Thủ phủ Giáo phận Tây Đàng Ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 40 - 47)

CHƢƠNG 2 : GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII – XIX

2.1 Tổ chức của Giáo phận Tây Đàng Ngoài thế kỷ XVII I XIX

2.1.3. Thủ phủ Giáo phận Tây Đàng Ngoài

Thủ phủ Vĩnh Trị [ ]

Làng Vĩnh Trị là họ trị sở xứ Vĩnh Trị, nay thuộc Giáo hạt Nam Định, Giáo phận Hà Nội, năm trên địa bàn xã Yên Trị, miền đất cuối phía Nam huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Năm 1705 đạo Công giáo đƣợc truyền vào vùng đất này dƣới đời vua Vĩnh Thịnh nhà Lê. Năm mƣơi năm sau Vĩnh Trị là nơi toàn tòng đạo. Giám mục Bertrando Reydellet, sau khi kế vị Giám mụccố Louis Neez một năm thì dời nhà thờ, trƣờng La Tinh, từ họ Tiêu Viên xứ Đồng Chuối thƣợng thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam về Vĩnh Trị vào năm 1765 đời vua Cảnh Hƣng.

Làng Vĩnh Trị ở chính giữa Địa phận Tây Đàng Ngoài. Địa thế rộng rãi, đƣờng thủy, bộ thông với Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, tiếp giáp tỉnh Ninh Bình, dễ ẩn, dễ chạy lúc bị cấm cách. Cũng vì Vĩnh Trị toàn tòng đạo, và dân cứng cát, mạnh bạo, có lòng mến Đạo, mến các Đấng, và có công chịu khó giúp các Đấng lúc ngặt nghèo, khốn khó. Thủ phủ địa phận Tây Đàng Ngoài từ khi đặt ở Vĩnh Trị đến khi bị phá năm 1858 tồn tại đƣợc 93 năm. Trong năm đời linh mục ở Vĩnh Trị, thì dƣới thời linh mục Jacques Benjanmin Longer – Gia, sự cấm đạo đỡ gắt gao. Linh mục đƣợc yên bề mở mang phát triển. Còn hầu hết cáclinh mục đều gặp phải những bƣớc gian nan khốn khó. Ngay từ linh mục đầu tiên là ngƣời lập Nhà thờ, nhà Tràng, chƣa đƣợc bao lâu đã phải chạy trƣờng. Vì cuối đời vua Cảnh Hƣng, quyền lực rơi vào tay Chúa Đàng Ngoài là Tĩnh Đô Vƣơng, một ông Chúa ghét đạo. vị Chúa này tàn sát đạo với nhiều hình thức, triệt phá nhà thờ, phát lƣu, phân tán các làng có đạo, thích váo má bổn đạo ba chữ: Hoa Lang Đạo.

Đặc biệt là đời hai linh mục: linh mục Du và Đức gặp phải giai đoạn gắt gao đẫm máu nhất. Cả hai đều gặp phải sự truy lùng, vây bắt không khác gì giặc ngụy. Quan thƣợng tỉnh Nam Định và Hà Nội có lần đem tới 1000 quân lùng bắt.

Vĩnh Trị rất đáng với sự tin tƣởng của bề trên. Trải qua từ thế hệ này đến thệ hệ khác, giáo dân đều hiểu rõ sứ mệnh và bổn phận đã ra công ra sức giúp các linh mục và coi công việc của nhà thờ nhƣ chính công việc của mình. Những lần lụt lớn, mọi ngƣời lo cứu tài sản, gia súc, vật dụng và bảo vệ an toàn.

Nhƣng năm phải ôn dịch lây lan, nhiều chủng sinh bị chết, giáo dân đón các thày, các chú về nhà nuôi, săn sóc thuốc men, nhà ít là hai ngƣời, nhiều là mƣời ngƣời hàng tháng trời. có trƣờng hợp tới hai năm nhƣ gia đình ông trùm Đích.

Thời kỳ ngặt nghèo, quan quân thƣờng bất chợt vây ráp. Linh mục đƣợc giáo dân rƣớc về ở ẩn, có những lần ráo riết, giáo dân phải che giấu dƣới hầm hay vách kép trong nhà (dẫu biết rằng việc ấy chịu tội chết). Vĩnh Trị trở nên thành lũy tin cậy, bảo vệ các vị và Nhà thờ. Các quan thƣợng, quan án và Bố chính tỉnh Nam Định gọi Vĩnh Trị là Đại Đô Nhà Đạo.

Những mốc đáng nhớ trong thời gian Vĩnh Trị đƣợc làm Thủ phủ của Giáo phận Tây Đàng Ngoài:

1833 (Minh Mệnh thập tứ niên) Tràng Kẻ Vĩnh phải giải tán 3 năm. Ngày 01/05/1838, quan tổng đốc Nam Định Trịnh Quang Khanh kéo quân về vây làng, Linh mục Mai Năm, ông trùm Đích, ông Lý Mỹ bị bắt và xử trảm ngày 12/08/1838 tại Nam Định.

Năm 1849 (Tự Đức nhị niên) Đại dịch thổ tả, địa phận Tây chết 12 cha, 18 nữ tu và 92025 giáo dân. Tràng Kẻ Vĩnh, tràng Kẻ Non và tràng Hoàng Nguyên chết 6 thày lý đoán và 25 chủng sinh

Tháng 3 năm 1852 (Tự Đức ngũ niên) cố Bonnard Hƣơng làm phúc ở họ Bối Xuyên và xứ Kẻ Báng thì bị bắt. Cố phải giam tại Nam Định. Ngày 1/5 chịu án trảm quyết ở đấy. Thi hài đƣợc Giám mụcLiêu cho táng trong nhà thờ thánh PhêRô tràng Kẻ Vĩnh. Rời thủ phủ Vĩnh Trị tháng 11.1857, linh mục Rotord- Liêu lên Lan Mát, Bút Sơn. Sau một tháng đƣợc bình yên, thì luôn phải chạy trốn vì quan quân Hà Nội và Nam Định săn lùng Ngƣời nhƣ

giặc ngụy. Ngày 27/01/1857, quan án tỉnh Nam Định đem 300 quân khám xét Nhà thờ, linh mục Lê Bảo Tịnh, thầy Lƣơng, lý Hùng, phó lý Chấn bị bắt. Sau hơn một tháng chịu giam giữ ở Nam Định, ba ngƣời bị án phát lƣu. Linh mục Tịnh phải án trảm quyết, xác linh mụcđƣợc táng ở gian thứ ba nhà thờ thánh Phêrô trong nhà tràng Vĩnh Trị. Ngày 02/02/1857, quan đề đốc tỉnh Nam Định kéo 1000 quân, hai voi và ba khẩu thần công vây nã. Nhà thờ Đức Bà ở ngoài làng, nhà thờ Thánh Phê-rô trong nhà tràng và 1/3 Nhà thờ bị triệt hạ.

Đầu tháng 11/1857, linh mục Pierre Andre Retord- Liêu thấy không còn ở Vĩnh Trị đƣợc đành ngậm ngùi từ biệt Vĩnh Trị ra đi hẳn.

Tháng 04/1858, cũng nhƣ nhà tràng Kẻ Non và nhà tràng Hoàng Nguyên, trong 15 ngày, nhà tràng, Nhà thờ Vĩnh Trị phải phá bình địa. Ông Vũ Đình Đán, ông Lý Thi, ông Hoàng Viết Huynh, ông Hoàng Văn Nho và 37 giáo dân bị bắt (4 ông bị xử giảo ngày 14/01/1859 tại Nam Định. Làng Vĩnh Trị phải án phân sáp. Già trẻ, gái trai bị giải đi đến các vùng dân ngoại, kẻ Nam ngƣời Bắc không đƣợc hợp tụ với nhau, nhà cửa, ruộng vƣờn bị tịch thu xung công, cho dân lƣơng đến ở. Xã hiệu Vĩnh Trị bị xóa đi hẳn trong sổ bạ Vƣơng Quốc.

Thủ phủ Kẻ Sở (Sở Kiện)

Kẻ Sở xƣa kia không những là thủ phủ hành chánh về mặt tôn giáo cho toàn Địa Phận Tây Đàng Ngoài, mà còn là một trung tâm văn hóa Công giáo cho cả Đàng Ngoài qua hai sinh hoạt độc đáo: Nhà In và Đại Chủng Viện. Sau khi Kẻ Vĩnh (Vĩnh Trị), nơi đặt trụ sở của Địa phận Tây Đàng Ngoài từ hơn một thế kỷ, bị phá bình địa vào tháng 6.1858, và khi đạo bắt đầu đƣợc tự do (theo Hòa ƣớc tháng 6.1862), Kẻ Sở đã đƣợc chọn làm trung tâm của Địa phận. Khi thừa sai Puginier từ Sàigòn ra Bắc vào đầu những năm 60 của thế kỷ XVIII - XIX và tới Kẻ Sở, thì Giám mụcCharles Hubert Jeantet-Khiêm (giám mục Pentacomie, 1861-1866) đang ở đây. Từ Hòa ƣớc Nhâm Tuất (5.6.1862) tới cuối thời Pháp thuộc (19.8.1945), tính ra Địa phận Tây Đàng

Ngoài và Địa phận Tây Đàng Ngoài – Hà Nội đã trải qua năm đời giám mục: giám mục Jeantet-Khiêm (1861-1866), giám mục Theurel-Chiêu (1866-1868), giám mục Puginier-Phƣớc (1869-1892), giám mục Gendreau-Đông (1892- 1935) và giám mục Chaize-Thịnh (1936-1946). Bốn trong năm giám mục này đã từng ở Kẻ Sở. Giám mục Gendreau, sau khi thụ phong linh mục (1873), đƣợc sai đi truyền giáo ở Việt Nam, đã tới Kẻ Sở và học tiếng Việt ở đây.

Tháng 4.1886, giám mục Puginier đã gặp cụ Sáu Trần Lục, tác giả của quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm nổi tiếng, “linh mục quản xứ nhỏ bé của Phát Diệm tới Kẻ Sở, mang theo một sắc chỉ vàng có triện lớn đỏ chói. Đó là văn bằng của khâm sai cho ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh”. Cụ Sáu tới Kẻ Sở gặp bề trên của mình là giám mục Puginier để thỉnh ý giám mục về việc triều đình giao cho Cụ sứ mạng Khâm sai. Giám mục cho phép Cụ Sáu nhận sứ mạng mà nhà vua tin cậy giao cho, nhƣng chỉ trong thời gian càng ngắn càng tốt. Sau 35 ngày, Cụ Sáu đƣợc khuyên nên từ chức và trở về Phát Diệm. Vị “Khâm sai đã vâng lời”[2]

.

Là trụ sở của địa phận, Kẻ Sở có Đại chủng viện, trƣờng Latinh, trƣờng thầy giảng, sở quản lí nhà in và nhà thờ lớn, nhà dòng Mến Thánh giá, trƣờng học, bệnh viện… Những cơ sở cần thiết để xây dựng nền móng cho một giáo hội tại một xứ truyền giáo.

Ngoài ngôi nhà thờ cổ kính, giáo xứ Sở Kiện còn lƣu giữ đƣợc nhiều di tích xƣa của các vị thừa sai truyền giáo ngoại quốc, những tòa nhà trƣớc đây đƣợc dùng làm chủng viện và tòa giám mục. Đặc biệt, tại giáo xứ Sở Kiện còn lƣu giữ đƣợc rất nhiều di tích, gông cùm,… của các vị Tử Đạo Việt Nam.

Năm 2008 vừa qua, Tổng Giám Mục Giuse đã chính thức tôn nhà thờ giáo xứ Sở Kiện lên hàng Đền Thánh kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Sở Kiện vẫn là một trong các giáo xứ lớn nhất của tổng giáo phận Hà Nội, với khoảng 8000 nhân danh, cƣ ngụ trong 6 xã thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Nằm dọc theo sông Đáy, lại đƣợc bao bọc bởi dãy núi đá vôi, Sở Kiện không những đƣợc chọn làm nơi an toàn nhất để tránh những cuộc bách hại của quân đội triều đình Việt Nam vào thế kỷ 19, mà về sau còn đƣợc chọn làm trung tâm của địa phận Tây Đàng Ngoài trong hơn 60 năm. Và để củng cố cho sự lựa chọn này, ngƣời ta đã cho xây nhiều cơ sở tại đây, nhƣ nhà in Ninh Phú đƣợc xây với công nghệ cao của châu Âu để in hàng trăm đầu sách (đời cũng nhƣ đạo) phục vụ việc truyền giáo từ năm 1868 đến năm 1929.

Năm 1877 linh mục Puginier đã cho khởi công xây một nhà thờ chính tòa theo kiểu Gô-tíc (dài 67.2m, rộng 31.2m, cao 23.2m). Nhà thờ này đƣợc đánh giá là huy hoàng nhất tại Đông Dƣơng lúc ấy, và đƣợc tiếp tục là nhà thờ chính tòa cho tới năm 1924, khi tòa giám mục đƣợc dời về Hà Nội.

Năm 1897, trƣờng lý đoán đƣợc sửa chữa và kiến thiết từ một ngôi nhà mái tranh vách đất thành một đại chủng viện bề thế cho toàn Giáo phận Tây Đàng Ngoài, thay thế cho chủng viện Vĩnh Trị đã bị phá hủy năm 1858.Ngoài ra, còn có nhiều điểm đáng lƣu ý hơn về Sở Kiện nhƣ:

Năm 1912, Công Đồng Bắc Kỳ lần hai đƣợc tổ chức tại Sở Kiện, với sự tham dự của nhiều giám mục và linh mục thừa sai. Sở Kiện cũng đƣợc vinh dự làm chiếc nôi nuôi nấng hai thánh từ đạo (linh mục Phê-rô Trƣơng Văn Thi và thầy giảng Phê-rô Trƣơng Văn Đƣờng) và làm nơi cất giữ nhiều di tích thánh. Nhờ sự điều tra và sƣu tầm vừa vất vả vừa khôn khéo của Giám mụcGendreau trong vòng 10 năm (1873-1883), ngƣời ta đã lập đƣợc một hồ sơ có giá trị để 27 vị tử đạo đƣợc phong chân phƣớc, trong đó có hai cƣ dân địa phƣơng đã nhắc tới ở trên.

Ngày 17 tháng 12 năm 2008, nhà thờ Sở Kiện đã đƣợc Tổng giám mục Giu-se Ngô Quang Kiệt nâng lên thành đền thờ các thánh tử đạo thuộc tổng giáo phận Hà Nội. Một nhà truyền thống cũng đang đƣợc xây dựng để cất giữ và trƣng bày các thánh tích của các vị tử đạo. Tất cả cơ sở này, cùng với một nhà tĩnh tâm, sẽ làm thành Trung Tâm Hành Hƣơng Sở Kiện.

Nhà thờ Kẻ Sở

Nhà thờ Kẻ Sở là Nhà Thờ Chính Tòa của địa phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) mang tƣớc hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm. Khởi công xây dựng vào ngày 25 tháng 10 năm 1877 và khánh thành vào tháng 1 năm 1883, dƣới sự chỉ đạo của Giám mụcPuginier Phƣớc (1835 - 1892).

Với kích thƣớc dài 67m20, rộng 31m20, cao 23m20, nhà thờ có 5 lòng, gồm 9 gian, 4 hàng cột, trần hình cung nhìn cao vút theo kiến trúc Gô-tích. Giống nhƣ hầu hết các kiến trúc nhà thờ ở tây phƣơng, nhà thờ này cũng có các ô cửa kính màu vẽ các thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh. Bàn thờ sơn son thiếp vàng. Vách quanh bàn thờ trang trí bằng gỗ chạm rất tỉ mỉ.

Nhà thờ đƣợc xây trên một cái đầm, bên dƣới có một nền bằng các phiến gỗ lim. Do nhà thờ quá nặng nên theo dòng thời gian đã lún dần và lún đều, nay trông nhƣ thấp hơn các nhà xung quanh khoảng 1m. Khuôn viên xung quanh nhà thờ rộng khoảng chín hecta. Ngọn tháp cao 27m, treo bốn quả chuông. Quả lớn nhất nặng 2.461kg, quả nhỏ nhất là 318kg. Vào ngày lễ, ngƣời ta phải huy động đến cả chục thanh niên trai tráng đến kéo bốn quả chuông này. Quả chuông lớn đƣợc ngƣời dân ở đây gọi là chuông "Bồng" (phiên âm từ tiếng Pháp: Bourdon).

Nhà thờ Kẻ Sở nằm cách thị trấn Phủ Lý – tỉnh Hà Nam khoảng 5 km và cách Hà Nội khoảng 65 Km về phía Nam. Mặt tiến nhà thờ có đồng hồ với tiếng chuông điểm giờ, khi chuông vang lên cả thị trấn đều nghe rõ. Trên cung thánh có mộ các Linh mục: Retord Liêu (1803 - 1858), Theurel Chiêu (1829-1868), Puginier Phƣớc (1835 - 1892) và Gendreau Đông (1850 -1935).

Là một trung tâm văn hóa Công giáo cho cả Đàng Ngoài qua hai sinh hoạt độc đáo: Nhà In và Đại Chủng Viện.

Nhà In

Để phục vụ cho việc truyền giáo, các đấng Bề Trên từ khi chọn Kẻ Sở làm nơi đặt Tòa Giám Mục cho Địa phận Tây Đàng Ngoài đã nghĩ ngay đến

việc phải mở một Nhà In. Nhà in này do Giám mụcPuginier Phƣớc, một ngƣời có kinh nghiệm về việc ấn loát, lập nên vào năm 1868, thời điểm linh mục đƣợc đặt làm giám mục phó cho Giám mụcTheurel Chiêu (1829-1868).

Theo lƣợc tính, Nhà In Kẻ Sở từ khi đƣợc thành lập đã xuất bản trên 100 đầu sách thuộc đủ loại: học tiếng Pháp, học tiếng La-tinh, triết học, thần học, giáo sử, sách kinh, phụng vụ, Kinh Thánh...Ngoài ra Nhà In còn xuất bản các loại sách giáo khoa dùng cho các trƣờng học liên quan đến các bộ môn nhƣ: vật lý học, văn chƣơng, văn phạm, toán học, địa lý.

Từ khi có Nhà In, Tòa Giám Mục Kẻ Sở đã không chỉ sử dụng phƣơng tiện này để truyền bá Tin mừng mà còn để phổ biến kho tàng văn hóa và văn minh nhân loại cho dân tộc Việt Nam.

Đại Chủng Viện

Vào năm 1897, Tràng lý đoán Kẻ Sở chính thức đƣợc thiết lập để giúp vào việc đào tạo các linh mục cho Địa phận Tây Đàng Ngoài cho đến lúc chuyển lên Hà Nội vào năm 1934. Theo sử liệu thì vào ngày 31 tháng 3 năm 1935, vẫn còn lễ truyền chức cho 6 linh mục, 1 thầy phó tế, 7 phụ phó tế, 20 chức nhỏ và 4 chức cắt tóc. Sau 40 năm hoạt động, Đại chủng viện đã làm tròn nhiệm vụ cao cả là đào tạo biết bao linh mục và giám mục cho Địa phận Tây Đàng Ngoài nói riêng và cho Giáo Hội tại Việt Nam nói chung.

Vào những năm 1934 - 1936, Nhà Thờ Chính Tòa đƣợc chuyển lên Hà Nội, nên nhà thờ Sở Kiện không còn là Nhà Thờ Chính Tòa và sau đó chỉ còn là nhà thờ của giáo xứ Sở Kiện. Đại Chủng Viện và Tòa Giám Mục cũng dời về Hà Nội. Sở Kiện không còn đóng vai trò trung tâm của Tổng Giáo Phận Hà Nội nữa, quần thể Sở Kiện không có ai coi sóc thƣờng xuyên nên xuống cấp theo dòng thời gian.

Sau này, Nhà thờ Sở Kiện đã đƣợc Tổng Giáo Phận cho trùng tu lần đầu vào năm 1990. Vào năm 2008, Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt chỉ định Sở Kiện là Trung tâm Hành hƣơng các Thánh Tử Đạo của Tổng Giáo

Phận Hà Nội và đệ trình văn thƣ xin Thánh Bộ Phụng Tự nâng nhà thờ này lên tiểu Vƣơng Cung Thánh Đƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)