Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong Quan hệ với Triều đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 82 - 83)

CHƢƠNG 2 : GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII – XIX

3.1. Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ

3.1.3 Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong Quan hệ với Triều đình

phong kiến nhà Nguyễn sau năm 1858 đến hiệp ước Psatenotre (1884)

Ở Bắc (Giáo phận Tây Đàng Ngoài), cuộc nổi loạn của Lê Phụng (Lê Duy Phụng) là một ngƣời Công giáo có đi du học, tự nhận là dòng dõi nhà Lê. Lúc liên minh Pháp – Tây đánh Cửa – Hàn, Lê Phụng đang làm việc tại doanh trại của đối phƣơng, đang lúc ấy Lê Phụng có viết thƣ ra Bắc cho bạn bè của ông cho biết quân Pháp sẽ giúp ông thành công trong việc giấy loại chống lại chính phủ. 1862 Lê Phụng có mặt tại miền Bắc và chỉ huy một đạo quân 20.000 chống lại bộ đội triều đình. Năm 1862 Lê Phụng chiếm hầu hết miền đồng bằng Bắc Bộ rồi đem quân vây Lạng Sơn và gửi sứ đến Sài Gòn yêu cầu tƣớng Bonard giúp đỡ; nhƣng tƣớng Bonard khƣớc từ vì đang thƣơng lƣợng ký kết với sứ thần triều đình Huế. Không còn phải chống cự với Pháp, triều đình Tự Đức đem tất cả lực lƣợng ra Bắc để dẹp giặc Lê Phụng. Một vài sử gia cho rằng việc Lê Phụng nổi lên chống chính quyền Tự Đức là một chứng cứ lịch sử cho biết ngƣời Công giáo là những bọn phiến loạn làm tay sai cho ngoại quốc.

Lê Phụng là ngƣời Công giáo nhƣng không phải vì danh nghĩa Công giáo Lê Phụng đứng lên chống chính quyền Tự Đức, vì danh nghĩa con cháu nhà Lê hô hào dân chúng đánh lại Tự Đức vì dân Bắc vẫn quyến luyến nhà Lê. Việc Lê Phụng nổi loạn là việc của công dân Phụng không phải là việc

của Giáo hội Công giáo, không một giám mục nào khuyên bảo Lê Phụng khởi nghĩa đánh triều đình. Vì thế giáo hội không mang trách nhiệm đối với việc nổi loạn của Lê Phụng. Nhƣng nói thế nào thì Lê Phụng cũng là một ngƣời Công giáo nên ngƣời ta có thể nói rằng chính Công giáo đã nổi loại chống triều đình. Nhƣng điều đó là vô căn cứ vì không thể nhìn một hiện tƣợng để đánh giá bản chất.

Trƣớc những cuộc giấy loạn này, có những ngƣời Công giáo đã tự hỏi có nên giúp ngƣời đang chống lại chính phủ bắt đạo hay không?. Nhƣng Giám mục Retord đã ngăn cản họ bằng một thái độ dứt khoát để ngăn cản họ, cũng nhƣ việc linh mục ngăn cản anh em giáo hữu đừng nhúng tay vào âm mƣu giấy loạn của Hoàng Bảo. Cử chỉ của giám mục Retord cũng nhƣ giám mục Gauthier đã làm cho Tự Đức bớt một gánh nặng.

Trong những năm tháng đau thƣơng nhất của Công giáo Việt Nam nói chung và của Giáo phận Tây Đàng Ngoài nói riêng, các Giám mục không chỉ phải gồng mình chống đỡ lại các vụ tàn sát đạo của chính quyền chúa Nguyễn mà từ sau hiệp ƣớc 1862 của triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp, những tƣởng ngƣời Công giáo đƣợc sống tự do. Nhƣng không, họ phải gồng mình chống lại sự tàn sát của Văn Thân. Sự việc đã buộc vị Giám mục giám quản giáo phận lúc bấy giờ là Theurel Chiêu phải nhờ đến sự giúp đỡ của chính quyền. Linh mục đã gửi đơn khiếu nại, buộc tổng đốc Định Yên đã triệu tập các thủ lãnh Văn thân khuyến cáo là phải chấm dứt, cho tới khi có chỉ thị của triều đình. Ngƣời cầm đầu của các Văn thân đã bì đầy chung thân, ba lãnh tụ khác bị đầy ba năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)