/07/1678, Tòa Thánh đã chấp nhận việc bổ nhiệm hai giám mục Deydier và De Bourges cũng nhƣ việc chia Đàng Ngoài thành hai khu vực đại diện tông tòa. Sau khi nhận đƣợc các văn bản của Toà Thánh, hai giám mục đƣợc chọn đã tham khảo ý kiện của các linh mục ngƣời Việt. Ngày 25/11/1679 Đàng Ngoài đƣợc chia thành Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài lấy sông Hồng làm ranh giới. Phía Đông sông hồng là Đông Đàng Ngoài thuộc quyền giám mục Deydier và phía tây sông Hồng là Tây Đàng Ngoài thuộc quyền giám mục De Bouges.
Tuy là hai địa phận, Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài nhƣng hai giám mục vẫn hợp tác chặt chẽ và cùng có chug một tổng đại diện là thừa sai Belot.
Giám mục Retord nhận thấy địa phận Tây Đàng Ngoài quá rộng lớn không thể một mình cai quản tất cả, nên linh mục xin với Tòa thánh phân chia địa phận, ngày 17/3/1846, Giáo hoàng Gregorio XVI ký sắc lệnh “Ex Debito Pastoralis” thành lập hai địa phận mới, chia từ địa phận Tây Đàng Ngoài thành địa phận Vinh (Tokin Meriodinale) và địa phận Hà Nội (Tokin Occidentale). Sắc lệnh tòa thánh tới Việt Nam đầu tiên năm 1847. Việc phân chia địa phận đƣợc ấn định nhƣ sau:
Địa phận Vinh bao gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và phần Bố Chính. Nhân sự gồm: Giám mụcchihs Gaithier, Giám mụcphó Masson, 3 thừa sai, 35
linh mục Việt, 69 chủng sinh, 75 Thầy, 290 chú nhỏ, 270 nữ tu, làm việc trong 345 họ (19 xứ) gồm 66350 giáo dân [33, tr. 14-15]
Địa phận Hà nội gồm các tỉnh Thanh hóa, môt phần Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Sơn Tây, Hƣng Hóa và Tuyên Quang. Nhân sự gồm: Giám mục chính Retord, Giám mụcphó Jeantee, 2 thừa sai, 58 linh mục Việt, 207 thầy giảng, 254 chủng sinh, 682 chú nhỉ, 453 nữ tu, coi sóc 831 họ đao (29 xứ) gồm 117870 giáo dân. [33, tr. 14-15]
Ngày 3/12/1924, Tòa Thánh đổi tên các địa phận ở Việt Nam thành giáo phận và đặt tên theo tên hành chính sở tại. Theo đó, địa phận Tây Đàng Ngoài đƣợc đổi thành Giáo phận Hà Nội [phụ lục 1]
Tiểu kết chƣơng 1
Từ những năm tháng đầu tiên có mặt tại Việt Nam, đạo Công giáo dƣới sự nỗ lực của các vị thừa sai dòng tên mà sau này là các linh mục trong hội thừa sai Pari, Công giáo tại Việt Nam không ngừng lớn mạnh. Dù chịu không ít những thử thách nhƣng các vị thừa sai với rất nhiều cố gắng nỗ lực của bản thân đã tìm mọi cách bằng mọi biện pháp giúp xây dựng cho đƣợc một giáo hội ở Việt Nam. Ngƣời có công lớn nhất trong quá trình vận động đƣa đến sự ra đời của hai giáo phận Tông tòa Đàng Trong và giáo phận Tông Tòa Đàng Ngoài vào năm 1659 không ai khác chính là Alexan de Rodle. Để làm mốc lịch sử ấy là cả chặng đƣờng gian nan, phấn đấu không ngừng nghỉ hơn 100 năm của các giáo sĩ Dòng tên. Alexan de Rodle là ngƣời cuối cùng biến những nỗ lực ấy thành thành quả cụ thể, là thành quả đồng thời là nền tảng để hình thành nên các giáo phận sau này. Con đƣờng đi cho đến khi hình thành nên các giáo phận nhƣ bây giờ quả thật không hề dễ dàng chút nào đối với các linh mục và giáo dân Việt Nam đƣơng thời. Ngƣời kế tục sự nghiệp của các giáo sĩ dòng tên và của linh mục Alexan de Rodle chính là các vị linh mục trong hội thừa sai Pari. Lambert de la Motte và Francois Pallu hai vị giám mục đầu tiên phụ trách hai giáo phận Tông tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài, dù không đƣa đến nhiều kết quả nhƣng hai Giám mục bằng tình thƣơng và trách nhiệm vẫn luôn vận động dự ủng hộ và giúp đỡ từ tòa thánh cho giáo hội non trẻ mới đƣợc thành lập ở Việt Nam. Kể từ đây liên tiếp các giáo phận đƣợc ra đời tách từ hai giáo phận Tông Tòa Đàng Trong Và Tông Tòa Đàng Ngoài. Ngày 25/11/1679 Đàng Ngoài đƣợc chia thành Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài lấy sông Hồng làm ranh giới. Ngày 17/3/1846 địa phận Tây Đàng Ngoài đƣợc phân chia thành hai địa phận Vinh và địa phận Hà Nội.
Ngày 3/12/1924, Tòa Thánh đổi tên các địa phận ở Việt Nam thành giáo phận và đặt tên theo tên hành chính sở tại.
Có đƣợc kết quả ấy là sự cố gắng không mệt mọi của các linh mục và giám mục Dòng tên và Hội thừa sai Pari. Nếu các linh mục Dòng tên là ngƣời tạo nền móng cho đạo Công giáo có mặt tại Viêt Nam thì các linh mục trong hội thừa sai Pari là ngƣời đã tạo ra nhƣng điều kiện để đạo Công giáo triển nở ở Việt Nam. Sự ra đời liên tiếp các giáo phận từ hai Tông tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài là minh chứng rõ nhất cho điều đó.