Các Dòng tu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 48 - 55)

CHƢƠNG 2 : GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII – XIX

2.1 Tổ chức của Giáo phận Tây Đàng Ngoài thế kỷ XVII I XIX

2.1.5 Các Dòng tu

Dòng Mến Thánh Giá: Đƣợc thành lập năm 1670 theo điều lệ đƣợc công bố trong Công đồng thứ nhất ở Đàng Ngoài năm 1670 và đƣợc Tòa Thánh chuẩn y. Đây mới là Dòng nằm trong quảng đại quần chúng, theo nếp sống dân tộc 95% là nông dân nghèo nàn và khiêm tốn, ít học, ít mở mang [44,tr 192]. Nhà Dòng sớm đƣợc khuếch trƣờng các nơi trong toàn địa phận Đàng Ngoài. Tới khi chia thành hai địa phận năm 1679 thì ở địa phận Đông Đàng Ngoài thuộc các linh mụcDòng Đaminh Tây Ban Nha, các chị bị áp lực bỏ Dòng Mến Thánh Giá để thành Dòng Hai Đaminh. Một thời gian các Chị còn cầm cựđƣợc, nhƣng về sau không còn Dòng Mên Thánh giá ở địa phận này nữa mà chỉ còn Dòng hai Đaminh hay Dòng Đức mẹ Mân Côi thuộc Đaminh Tây Ban Nha.

Gần ba trăm năm, Dòng Mến Thánh Giá có nhiều nhà ở khắp các nơi trong địa phận. Các nữ tu đã đƣợc ăn học và nhận dạy các trƣờng tiểu học và

làm nữ y ta trong các bệnh viện. Tính đên năm 1937 – 1938 trong toàn địa phận có 15 nhà dòng với 328 nữ tu.

Dòng Phao Lô

Dòng Thánh Phaolô thành Chartres đƣợc thành lập năm 1696 do linh mục Louis Chauvet, linh mục sở Levesville la Chenard, một họ đạo nhỏ vùng Beauce nƣớc Pháp, cách Chartres 40km, với sự cộng tác của cô Marie Anne de Tilly để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của dân làng.

Trƣớc hết, linh mục mở trƣờng để mọi trẻ em trong họ đạo đƣợc đi học. Cộng đoàn tiên khởi gồm cô Marie Michaux và cô Barbe Foucault. Các cô tập họp các trẻ em để chúng học giáo lý, học chữ và đan sợi.

Năm 1708, linh mục Paul Godet des Marais công nhận dòng và chuyển về Chartres, lấy thánh hiệu của linh mục để đặt tên cho dòng mới. Dòng phát triển mạnh nhanh chóng trong giáo phận Chartres.

Năm 1727, dòng đƣợc mời gọi đi truyền giáo ở Cayenne. Qua cuộc ra đi đầu tiên đến Nam Mỹ này, dòng nhận thêm ơn gọi thừa sai, cho đến bây giờ dòng vẫn trung thành hiện diện tại đó…Năm 1848, dòng đến Hong Kong. Năm 1860, theo yêu cầu của Giám mục D. Lefèbvre, hai nữ tu dòng Thánh Phaolô đặt chân lên đất Việt Nam với nhiệm vụ săn sóc trẻ em mồ côi tại Viện Thánh Nhi ở Sài Gòn. Năm 1861, Mẹ Benjamin đƣợc bổ nhiệm làm bề trên chính miền Viễn Đông. Ngay trong năm 1861, dòng đến phục vụ tại bệnh viện Biên Hoà và Mỹ Tho. Năm 1862, dòng tới Bà Rịa. Năm 1866, Mẹ Benjamin mở Tập viện tại Sài Gòn để huấn luyện các nữ tu Á Đông. Dòng đến miền Bắc năm 1883 và miền Trung năm 1889.

Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 900 nữ tu phục vụ trong 3 tỉnh dòng: Sài Gòn, Đà Nẵng và Mỹ Tho, chuyên lo loan báo Tin Mừng của Chúa qua việc giáo dục, chăm sóc bệnh nhân và những công việc xã hội, vì hạnh phúc tha nhân, luôn nhớ lời Chúa Giêsu: “Những gì các con đã làm cho một trong những anh em hèn mọn nhất của Thầy, là các con làm cho chính Thầy” (Mt 25,40).

Nữ tu tông đồ với sứ mạng bác ái, sống trong tinh thần đơn sơ, khiêm tốn, dũng cảm và đƣợc nuôi dƣỡng bằng linh đạo quy về Chúa Kitô và Mầu nhiệm Vƣợt Qua.

Hoạt động:

-Giáo dục trẻ em. - Chăm sóc bệnh nhân.

- Giúp đỡ những ngƣời bất hạnh, đặc biệt những ngƣời bị lãng quên hơn hết với tấm lòng ƣu ái.

Các Sƣ Huynh Dòng La San

Năm 1892, Pháp chiếm sáu tỉnh miền Nam và thiết lập chế đô thuộc địa ở trên phần đất này. Chánh quyền Pháp rất cần thông ngôn để làm trung gian giữa các quan cai trị ngƣời Pháp và dân thuộc địa. Muốn có ngƣời đi học làm thông ngôn, chánh quyền Pháp cần mở trƣờng để dạy tiếng Pháp và tiếng Việt (chữ quốc ngữ) cho trẻ em, để chuẩn bị một đội ngũ có thể vào học trƣờng thông ngôn. Vì thế, khoảng cuối năm 1865 có sáu Sƣ huynh rời Toulon sang Việt Nam. Khi đến Sài gòn vào đầu năm 1866 các Sƣ huynh đã bắt tay ngay vào việc điều khiển trƣờng Trung học Adran (Collège d'Adran) vốn đã đƣợc các linh mục thuộc Hội Thừa sai mở ở Sài gòn từ năm 1861. Mọi chi phí ăn ở, giảng dạy (trƣờng sở, tập sách và trợ huấn cụ) của các Sƣ huynh và học sinh đều do Hội Thừa sai đài thọ. (Xin xem Nguyễn văn Trung để biết thêm vì sao Pháp dạy chữ quốc ngữ).

Vì dạy tiếng Việt (chữ quốc ngữ) mà không dạy chữ nho nên việc dạy học của các Sƣ huynh có kết quả rất tốt. Nhiều nơi nhƣ Chợ Lớn, Mỹ tho đã xin mở trƣờng vào năm 1867, rồi Vĩnh Long và Sóc trăng, vào năm 1869. Chánh quyền Pháp ở thuộc địa đã tài trợ phần nào các trƣờng mới mở và cấp học bổng cho học sinh. Nhƣng đến năm 1879, chánh quyền ở Pháp thay đổi chánh sách với các trƣờng tƣ. Chánh quyền thuộc địa ngƣng cấp học bổng và không tài trợ nữa. Trƣờng Adran phải đóng cửa vào khoảng 1887.

Vào năm 1873, linh mục Kerlan có mở một trƣờng nghĩa thục dạy các trẻ bị bỏ rơi, trong số đó có nhiều trẻ lai. Trƣờng đƣợc gọi theo tên Giám mục Taberd, giám mục địa phận Nam Việt từ 1830 đến 1840. Khi trƣờng Adran đóng cửa, linh mục mẹ học sinh trƣờng này đem con đến theo học trƣờng Taberd. Linh mục Kerlan thấy không đủ sức lo cho những học trò mới liền mời các Sƣ huynh Dòng La San trở qua giúp ông. Năm 1889 có chín Sƣ huynh từ Marseille qua. Năm sau đó, các Sƣ huynh tiếp nhận trƣờng Taberd, lúc đó có khoảng 160 học sinh mà một nửa ở nội trú. Số học trò theo học tăng nhanh, nên năm 1891 có thêm năm Sƣ huynh theo qua, mở thêm một trƣờng nghĩa thục nằm ngay cạnh trƣờng Taberd. Các Sƣ huynh lại mở thêm một chi nhánh ở Vũng tàu. Do sự sắp xếp của linh mục Kerlan, Hội Thừa sai gánh chịu trách nhiệm tài chánh đối với những trƣờng do các Sƣ huynh điều hành và giảng dạy. Năm 1894, hai Sƣ huynh ra Hà nội mở trƣờng. Số học sinh tăng lên rất nhanh. Giám mục Hà nội là Gentreau phải mua một thửa đất rộng hơn để xây cất trƣờng mới. Trƣờng đƣợc khánh thành năm 1897, có 400 học sinh, và đƣợc đặt tên là Trƣờng Puginier, tên vị Giám mục tiền nhiệm. Trƣớc đó, vào tháng 1 năm 1896, các Sƣ huynh ở Đông Dƣơng đƣợc tách ra khỏi Tỉnh Dòng Ấn độ để thành lập Tỉnh Dòng Sài Gòn. Năm 1897, trƣờng Taberd đƣợc mở rộng thêm. Năm 1898, Dòng mở trƣờng đào tạo thày giáo ở Thủ Đức, cạnh tiểu chủng viện đã đƣợc mở năm trƣớc đó nhằm đào tạo các Sƣ huynh tƣơng lai cho Dòng.

Dòng Chúa Cứu Thế

Ngày 31 tháng 11 năm 1925, ba nhà thừa sai ngƣời Canada, đáp lại lời kêu gọi của Tòa Thánh đến Việtnam. Huế là vùng đất đầu tiên đặt nền móng cho Tỉnh Dòng, từ đó Dòng phát triển ra Hà Nội, Sài gòn (hiện nay là nhà mẹ và là trung ƣơng của Tỉnh Dòng), Đà Lạt, Nha Trang... Sau biến cố 1975 có rất nhiều thay đổi, cho đến hiện nay, anh em Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam hiện diện ở 22 địa điểm trên toàn quốc, có mặt tại 20 trên 26 Giáo Phận.

Số linh mục tu sĩ hiện nay (tháng 9 năm 2011) là 331 ngƣời, gồm 182 Linh mục, 2 Phó tế vĩnh viễn, 7 Phó tế chuyển tiếp, 29 thầy Trợ sĩ, 80 sinh viên theo học Thần học và Triết học, ngoài ra còn có 25 Tập sinh, 90 Sinh viên Dự tập, khoảng 150 Đệ tử. Tổng cộng là gần 600 ngƣời.

Dòng Đa Minh Lyon

Dòng Đa-minh có mặt tại Việt Nam từ khi linh mụcGaspard Santa Cruz đặt chân lên đất Hà Tiên năm 1550.

Năm 1587, Tỉnh Dòng Mân Côi (Tây Ban Nha) đƣợc thành lập tại Philippines. Tỉnh Dòng đã thực hiện bốn chuyến truyền giáo theo yêu cầu của nhà cầm quyền Chân Lạp. Về sau, theo lời mời của các giám mục Thừa Sai Paris tại Việt Nam, Dòng đã có mặt và phục vụ Giáo hội địa phƣơng liên tục từ năm 1676. Suốt ba thế kỷ, 243 thừa sai ngƣời Tây Ban Nha đã đƣợc gửi đến Việt Nam để mở rộng và củng cố nền móng Giáo hội tại đây.

Miền truyền giáo Đa-minh là địa phận Đông Đàng Ngoài, đƣợc trao cho Dòng phụ trách từ năm 1756, nay là 5 giáo phận: Hải Phòng Bùi Chu, Thái Bình, Bắc Ninh và Lạng Sơn.

Trải qua các cuộc bách hại dƣới thời Chúa Trịnh, Minh Mạng và Tự Đức, Dòng vẫn không ngừng phát triển, và đã đóng góp cho Giáo hội nhiều chứng nhân anh hùng.

Trong số 117 thánh Tử Đạo Việt Nam, Gia Đình Đa-minh có 38 vị, gồm 6 giám mục, 16 linh mục Dòng Nhất, 3 linh mục, 6 thày giảng và 7 giáo dân Dòng Ba.

Ngoài ra, còn 118 Đấng Đáng kính đang chờ đƣợc suy tôn chân phƣớc, và hàng trăm vị khác đang đƣợc điều tra.

Năm 1931: thiết lập trƣờng Đệ tử ở Hải Dƣơng.

Năm 1934: khánh thành tu viện đầu tiên ở Quần Phƣơng.

Năm 1954: đất nƣớc chia đôi, anh em di cƣ vào Nam. Năm 1958, tập viện đầu tiên đƣợc thành lập ở Gò Vấp, làm nền móng cho sự phát triển mạnh

mẽ của Tỉnh Dòng về sau, mà cột mốc là việc thiết lập Phụ Tỉnh Việt Nam, trụ sở tại số 81 Trần Bình Trọng, Chợ Lớn, với Bề trên Phụ Tỉnh là linh mụcGiu-se Nguyễn Tri Ân từ 1956-1964. Kế đến là linh mụcGio-a-kim Nguyễn Văn Liêm.

Ngày 18-3-1967, Tổng quyền Aniceto Fernandez đã chính thức thành lập Tỉnh Dòng Nữ vƣơng các thánh Tử Đạo Việt Nam, với vị Giám Tỉnh tiên khởi là linh mục Gio-a-kim Nguyễn Văn Liêm, kế tiếp là linh mục Giu- se Đoàn Thiệu (1981-90), linh mục Giu-se Đinh Châu Trân (1990-99), linh mục Giu-se Nguyễn Cao Luật (1999-2007) và hiện nay linh mục Giu-se Ngô Sĩ Đình.

Ngày 22-5-1999, Tổng quyền Timothy Radcliffe đã ký nghị định công bố thống nhất Tỉnh Dòng Nữ vƣơng các thánh Tử đạo Việt Nam và Phụ Tỉnh Pháp tại Việt Nam. Các linh mụcphụ tỉnh Pháp, vốn thuộc tỉnh dòng Lyon, đã đến Việt Nam từ năm 1903, phục vụ tại Lạng Sơn, Hà Nội và tại miền Nam đất Việt. Đã có 42 thừa sai Đa Minh Lyon phục vụ tại quê hƣơng này cùng với nhiều tu sĩ Việt Nam thuộc phụ tỉnh.

Không kể học viện Thủ Đức và tập viện Vũng Tàu hiện do Nhà Nƣớc quản lý, Tỉnh Dòng có các cộng đoàn sau đây:

- Tu viện thánh An-be-tô Cả, Phú Nhuận, Tp. HCM.

- Tu viện Rất thánh Mân Côi (Học viện), Gò Vấp, Tp. HCTu viện Mai Khôi, Tú Xƣơng, Tp. HCM

- Tu viện Mác-ti-nô Po-rét (Tập viện), Tp. Biên Hoà, Đồng Nai;

- Hai Tu xá: Đa-minh (Đà Lạt); Vinh-sơn Liêm (Tam Hà, Thủ Đức- Thỉnh viện);

- Cộng đoàn Trụ sở Tỉnh Dòng (43 Nguyễn Thông, Q. 3, Tp. HCM) Các tu sĩ của Tỉnh Dòng hiện đang phụ trách 13 giáo xứ: 7 tại giáo phận Tp. Hồ Chí Minh, 3 tại giáo phận Xuân Lộc, 1 tại giáo phận Đà Lạt và 2 tại giáo phận Phú Cƣờng. Ở hải ngoại, Phụ Tỉnh thánh Vinh-sơn Liêm,

Calgary, Alberta, Canada, đƣợc thành lập từ sau năm 1975 và đƣợc công nhận từ năm 1981, tới nay đã có 1 tu viện, 1 tu xá, 1 phụ xá; anh em phụ trách 6 giáo xứ/cộng đoàn.

Trong ranh giới Tỉnh Dòng có 7 Hội dòng nữ tu Đa-minh đang hoạt động: - Thánh Ca-ta-ri-na Xi-ê-na Bùi Chu.

- Thánh Ca-ta-ri-na Xi-ê-na Thánh Tâm. - Thánh Ca-ta-ri-na Xi-ê-na Tam Hiệp. - Thánh Rô-xa Li-ma Xuân Hiệp, Thủ Đức. - Đức Mẹ Mân Côi, Xóm Mới, Gò Vấp. - Đức Mẹ Trinh Nữ Vƣơng, Gp Thái Bình.

- Miền Dòng Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi, Xuân Lộc (Trụ sở: Monteuils, Pháp)

Về giáo dân Đa Minh, có hơn 103.000 đoàn viên đang sinh hoạt, đông nhất là tại giáo phận Xuân Lộc và giáo phận Bùi Chu.

Dòng Đức Bà

Năm 1924, theo lời mời của các Giám mục Alexandre Marcou (sinh năm 1857 mất năm 1939 thuộc hội Thừa sai Paris (MEP), đến Việt Nam truyền giáo từ năm 1880 và Giám mục giáo phận Phát Diệm năm 1901) 5 nữ tu Dòng Đức Bà Truyền Giáo ngƣời Pháp sang Việt Nam giúp các hoạt động tại giáo phận Phát Diệm. Các nữ tu đƣợc giao phụ trách các hoạt động giáo dục và y tế nhƣ: khiếm thị, câm điếc, nhà hộ sinh, cô nhi, chẩn y viện... Năm 1926 dòng tới hoạt động ở Thanh Hóa và các giáo phận khác. Đến 1954, các nữ tu Đức Bà Truyền giáo di chuyển vào miền Nam. Năm 1956, Dòng Đức Bà Truyền giáo hoạt động tại Thị Nghè thuộc giáo phận Sài Gòn để cộng tác vào việc phục vụ giáo xứ và tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực bác ái xã hội. Cũng trong năm này, Giám mục Piquet Giám mục giáo phận Nha Trang mời các nữ tu Đức Bà Truyền giáo đến giúp giáo phận Nha Trang, trong các công việc: mục vụ tại nhà thờ Chánh toà; phụ trách trƣờng nữ Tiểu học và Trung

học Thánh Tâm; phục vụ tại bệnh viện Nguyễn Huệ, thăm viếng ngƣời nghèo ở Xóm Cồn và dạy nữ công gia chánh.

Tỉnh Dòng Đức Bà Truyền giáo Việt Nam là 01 trong các tỉnh dòng thuộc Dòng Đức Bà Truyền giáo thế giới. Có hệ thống tổ chức gồm 2 cấp: cấp tỉnh dòng có trụ sở chính đặt tại số 151 Võ Văn Ngân, phƣờng Linh Chiểu, quận Thủ Đức, do Nữ tu Phan Thị Tuyết Mậu làm Bề trên Giám tỉnh và cấp cộng đoàn, ngƣời đứng đầu gọi là Bề trên nhà.

Hoạt động chính của Dòng hiện nay là: Giáo dục mầm non, mở lớp học tình thƣơng, mục vụ giáo xứ, truyền giáo cho ngƣời dân tộc thiểu số, mở các lƣu xá sinh viên, mái ấm cho phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt và ngƣời di dân.

Tỉnh Dòng Đức Bà Truyền giáo Việt Nam đã đƣợc Ban Tôn giáo Chính phủ cấp Giấy Đăng ký hoạt động dòng tu vào tháng 5/2009. Đến thời điểm cấp đăng ký Tỉnh dòng có 13 cơ sở hoạt động ở 5 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Phƣớc, Lâm Đồng, Đồng Nai và Khánh Hòa. Nhân sự dòng Đức Bà Truyền giáo hiện có162 nữ tu trong đó: Khấn trọn là 111, khấn tạm là 32 và 19 tập sinh.

Bên cạnh các dòng tu còn có các cơ sở giáo dục và từ thiện – Xã hội

như: Trƣờng Xứ, Trƣờng học các cấp, Bệnh Viện, Nhà Mồ côi. Những cơ sở

giáo dục và từ thiện – xã hội này đều do các dòng tu đảm trách.

2.2 Sinh hoạt tâm linh của Giáo phận Tây Đàng Ngoài thế kỷ XVIII - XIX

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)