Tổ chức nhân sự của Giáo phận Tây Đàng Ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 37 - 40)

CHƢƠNG 2 : GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII – XIX

2.1 Tổ chức của Giáo phận Tây Đàng Ngoài thế kỷ XVII I XIX

2.1.2. Tổ chức nhân sự của Giáo phận Tây Đàng Ngoài

- Tổng giám mục:

Tổng Giám Mục (Archbishops) cũng là Giám mục đƣợc bổ nhiệm đứng đầu một Giáo Tỉnh hay Tổng Giáo Phận (Archdiocese). Linh mục cũng là Giám mục chính tòa ( Ordinary) của Giáo Phận mình nhƣ các Giám mục Giáo Phận khác. Việt Nam có 3 Tổng Giáo Phận là Hà Nội, Huế và Saigon. Tổng Giáo Phận hay Giáo Tỉnh ( Ecclesial Province) gồm có một số giáo phận trực thuộc, gọi là các Địa phận hạt ( Suffragan Dioceses). Nhƣng Tổng Giáo mục không có quyền nào trên các Giám mục trong Giáo Tỉnh của mình, mà chỉ có trách nhiệm ” canh chừng để đức tin và kỷ luật Giáo Hội đƣợc tuân hành chu đáo, và thông báo cho Giáo hoàng về những sai trái hay lạm dụng nếu có,”. Ngoài ra, Tổng Giám Mục có thể bổ nhiệm giám quản cho một giáo phận thuộc Giáo Tỉnh của mình đang trống tòa, vì giám mục chính tòa qua đời mà chƣa có ngƣời lên thay. ( x.giáo luật số 436 &1,2). Sau nữa, Tổng Giám Mục đƣợc phép cử hành nghi lễ đại trào ( Pontifical Mass)

với mũ ( mitre) gậy ( crosier) và dây Pallium trong các Thánh đƣờng ở các giáo phận thuộc Giáo tỉnh của mình. Nhƣng khi ra ngoài giáo tỉnh, thì Tổng Giám Mục không đƣợc cử hành lễ đại trào với mũ, gậy và đeo dây Pallium ở địa phận khác.

Từ khi thành lập Giáo phận Tây Đàng Ngoài đến nay giáo phận Hà Nội đã trải qua các đời tổng giám mục và giám quản tông tòa sau phụ trách giáo phận sau:

1. Giám mục François Pallu (1659-1679)

2. Giám mụcJacques de Bourges (1679-1714)

3. Giám mục Edmé Belot (1714-1717)

4. Giám mục François Gabriel Guisain (1718-1723)

5. Giám mục Louis Neez (1723-1764)

6. Giám mục Bertrand Reydellet (1764-1780)

7. Giám mục Jean Davoust (1780-1789)

8. Giám mục Jacques Benjamin Longer Gia (1789-1831)

9. Giám mục Jean Marie Havard Du (1831-1838)

10. Giám mục Dumaulin Borie Cao (1838)

11. Giám mục Pierre André Retord Liêu (1838-1858) 12. Giám mục Charles Hubert Jeantet Khiêm (1858-1866)

13. Giám mục Joseph Simon Theurel Chiêu (1866-1868)

14. Giám mục Paul Puginier Phƣớc (1868-1892)

15. Giám mục Pierre Marie Gendreau Đông (1892-1935)

16. Giám mục François Chaize Thịnh (1935-1949)

17. ĐHY TGM Giuse Maria Trịnh Nhƣ Khuê (1950-1978)

18. ĐHY TGM Giuse Maria Trịnh Văn Căn (1978-1990)

19. ĐHY TGM Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng (1990-2003)

- Giám mục phụ tá

Giám mục Phụ tá (Auxiliary bishop) là Giám mục đƣợc bổ nhiệm để phụ giúp Giám mục chính tòa trong việc điều hành giáo phận. Giám mục phụ tá không có quyền kế vị khi giám mục giáo phận từ chức hay qua đời. (giáo luật số 375-410)

Các Giám mục phó hoặc phụ tá bao gồm

1. Giám mục Louis-Marie-Henri-Joseph Bigolet

2. Giám mục Jean-Pierre-Alexandre Marcou

3. Giám mục Jean-Denis Gauthier

4. Giám mục Jean-François Ollivier

5. Giám mục Jean-Jacques Guérard

6. Giám mục Charles La Mothe

7. Giám mục Edmond Bennetat

8. Giám mục Louis-Marie Deveaux

9. Giám mục Edme Bélot

10. Giám mục Phụ tá Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang (1981-1990)

11. Giám mục Phụ tá Phaolô Lê Đắc Trọng (1994-2006)

12. Giám mục Phụ tá Lôrenxô Chu Văn Minh (2008-)

- Giám quản tông tòa giáo phận

Giám quản Tông Tòa (Latin: Administratio Apostolica) là một chức vụ trong giáo hội Công giáo Rôma do giáo hoàng bổ nhiệm để quản trị một địa chính của giáo hội tƣơng đƣơng giáo phận. Theo Giáo luật Công giáo, chức giám quản Tông Tòa tƣơng đƣơng chức Giám mục chính tòa giáo phận, nghĩa là họ có cùng một thẩm quyền nhƣ một Giám mục chính tòa giáo phận. Tuy nhiên, giám quản Tông Tòa chỉ phục vụ trong vai trò của mình cho đến khi giáo phận này có một Giám mục chính tòa mới. Ngoài ra, giám quản Tông Tòa cũng bị hạn chế thực thi một số việc ảnh hƣởng lớn đến giáo phận nhƣ: bán, nhƣợng tài sản…[phụ lục 3]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)