Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ với triều đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 64 - 82)

CHƢƠNG 2 : GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII – XIX

3.1. Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ

3.1.1 Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ với triều đình

phong kiến Việt Nam trước năm 1802

Hiệp ƣớc Versailles ngày 28 – 11 – 1787

Cầu viện là điều mà chúng ta thƣờng thấy trong các cuộc chiến tranh, nó không sai nếu nhƣ việc làm đó không làm ảnh hƣởng đến quyền lợi, lợi ích của quốc gia dân tộc, nếu việc đó không phải đánh đổi một điều gì đó lớn lao, nếu nó không làm ảnh hƣởng đến “thanh danh”. Nhƣng trong lịch sử dân tộc chúng ta đã chứng kiến con đƣờng cầu viện đầy tranh cãi của Nguyễn Ánh. Nó đã mang lại biết bao nhiêu hệ quả nặng nề. Bắt đầu bằng việc cầu xin sự trợ giúp của một vị Giám mục, và có lẽ vị Giám mục này đã để lại một dấu ấn mạnh mẽ trên bƣớc đƣờng cầu viện Pháp của chúa Nguyễn Phúc Ánh, nếu

nhƣ chúng ta không muốn nói rằng chính Giám mục Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine (sau đây xin gọi là Bá Đa Lộc) là ngƣời – chiếc cầu nối – sợi giây liên kết giữa Nguyễn Phúc Ánh với Pháp. Giám mục Bá Đa Lộc là mối duyên nợ giữa Chúa Nguyễn Phúc Ánh, hay nói khác đi giữa Việt Nam và nƣớc Pháp.

Trong khi lẩn trốn sự truy đuổi của quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã gặp gỡ và đƣợc sự che chở của Giám mục Bá Đa Lộc và ý đồ cầu viện Pháp đã có từ đây (1777). Trong lúc lƣu vong, giám mục Bá Đa Lộc đã gặp Nguyễn Phúc Ánh 2 lần, lần 1 vào tháng 1 – 1784, lần 2 vào tháng 12 – 1784 trong lần gặp thứ 2 này Nguyễn Phúc Ánh đã bày tỏ với giám mục Bá Đa Lộc sự nhìn nhận sai lầm của mình khi cầu viện vua xiêm. “Chính ông (Chúa Nguyễn Phúc Ánh) đã kể cho tôi (giám mục Bá Đa Lộc) nghe về việc ông bị đem sang Thái Lan nhƣ thế nào và nhất là sự gian dối của ngƣời Thái Lan lấy danh nghĩa là tới giúp ông, nhƣng chỉ mƣợn tên ông để đến cƣớp bóc dân chúng và bắt dân chúng làm tôi mọi…” [4]. Trƣớc khi tin tƣởng, cậy nhờ chính thức vào giám mục Bá Đa Lộc để cầu viện sự giúp đỡ của Pháp. Chúa Nguyễn Phúc Ánh có ý định cầu viện Manila, điều này đƣợc ghi chép lại bởi các thừa sai Phan Sinh [4, tr. 326].

Đến tháng 12-1784, sau khi đã hoàn toàn thất vọng về Thái Lan, Chúa Nguyễn Phúc Ánh mới giao phó con trai trƣởng và quốc ấn cho giám mục Bá Đa Lộc đem đi cầu viện

Bá Đa Lộc là Pierre Pigneaux de Béhaine, Evêque dyadran, sinh năm 1741 tại Origny-Sainte-Benoite ở Thiérarche, tỉnh Aisne (02). Họ ông là Pigneaux, tên thánh là Pierre, mà sử ta gọi là Bá Đa Lộc (do chữ Pierre của Pháp, tức là chữ Pedro của Bồ Đào Nha, ngƣời Tàu phiên âm là Pa-Ta-Lu, viết ra chữ Tàu mà đọc theo giọng Hán Việt là Bách Đa Lộc, rồi Bá Đa Lộc). Sau ông tự thêm vào tên họ mình hai chữ 'de Béhaine'. Còn chức 'Evêque d'Adran' (Giám mục Adran là một giáo xứ ở Trung Đông đã bị ngƣời Thổ Nhĩ

Kỳ chiếm từ lâu) đƣợc Giáo hội Pháp phong cho ông năm 1770, để có đủ tƣ cách lãnh chức vụ Đại Lý tòa Thánh cho ba nƣớc Cochinchine (Xứ Đàng Trong), Cao Miên và Chiêm Thành (để tránh sự chống đối của Giáo hội Bồ Đào Nha, vì lúc bấy giờ tại Viễn Đông, có hai Giáo hội thuộc Thiên Chúa giáo Vatican là Giáo hội Bồ Đào Nha và Giáo hội Pháp đang cạnh tranh nhau trong việc truyền giáo).

Giáo xứ của ông đặt tại Chantaburi (thời ấy thuộc Cao Miên, nay thuộc Thái Lan) rồi vì loạn lạc nên dời về Hòn Đất, rồi Cần Cao thuộc Hà Tiên. Tổng trấn Hà Tiên, Mạc Thiên Tích, ngƣời Tàu lai Việt (Minh Hƣơng) là một trung thần của các chúa Nguyễn, đã giúp Giám mụcBá Đa Lộc tập họp đƣợc chừng 500 giáo dân tại Cần Cao.

Bá Đa Lộc cùng Hoàng tử Cảnh (sinh 1780: lúc đó 5 tuổi), bái biệt Nguyễn vƣơng, ngày 25 tháng 11-1784, rời cù lao Thổ Châu tức Poulo Panjang (là một trong 3 điểm liên lạc giao hẹn sau nầy giữa Nguyễn Ánh và Bá Đa Lộc: Poulo Panjiang, Poulo Way, Chanthabouri), mang theo ấn tín, cùng một số tùy tùng văn võ. Phái đoàn ghé bán đảo Malacca, ở lại đó một tháng rƣỡi, vì việc riêng của Bá Đa Lộc. Rồi tháng 3 -1785 đến Pondichéry, một đô thành của Án Độ thuộc Pháp, và bị kẹt lại đó gần một năm rƣởi (từ tháng 3-1785 đến giữa năm 1786) vì Bá Đa Lộc phải vận động gay go với nhà cầm quyền Pháp ở đấy xin cứu viện cho Nguyễn vƣơng. Tổng trấn Pondichéry là Coutenceau des Elgrains phản đối, cho rằng một ông vua đánh với giặc suốt 8 năm (từ 1777 đến 1784) mà không thắng đƣợc thì lý do phải là không có tài năng, hoặc không đƣợc lòng dân. Đem lính Pháp đến đánh ở một nơi xa xôi phải tốn kém rất nhiều mà cũng không ích lợi gì. Từ đó Bá Đa Lộc đã bắt đầu thấy đƣợc là việc đi cầu viện cho Chúa Nguyễn không phải là dễ dàng, hơn nữa còn hết sức phức tạp.

Bá Đa Lộc gửi thƣ cho Thƣợng thƣ Bộ Hải quân Pháp ở Paris bày tỏ ý kiến về việc xin cứu viện, rồi nằm ỏ Pondichéry chờ trả lời. Lúc đó kênh Suez

chƣa khai thông, thuyền đi Pháp phải vòng quanh Phi Châu, nên thƣ từ rất chậm trễ. Thấy nhà cầm quyền Pháp tại Pondichéry chống lại việc cứu viện Nguyễn vƣơng một cách quyết liệt, trong hoàn cảnh bơ vơ với một cậu bé trong tay, mà Paris cũng chƣa chắc tán thành, Hội thánh Thiên Chúa giáo cũng không bằng lòng hành động của mình, Bá Đa Lộc bị chán nản. Ông không biết phải làm sao nếu Triều đình Pháp nghe theo lời tổng trấn Pondichéry từ chối không nhận giúp. Trƣớc sự khƣớc từ của nhà cầm quyền Pháp ở Pondichery, Giám mục Bá Đa Lộc đã viết thƣ trình bày nội dung sự việc với chính phủ ở Paris, nhƣng những thƣ từ này không đƣợc phúc đáp. Vì thế mà Giám mục Bá Đa Lộc đã viết thƣ cho nghị viện Macao, đề nghị đích than đem hoàng tử Cảnh tới giao cho chính quyền Macao để đổi lấy sự giúp đỡ cho Chúa Nguyễn Phúc Ánh. Bức thƣ đƣợc viết tử tháng 9 – 1785, nhƣng ngƣời Bồ Đào Nha trƣớc mắt đã không tỏ ra có khả năng đáp ứng yêu cầu của Nguyễn Phúc Ánh.

Nhƣng đến năm 1786, tổng trấn mới của Pondichéry là David Charpentier de Cossigny tuy không hoàn toàn đồng ý với Bá Đa Lộc, nhƣng cũng cho rằng việc cứu viện Xứ Đàng Trong là đáng xét đến, dƣờng nhƣ ông đã hiểu đƣợc lợi ích của kế hoạch do giám mục Bá Đa Lộc trình bày. Nên cho phép Bá Đa Lộc, hoàng tử Cảnh, một hoàng thân, và 3 thị vệ đi không tiền trên tàu buôn Malabar đến tháng 7 năm 1786 sang Pháp, để trình việc nầy lên Pháp hoàng Louis XVI (1754- 1793).

Tổng trấn de Cossigny cũng thƣơng lƣợng với Tổng tƣ lệnh Hải quân Pháp tại Đông Ân Độ là Chevalier dỴEntrecasteaux, phái thuyền trƣởng tàu Le Marquis de Castries là De Richery và phụ tá là De Berneron, đại úy Régiment de l‟Isle de France, đi đến Xứ Đàng Trong cứu xét tình hình để có thể chấp nhận dự án của Bá Đa Lộc, và nếu cần thì liên lạc vối Nguyễn Ánh, đón về Pondichéry tổ chức cứu viện. Đồng thời cũng cho phép các nhân viên phái đoàn còn lại, đáp tàu Le Marquis de Castries trở về đảo Thổ Châu. Bá Đa Lộc

cùng Hoàng tử Cảnh đến Pháp tháng 2- 1787, cập bến Lorient trên bờ biển Đại Tây dƣơng. Phái đoàn cầu viện ở lại 10 tháng tại Pháp, từ tháng 2 đến tháng 12 năm 1787. Ngày 5- 5- 1787, giám mục Bá Đa Lộc đƣợc vào triều kiến Pháp hoàng Louis XVI, trƣớc sự hiện diện của Bộ trƣởng Ngoại giao là bá tƣớc De Montmorin và Bộ trƣởng Hải quân là nguyên soái De Castries. Ông trình nhà vua lý do nên cứu viện Nguyễn vƣơng Ánh tóm tắt nhƣ sau:

- Nguyễn Ánh là vua chính thống nƣớc Cochinchine, đƣợc đa số nhân dân ủng hộ

- Cuộc hành quân khôi phục đất đai chỉ cần một số quân lực vừa phải, - Một căn cứ Pháp tại Cochinchine là một phƣơng tiện chắc chắn để ngăn chận ảnh hƣởng của nƣớc Anh tại Ấn Độ, để bành trƣớng ảnh hƣởng của Pháp tại các biển Trung Hoa, và làm bá chủ về thƣơng mãi trong vùng này.

Trƣớc đó, năm 1785 bộ Hải quân có nhận thƣ của Bá Đa Lộc, đầu năm 1786 có sai ông Sominihac de Lamothe, một kỹ sƣ đã ở lâu bên Viễn Đông, cứu xét. Viên kỹ sƣ phúc trình tán thành việc cứu viện Nguyễn vƣơng. Lại thêm cậu bé Hoàng tử Cảnh (8 tuổi) diện mạo khả ái, khiến hoàng hậu Marie Antoinette cảm mến tình cảnh đáng thƣơng, có ý muốn giúp đỡ. Nhƣng trong triều một số đại thần e ngại:

- Hành quân tốn kém quá, Pháp vừa thất bại ở Hòa Lan, tài chánh thiếu hụt không kham nổi.

- Cochinchine cách xa căn cứ quân sự ở đảo France của Pháp (đảo Maurice, nay thuộc Anh), khi chiến tranh, nếu Anh đóng eo bể Malacca, Hòa Lan đóng eo bể La Sonde, Pháp sẽ bị cô lập tại Cochinchine.

Bàn luận mãi suốt nửa năm, cuối cùng 'phe của Hoàng hậu' thắng. Bộ trƣởng De Montmorin đại diện cho Pháp, và giám mục Bá Đa Lộc đại diện cho Nguyễn Ánh ký bản hiệp ƣớc tƣơng trợ Pháp Việt tại điện Versailles ngày 28 - 11- 1787. Và Bá Đa Lộc đƣợc Pháp cử làm 'Ủy Viên của Hoàng đế Pháp tại xứ Đàng Trong.

Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của linh mụcBá Đa Lộc ngày 28 – 11 – 1787 hiệp ƣớc versailles đã đƣợc kí kết, tuy nhiên hiệp ƣớc này chỉ đƣợc ký giữa bá tƣớc Montmorin, đại diện Vua Louis XVI và Giám mụcPigneau, đại diện Nguyễn Phúc Ánh. Hiệp ƣớc Versailles gồm 10 điều khoản, với hai phụ lục, đại lƣợc nhƣ sau:

Vua nƣớc Pháp thuận giúp Nguyễn Vƣơng 4 tàu chiến và một đạo quân gồm: 1200 lục quân, 200 pháo binh, 250 lính Phi và đủ súng ống, đạn dƣợc. “Để chiếm lại và thừa hƣởng các tỉnh thành của mình (điều 1 và điều 2). Toàn bộ kinh phí của sự viện trợ này khoảng 100.000 đồng bạc theo ƣớc tính của Giám mục Bá Đa Lộc hoặc 200.000 đồng bạc theo ƣớc tính của triều đình Pháp. Để bù lại nƣớc Pháp đƣợc trọn quyền sở hữu hòn đảo trƣớc cảng Đà Nẵng (điều 3) và đảo Poulo Condor (điều 5).

Ngoài ra vua nƣớc Pháp cùng với vua Đàng Trong là đồng sở hữu chủ cảng Đà Nẵng và ngƣời Pháp đƣợc thiết lập các cơ sở trên đất liền để giao lƣu buôn bán hoặc sửa chữa và đóng mới tàu thuyền (điều 4). “Thần dân của vua nƣớc Pháp đƣợc hoàn toàn tự do độc quyền buôn bán trong các tỉnh thành của vua Đàng Trong, tất cá các nƣớc Châu Âu khác không đƣợc dự phần, họ đƣợc tự do đi lại và cƣ trú để buôn bán không bị cản trở và không phải đóng bất kỳ một thứ thuế liên quan đến bản thân họ, miễn là họ mang theo thông hành do quan chỉ huy đảo Hội Nam (sic) cấp; họ đƣợc quyền nhập khẩu tất cả các hàng hóa từ châu Âu và từ các nƣớc khác trên thế giới, ngoại trừ những hàng hóa bị luật pháp trong nƣớc cấm; họ cũng đƣợc xuất khẩu tất cả hàng hóa của xứ này và các xứ lân cận không có loại trừ nào; họ cũng chỉ trả những thứ thuế xuất nhập mà ngƣời bản xứ đang phải trả và các thứ thuế này không bao giờ đƣợc tăng với bất kỳ lí do nào.

Cũng qui định rằng tất cả các tàu thuyền nƣớc ngoài, tàu buôn cũng nhƣ tàu chiến, chỉ đƣợc phép vào các tỉnh thành của vua Đàng trong dƣới màu cơ và với thông hành Pháp (điều 6); khi vua nƣớc pháp bị tấn công hay lâm

chiếm thì vua Đàng trong “phải trợ giúp bằng binh lính, thủy thủ, lƣơng thực và tàu thuyền; các trợ giúp này phải đƣợc thực hiện ba tháng sau khi có yêu cầu, và chỉ đƣợc sử dụng không quá các đảo Moluques và La Sante, bên vùng eo biển Malacca. Vua Đàng trong phải chịu các chi phí của viện binh này” (điều 8). Ngƣợc lại, khi vua Đàng trong gặp biến loại, thì vua nƣớc Pháp cũng sẽ trợ giúp, tùy theo mức độ cần thiết của hoàn cảnh, “nhƣng các trợ giúp này không bao giờ vƣợt qua các khoản đƣợc nêu trong điều 2 của hiệp ƣớc này (điều 9). Hơn nữa trong một bản tuyên bố về việc xây cất cơ sở của Pháp tại Đảo Hội Nam (sic) và đảo Poulo Condor hay trên đất liền của Đàng trong, Giám mụcBá Đa Lộc còn cam kết là vua Đàng trong sẽ chịu các chi phí thiết lập đầu tiên hoặc bằng vật liệu hoặc bằng tiên theo ƣớc tính sau này…

Sự thực là những khoản về việc nhƣợng đất đai và dành độc quyền thƣơng mại cho Pháp theo biên bản của Hội nghị hoàng gia ngày 18 – 08 – 1782, đều đã đƣợc dự kiến. Duy chỉ có điều khoản trợ giúp cho nƣớc Pháp lâm chiến, thì biên bản Hội nghị hoàng gia ngày 18- 08 -1782 chỉ nói: “Nếu nƣớc Pháp khôi phục và ủng hộ nhà vua trong các tỉnh thành của mình, thì nhà vua sẽ cam kết trợ giúp cho vua nƣớc Pháp những trợ giúp tƣơng tự về binh lính, thủy thủ, lƣơng thực và tàu thuyền…mỗi lúc vua nƣớc Pháp yêu cầu và bất cứ nơi đâu vua nƣớc Pháp cần.”

Có điều đáng lƣu ý là không một điều khoản nào trong hiệp ƣớc Versailles nói đến quyền tự do truyền giáo, là điều mà chắc chắn Giám mụcBá Đa Lộc rất quan tâm. Trong dự thảo các điều kiện của hiệp ƣớc giữa Nguyễn Phúc Ánh và Bồ Đào Nha có nói, ở điều 2 rằng: “Vua Đàng trong sẽ cho đạo Kitô đƣợc tự do xây cất nhờ thờ ở bất cứ nơi nào cần” Vì nƣớc Pháp đóng góp nhƣ thế, Nguyễn Vƣơng phải nhƣờng đứt cho Pháp cửa Hội An và Côn Đảo.

Nguyễn Vƣơng chỉ cho phép ngƣời Pháp tự do buôn bán trong nƣớc mà thôi. Nếu Pháp cần, Nguyễn Vƣơng phải ứng lính và tàu chiến cho Pháp

Khi Nguyễn vƣơng đã khôi phục đƣợc nƣớc rồi, thì mỗi năm phải làm một chiếc tàu, y nhƣ tàu Pháp đã cho sang giúp, để trả dần cho Pháp.

Công việc đi cầu viện của Giám mục Bá Đa Lộc cho Nguyễn Phúc Ánh đã không thành: Nƣớc Pháp mặc dù đã kí kết một hiệp ƣớc Versailles ngày 28/11/1787 nhƣng nƣớc Pháp đã không thi hành hiệp ƣớc này. Tuy Vậy giám mục Bá Đa Lộc đã không trở về với Nguyễn Phúc Ánh với hai bàn tay trắng, nhờ những phƣơng tiện, điều kiện riêng của mình giám mục Bá Đa Lộc cũng đã huy động đƣợc tiền bạc và một số lƣợng vũ khí cũng nhƣ kêu gọi đƣợc một số sĩ quan, binh lính và thủy thủ ngƣời nƣớc ngoài nhất định đến phục vụ trong quân đội của Chúa Nguyễn Phúc Ánh, sự giúp đỡ này của Giám mụccó thể không lớn nhƣng nó đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của Chúa Nguyễn Phúc Ánh.

Có thể nói Giám mục Bá Đa Lộc đã dồn tâm lực 10 năm cuối cùng này của cuộc đời mình cho công việc của Nguyễn Phúc Ánh. Nhà sử học Charles Maybon có lẽ đã không cƣờng điệu khi coi Giám mục Bá Đa Lộc nhƣ “một thứ bộ trƣởng bộ chiến tranh và bộ trƣởng bộ ngoại vụ của Nguyễn vƣơng” [4, tr. 344]. Sự tham gia của giám mục Bá Đa Lộc vào công việc triều chính, binh bị của Chúa Nguyễn Phúc Ánh đã làm nhiều ngƣời lo ngại nhƣng đối với những ngƣời thân cận của giám mục và bản thân giám mục, sự lựa chọn và dấn thân này là chính đáng và cần thiết. Nó chính đáng và cần thiết bởi một ý đồ sâu xa ẩn đằng sau đó, giúp Chúa Nguyễn Phúc Ánh trở lại ngôi vua để nhân đó có thể cải giáo rồi biến Đàng trong thành một quốc gia Thiên Chúa Giáo thuộc Pháp? Phải chăng đây mới chính là ý đồ khiến Giám mục Bá Đa Lộc nhiệt tình giúp đỡ Chúa Nguyễn Phúc Ánh cầu viện và lấy lại ngôi vua

3.1.2 Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ với triều đình phong kiến Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1858 phong kiến Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1858

Dưới thời Vua Gia Long

Năm 1802 sau khi đánh bại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã lập ra vƣơng triều Nguyễn và bắt đầu xây dựng vƣơng triều cuối cùng trong lịch sử

chế độ phong kiến Việt Nam. Vƣơng triều này tồn tại trong bối cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 64 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)