Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ với vấn đề ngh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 94 - 98)

CHƢƠNG 2 : GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII – XIX

3.2. Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ xã hội thế kỷ

3.2.1 Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ với vấn đề ngh

lễ truyền thống của người Việt và với tôn giáo bạn

Với tôn giáo bạn

Một sự việc để chứng minh đạo Công giáo và giáo dân Giáo phận Tây Đàng Ngoài sống hòa nhập và không phân biệt các tôn giáo bạn. Vào lúc 21 giờ ngày 12 tháng 5 năm 1883 khi quân cờ đen tấn công vào khu nhà thờ Hà Nội. Nhƣng do nhà thờ có sự chuẩn bị trƣớc và giáo dân đã chống trả quyết liệt nên quân cờ đen phải rút lui.

Đêm 15 rạng ngày 16 tháng 5 năm 1883 bốn ngàn quân cờ đen quay lại tấn công vào khu nhà của Hội Truyền Giáo. Chúng vào đƣợc trong nhà, đập phá nội thất và trƣớc khi rút lui chúng đã đốt nhà thờ tạm bằng gỗ và mang đi bức.

Trong đợt quân cờ đen tấn công khu nhà thờ lần thứ hai (16 tháng 5 năm 1883), sƣ cụ chùa Bà Đá (ở phố Nhà Thờ hiện nay) đã che dấu các linh mục Landais (linh mục Lan) - linh mục Rival (linh mục Mỹ) – linh mục Bertrand (linh mục Phúc) và nhiều ngƣời khác nên nhà thờ rất nhớ ơn chùa Bà Đá và từ đó hai bên có sự giao hảo tốt và bền vững.

Vấn đề thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt.

Thờ cúng tổ tiên là một tín ngƣỡng lâu đời của ngƣời Việt Nam, tục thờ cúng tổ tiên đã thực sự ăn sâu trong đời sống xã hội và tâm thức dân tộc Việt Nam. Trong mọi gia đình ngƣời Việt Nam từ lâu tín ngƣỡng này đã trở thành

đạo lý “uống nƣớc nhớ nguồn” trên nền của “đạo hiếu”. Từ tổ tiên với tƣ cách huyết thống gia tộc đến cả dân tộc; dân cả nƣớc thờ các vua Hùng, kính hiếu mẹ Âu Cơ, các anh hùng dân tộc… Còn ân nghĩa với cha mẹ thực bất tận, bất diệt, công cha nhƣ trời, nghĩa mẹ nhƣ biển. Đạo thờ cúng tổ tiên đó của dân tộc Việt Nam đã thực sự là một nét đẹp văn hoá của những con ngƣời thiên về “trọng tình” hơn “trọng lý”. Thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam ngày càng đƣợc củng cố, mở rộng thêm khi mà các nền văn hoá Đông, Tây du nhập vào. Với sự giao thoa các yếu tố văn hoá từ bên ngoài, có những quan điểm khác nhau về thờ cúng tổ tiên ở những giai đoạn lịch sử, ở những luồng tƣ tƣởng khác nhau nhƣ tƣ tƣởng của Nho giáo, tƣ tƣởng của Phật giáo, Công giáo. Ngƣời Việt xƣa nay sống trong môi trƣờng làng – làng huyết tộc – là một cơ cấu tổ chức lâu đời và đặc thù của cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc. “Văn hoá Việt Nam xét về bản chất là một nền văn hoá xóm làng”. Làng Việt Nam từ lâu đã là nơi sinh ra và bảo lƣu văn hoá làng – văn hoá dân tộc. Cho đến nay, văn hoá làng vẫn tồn tại với sự ngƣng kết đậm đặc trong lối sống, phong tục tập quán, tín ngƣỡng, văn hoá dân gian… Làng Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc gắn kết những con ngƣời với nhau một cách chặt chẽ, bền bỉ và lâu dài trong quá trình hình thành và phát triển. Làng đƣợc xây dựng trên nền móng của quan hệ huyết thống, đƣợc mở rộng thêm ra nhiều dòng họ. Làng cũng lớn dần trong sự phát triển của từng dòng họ. Và, thờ cúng tổ tiên đóng một vai trò không nhỏ trong việc duy trì môi trƣờng gia tộc và môi trƣờng làng. Thờ cúng ông bà tổ tiên đã trở thành bức tƣờng ngăn cách Công giáo và lƣơng dân, hai bên không thể hiểu đƣợc nhau. Với tất cả những điều ấy âu cũng dễ để chúng ta hiểu vì sao dù rất biết ơn ngƣời Công giáo đã một phần giúp đỡ Nguyễn Ánh lấy lại ngai vàng nhƣng ông vẫn không thể theo đạo vì đạo này cấm lạy tổ tiên.

Chúng ta cần hiểu cho tƣờng tận về nghi lễ thờ cúng ông bà tổ tiên của ngƣời Việt. Chữ thờ ở đây không hiểu chặt chẽ nhƣ nghĩa thần học Công giáo

thế kỉ XVIII, XIX mà phải hiểu theo văn mạch tập tục phong hóa phƣơng Đông. Các giám mục giám quản địa phận và giáo hội Công giáo Việt Nam lúc bấy giờ hiểu rõ đƣợc vấn đề này nên đã gửi những đơn thỉnh cầu về tòa thánh xét lại việc thời kính tổ tiên. Điều đó cho thấy giáo dân và linh mục đã có những suy nghĩ đúng đắn và mạnh bạo. Dƣới đây là đơn thỉnh cẩu:

“Con mọn nƣớc Annam chúng tôi là…lạy cụ trăm lạy, vậy cả lòng xin Cụ khi đã đến trƣớc mặt Tòa Thánh, xin kêu van cho con mọn chúng tôi một sự này là sự lạy và thói nƣớc chúng tôi trọng sự lạy này, là dù lạy đấng nào mặc lòng, từ vua chúa cho đến thứ dân, hay là kẻ chết cũng một cách ấy nhƣ nhau chẳng khắc gì sốt, mà quan truyền lạy vua chúa, con cái lạy linh mụcmẹ, đầy tớ lạy thầy mình, tôi tớ lạy chúa nhà, cũng là một cách ấy.

Mà chúa chẳng những lạy người khi có mặt, dù mà khi chẳng những lạy người khi có mặt, dù mà khi chẳng có mặt người mà sắc lệnh người đến nơi nào thì quan viên làng ấy sắm sửa mũ áo chỉnh bị mà lậy sắc lệnh ấy, vì có tên cua chúa đấy, vì người đã ban ơn cho mình, cùng khi thị quan nào ban ơn cho dân mình, cái thì dân cũng lạy vì là quan nào ban ơn cho dân mình, cái thì dân cũng lạy vì là quan kẻ có phép cai mình, ấy là sắc lệnh vua chú cùng thị quan cai về sự phần thế gian, người ta con vâng, kính lạy làm vậy, phương chi là sắc Đức Thánh Phapha là đấng cai trị khắp thế gian thay quyền Đức chúa Giê su mà ban cho mọi ơn lành, ơn trọng về phần linh hồn, thì biết là ơn rất trọng cùng đáng kính lạy là dường nào mà kể cho xiết. Ôi! Lề luật tự nhiên trong lòng người ta đã quen rằng: Ai làm ơn cho mình hơn thì phải trả ơn hơn thì mới đáng kể là kẻ biết ơn nghĩa công; mà chính Đức thánh Phapha là đấng ban ơn hơn thì phải trả ơn thì mới phải, mới ra kẻ biết ơn biết nghĩa, dù mà chẳng được xem thấy mặt Đức thánh Phapha mặc lòng, thì cũng được kính lạy…Xin cụ kêu cho bổn đạo nước Annam chúng tôi cùng, kẻo thiệt về phần linh hồn, chẳng được xưng tội chịu lễ vì những nơi trọn sự đạo thì dễ, khốn những làng nào có ít bổn đạo, còn kẻ không đạo

thì nhiều, cho nên kẻ có đạo giữ chẳng được. Hoặc là cụ động đạt đến Tòa Thánh trong việc lạy xác này. Vậy xin Tòa thánh phán dạy lại thể nào cho bổn đạo được vâng, vì việc cấm lạy xác này thì nhất là kẻ chẳng có đạo chê trách rằng: thật đạo bỏ linh mụcmẹ, thật một lòng cũng bỏ chớ thì thảo kính đí gì, thì ta khó thưa lắm. Thứ 2: là kẻ có đạo nhưng mà chẳng được ngoan thì càng khó nói hơn. Thứ 3: là kẻ giữ đạo ngoan cũng càng khó ở cùng kẻ chẳng có đạo lắm, vì trong họ lại kiện cáo mình làm khốn cho mình, cho nên khó giữ đạo lắm, xin cụ lo liệu thể nào cho con chiên nước Annam được trông”. [44, tr. 310-311]

Nhƣ vậy chúng ta thấy tác giả của bức thƣ đã cố chứng minh việc lạy này thuộc về nghi lễ xã giao, phép tắc dân sự chứ không thuộc tôn giáo.

Về phần giáo lý Công giáo không hề cấm không cho thờ phƣợng ông bà tổ tiên. Trong mƣời điều răn đức Chúa trời thì điều răn thứ tƣ là “thảo kính cha mẹ”. Không những răn dạy ngƣời Công giáo phải thảo kính cha mẹ mình, mà hàng năm ngƣời Công giáo dành riêng một tháng 11 để nhớ cầu nguyện cho những ngƣời đã khuất. Nhƣ vậy chúng ta không thể nói ngƣời Công giáo không thờ cũng ông bà tổ tiên đƣợc. Vấn đề ở đây nằm ở hình thức thờ cúng mà thôi.

Chúng ta thấy rõ nét hơn nữa việc ngƣời Công giáo thành kính với ngƣời quá cố qua nghi lễ an táng. Trong suốt thế kỷ XVIII - XIX dù giáo hội và Địa phận Tây Đàng Ngoài chịu bao sóng gió vì bắt bớ, nhƣng các Giám mục, linh mục và các cộng tác viên vẫn luôn cố gắng nỗ lực để lo làm lễ an táng cho những ngƣời đã qua đời. Chúng ta có thể thấy qua những con số thống kê sau:

Dƣới thời vua Gia Long từ 1806 - 1817 tổng số ngƣời đƣợc chịu xức dầu (chỉ làm cho những ngƣời sắp qua đời) là 18,626 ngƣời. Dƣới thời vua Minh Mạng từ năm 1832 – 1840 là 10.210 [5]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)