Các hoạt động xã hội nhằm cải thiện đời sống và góp phần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 98 - 102)

CHƢƠNG 2 : GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII – XIX

3.2. Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ xã hội thế kỷ

3.2.2 Các hoạt động xã hội nhằm cải thiện đời sống và góp phần

nâng cao dân trí

Về nhà Trƣờng.

Ban đầu các Giám mục chỉ nghĩ tới việc đào tạo ngƣời làm cho giáo hội mà thôi. Lớp đầu tiên đƣợc gửi đi Thái Lan để hoc chứ tại chỗ chƣa có chủng viện. Các thày giảng từ đời các giao sĩ Dòng Tên để lại, cũng chƣa đƣợc học nhiều, ngƣời nào có vốn chữ Hán, Nôm thì là ngƣời có trình độ, nhƣng nếu còn phải học tiếng Latinh vào tuổi hơi cao một chút thì rất khó khăn. Ở thời Giám mụcRetord, đã có 8 chủng viện, chia ra nhiều nơi để dễ bề trốn tránh trong thơi bắt bớ, trong số đó có Kẻ Non, Kẻ vĩnh, Hoàng Nguyên, Bái Vàng…Đã có thời kỳ Kẻ Vĩnh có tiểu chủng viện, Kẻ Non có Đại Chủng viện, Kẻ Sở sau này có Đại chủng viện và trƣờng thày giảng. Còn Hoàng Nguyên là tiểu chủng viện hay trƣờng Latinh, vì chủ yếu dạy tiếng Latinh. Bái Vàng và Chằm Hạ ở gần Hoàng NGuyên nên đõ có thời di chuyển tạm về hai nơi đó.

Đó là việc mở trƣờng huấn luyện các linh mục tƣơng lai. Còn về trƣờng cho quảng đại quần chúng thì thực ra từ khi ngƣời Pháp xâm lƣợc và đô hộ xứ này, cùng với chính sách của nhà nƣớc phong kiến, địa phận mới bắt đầu mở trƣờng dạy học, đào tạo nhằm nâng cao dân trí và giáo dục đạo đức cho lớp trẻ. Phải kế đến hội Nho Môn do linh mục Jeantet Khiêm lập ra. Hội lập ra cho học trò nho cũng những ngƣời có hiểu biết không kể là ngƣời có đạo hay không đều có thể vào Nho Môn Hội đƣợc. Họ nhập hội để học chữ Nho, chữ Nôm, hội có 40 học trò.

Ban đầu linh mục Puginier mới mở trƣờng dạy học tiếng Pháp. Lớp đầu tiên này có thể cung cấp một số ngƣời làm việc cho triều đình, từ năm 1883 – 1886. Không những ở Hà Nội mà cả ở mấy tỉnh lị nhƣ Sơn Tây, Nam Định, Ninh Bình, Hƣng Hóa cũng có các lớp nhƣ thế. Có khoảng 200 học viên, trong số đó có ông Tƣờng – sau này làm tổng đốc Hải Dƣơng – và ông Lũy làm lục sự toàn án Hà Nội.

Nhƣng công trình mở trƣờng học phải nhắc đến Giám mụcDendreau. Năm 1893 linh mục mời các sƣ huynh tới Hà Nội và năm 1894 đã mở trƣờng Puginier. Năm 1895 đã có trƣờng ngoại trú, nội trú cho thanh thiếu nữ. Trƣờng Sainte Marie do các nữa tu Sanit paul de Chartres điều khiển.

Vào năm 1938 có thêm trƣờng Dòng Đức Bà hay các nữ tu chim trắng sử dụng nhà Lacordaire làm trƣờng trung học cho các thiếu nữ. Nhà này ở về phía nhà bia, ngày nay là bênh viện Nhi Đồng. Một nhà nội trú cho thanh thiếu nữ học sinh trung học cũng đƣợc mở, nay là Bảo Tàng Mĩ Thuật.

Các giáo sĩ dòng Đa Minh ngƣời Pháp thuộc tỉnh Lyon cũng có mặt ở Hà Nội và xin xây cất tu viện ở nhà thờ Cắt - tút, gần Ngọc Hà, các linh mụccũng đóng góp vào việc dạy học và mở trƣờng: Trƣờng trung học tƣ thục Công giáo đầu tiên đƣợc mở ở Hà Nội do ông Kỹ và linh mụcCras (VỌng).

Bên cạnh đó ở các giáo xứ khắp địa phận ở Hà Nội nhƣ xứ Nhà thờ chính tòa, Hàm Long, Cửa Bắc, đâu đâu cũng mở trƣờng tiểu học, cạnh nhà thờ, cạnh nhà xứ. Những trƣờng tiểu học này hoàn toàn miễn phí: các thầy giảng, các chủng sinh đi thực tập đã đƣợc bổ nhiệm làm việc này, thêm vào đó còn có các nữ tu Dòng Mến Thánh giá.

Theo bản thống kê năm 1937- 1938 thì số học sinh tiểu học trong địa phận chƣa đƣợc 10.000. Học sinh THPT 1.240 và Trung học 90. Nhƣ vậy con số còn rất khiêm tốn. Thế nhƣng so với những con số của cả nuwóc lúc này, có lẽ cũng không thua kém.

Nhà in:

Cũng giống nhƣ trƣờng học ban đầu nhà in nhằm phục vụ việc in ấn những tài liệu phục vụ cho công cuộc đào tạo linh mục, các Thầy giảng và in ấn sách kinh Công giáo. Có thể kể đến những nhà in sau: nhà in Kẻ Vĩnh, năm 1902 có nhà in Kẻ Sở với hai kĩ thuật in: in chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Nhà in kẻ sở có một vị trí quan trọng trong việc truyền bá không những sách kinh Công giáo mà cả những sách học, thuộc khoa học phổ

thông. Có thể kể ra một số cuốn sách khoa học phổ thông đƣợc in tại nhà in Kẻ sở thời điểm này:

1. Động Vật

2. Nhân loại thân thể 3. Về trọng lực học

4. Khí nam châm và điện khí 5. Địa cầu vạn vật luận, I thực vật. …

Đứng đầu nhà in thƣờng là các giáo sĩ ngƣời Âu. Ngừoi coi nhà in gần nửa thế kỷ đƣợc nhắc đến nhiều là Godard.

Về nhà thƣơng:

Về nhà thƣơng, thì chƣa thể tổ chức đƣợc trong thời kì cấm cách tù đầy. Ngƣời ta chú trọng trƣớc hết đến viêc rửa tội cho những trẻ em và ngƣời lớn hấp hối để cứu lấy linh hồn khi không còn cứu đƣợc thân xác. Giáo dân, thày giảng, nữ tu Dòng Mến Thánh Giá bán thuốc dân tộc thƣờng đƣợc huấn luyện để làm việc này theo đúng giáo luật. Ở Rôma đã thành lập Hội thánh nhi để khuyến khích công việc nhất là ở các nƣớc nghèo đói, trong những năm lụt lội, đói kém, dịch tế, không những ở nƣớc ta mà nhất là ở Trung Quốc, Cao Li là những nuốc còn ở trong tình trạng kém mở mang và đói kém. Cho nên ngay từ năm 1864 Giám mụcPuginner đã nghĩ ngay tới việc lập cô nhi viện con số bắt đâu sáu chục em. Năm 1865 có nạn dịch tả và tiếp theo là đói kém, việc làm lại càng khẩn cấp. Phải nói ngay rằng trong chế độ vua quan thời đó, ngƣời ta chƣa có tổ chức bệnh viện, con hi viện hay dƣỡng lão hay chứa chấp ngƣời gia nua tàn tật. Vào cuối năm 1865 Giám mụcnhận đƣợc từ Tòa Thánh 200 thỏi bạc để giúp vào nhà Cô nhi này. Mỗi tháng ngƣời ta đƣa tới có khi 140, 160 cho tới 180 trẻ em. Không cứu đƣợc xác thì cứu linh hồn. Quí của viện này lên tới 60 nghìn quan Pháo và số trẻ em lên tới 1.200.

Từ năm 1880 đã nói tới một trại cùi ở Khuyến lƣơng, sàu này đƣa lên Bắc Ninh. Cả trại cùi cả nhà cô nhi đều đƣợc trao cho các nữa tu Saint Paul de Chartres. Dòng này từ Pháp qua và bắt đầu nhận tập sinh ngƣời Việt.

Tháng 1 năm 1884. Giám mục Puginier đƣợc phép của Đô đốc Courbet, lập nhà thƣơng hủi, đƣợc trợ cấp mỗi tháng 58 đồng bạc Đông Dƣơng và 58 Piculs gạo (bằng 60kg 400) – Trại này cũng đƣợc tổng đốc Hà Nội Nguyễn Đặng Giai giúp thêm 500 quan tiền (400 francs Pháp). Mô hình nhà thƣơng còn đƣợc thành lập ở nhiểu giáo phận trong cả nƣớc, những ngƣời phục vụ, chăm sóc các bệnh nhân trong các trại này là các nữ tu.

Song song với việc chăm sóc những ngƣời bị bệnh hiểm nghèo. Nhà thờ Công giáo còn quan tâm tới việc áp dụng thành tựu và kiến thức ý học phƣơng Tây để cứu giúp dân chúng. Lần đầu tiên vắc xin ngừa bệnh đậu mùa đƣợc Giám Mục Retord đem chúng cho dân ở Hoàng Nguyên. Và trong công cuộc từ thiện này, các nữ tu dòng Mến Thánh giá có những đóng góp tích cực nhất.

Nhà thƣơng Vĩnh Trị. Ở miền Bắc Việt Nam cũng nhƣ ở khăp Á Đông, những ngƣời mắc bệnh phong không phải là ít, để săn sóc những ngƣời ấy, Giám mục Retord lập một nhà thƣơng tại Vĩnh Trị. Bênh viện này gồm có 20 nhà lợp tranh. Những ngƣời phong ở đây đƣợc hoàn toàn cấp dƣỡng về ăn, mặc. Giám mục tiếp nhận điều trị những ngƣời Công giáo cũng nhƣ những ngƣời không Công giáo. Linh mục dựng giữa trại một ngôi nhà thờ, mỗi chúa nhật có một linh mục đến làm lễ. Phần đông những bệnh nhân đã tự ý xin theo đạo vì họ muốn ở đời sống một cuộc đời bằng an sau lúc chết đƣợc hạnh phúc vĩnh viễn. Để đƣợc giúp đỡ nhiều ngƣời và có thêm kinh phí cho bệnh viện Giám mục đã nhờ đến sự giúp đỡ của Kinh lƣợc Nguyễn Đăng Giai là ngƣời phụ trách Bắc Việt lúc bấy giờ để xin đƣợc giúp đỡ trong công việc từ thiện này. Nguyễn Đăng Giai vận động theo ý Giám mục Retord và vua Tự Đức đã ủng hộ nhà thƣơng Vĩnh Trị với số tiền trị giá bằng 2500 phật lăng mỗi năm.

Năm 1896 thời Giám mụcGendreau, vừa mở trƣờng học, vừa mở nhà dƣỡng lão và bệnh viện. Năm 1897 còn có một trại cùi ở Thanh Hóa. Năm 1903 ở Kẻ Sở có bệnh viện miễn phí. Năm 1907 trong bản phúc trình hàng năm đã kê khai bốn bệnh viện: Kẻ Sở, Kẻ Vĩnh, Nam Định và Hà Nội. Hai cơ sở trên nằm ở hai nơi trƣớc đây là thủ phủ của địa phận, còn hai cơ sở sau thuộc hai đô thị bắt dầu đƣợc mở mang về mọi mặt mọi ngành văn hóa cũng nhƣ xã hội.

Năm 1911 có nói tới nhà dƣỡng lão, nghĩa là dành cho những ngƣời bệnh không thể chữa đƣợc nữa, ngƣời già nua, tàn tật.

Một nhân vật tiêu biểu đã tận tâm làm các việc xã hội bác ái này từ những năm thành lập nhà thƣơng, nhà cô nhi, nhà dƣỡng lão, nhà cùi. Đó là sơ Antoine. Năm 1920, sơ đƣợc huân chƣơng danh dự của chính phủ Pháp. Tính đến năm 1938 thì trong toàn địa phận Hà Nội có 9 nhà trẻ, 4 cô nhi viện, 4 bệnh viện, 2 nhà dƣỡng lão, số trẻ nhận là 4.998, số cô nhi là 106, số bệnh nhân đƣợc điều trị là 2.090 và số ngƣời « dƣỡng lão » là 900.

Làm đƣợc việc này thực ra một phần nhờ vào các nữ tu ngƣời Châu Âu nhƣng cũng có nhiều nữ tu ngƣời Việt đƣợc đào tạo và cùng cộng tác làm những công việc này, việc mà không bao giờ các nữ tu từ chối, ở bất cứ thời đại nào, chính thể nào.

Ngoài nhà thƣơng, Giám mục Retord còn lập Hàn Lâm Viện [25, tr. 230]. Mục đích trao đổi ý kiến giữa các nhà văn. Giám mục phó Jeanet đƣợc bầu làm giám đốc trƣờng đại học kiểu mới này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)