Tổ chức điều hành giáo phận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 35 - 37)

CHƢƠNG 2 : GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII – XIX

2.1 Tổ chức của Giáo phận Tây Đàng Ngoài thế kỷ XVII I XIX

2.1.1 Tổ chức điều hành giáo phận

Là một trong những tôn giáo có hệ thống tổ chức chặt chẽ, hoàn chỉnh từ Giáo hội hoàn vũ đến Giáo hội địa phƣơng (giáo phận hay địa phận) và Giáo hội cơ sở (giáo xứ hay xứ đạo). Trong đó Giáo hội địa phƣơng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi đó là nơi diễn ra mọi hoạt động lễ nghi sinh hoạt tôn giáo của tín hữu, là nơi thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo quyền và giáo dân cùng các sinh hoạt khác của cộng đồng xã hội tại địa phƣơng đó.

Giáo phận Tây Đàng Ngoài từ nửa cuối thế kỷ XVIII cho đến năm 1846 vẫn là một dải đất dài từ phía nam sông Hồng cho tới phía Bắc sông Gianh. Năm 1753 gồm bao gồm 5 tỉnh và tỉnh “Kẻ Chợ”, 5 tỉnh đó là:

- Bố Chính

- Nghệ An

- Thanh Hóa

- Tây Nam (Trấn Sơn Nam)

- Miền Tây (Trấn Sơn Tây)

Giáo phận Hà Nôi, Hƣng Hóa, Phát Diệm, Thanh Hóa và Vinh ngay nay, và hoàn toàn do các thừa sai Pháp của Hội truyền giáo Nƣớc ngoài Paris đảm trách.

Đến ngày 17/3/1846, giáo hoàng Gregorio XVI ký sắc lệnh “Ex Debito Pastoralis” thành lập hai địa phận mới, chia từ địa phận Tây Đàng Ngoài thành địa phận Nam Đàng Ngoài (địa phận Vinh) (Tokin Meriodinale) và địa phận Tây Đàng Ngoài (Địa phận Hà Nội) (Tokin Occidentale). Theo đó địa phận Hà Nội bao gồm: Địa phận Hà nội gồm các tỉnh Thanh hóa, môt phần

Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Sơn Tây, Hƣng Hóa và Tuyên Quang. Nhân sự gồm: giám mục chính Retord, giám mục phó Jeantee, 2 thừa sai, 58 linh mục Việt, 207 thầy giảng, 254 chủng sinh, 682 chú nhỉ, 453 nữ tu, coi sóc 831 họ đao (29 xứ) gồm 117870 giáo dân. [44]

Năm 1853 trong một bức thƣ trả lời những thắc mắc của một ngƣời bạn muốn biết một giám mục ở xứ truyền giáo xa xôi làm những việc gì, sống thế nào, cai quản địa phận ra sao…Giám mục Liêu đã cho chúng ta thấy rõ tổ chức của Giáo phận Tây Đàng Ngoài nhƣ sau [44, tr. 172 ]:

Cả địa phận chia thành 39 giáo xứ có khoảng 140 nghìn giáo dân, như vậy mỗi giáo xứ có chừng 3.600 người. Có giáo xứ toàn tòng, nhưng thường thì giáo dân ở lẫn với lương dân. Cứ 4,5 giáo xứ được trao cho một thừa sai hay một linh mục bản quôc. Mỗi giáo xứ có tới 2 đến 3 nhà Đức Chúa Trời, nghĩa là Nhà thờ, sống chung, ăn chung, làm chung, có linh mục chính, phó tới các thày giảng, người giúp việc, các học sinh nhỏ tuổi, các bõ làm các công việc đồng áng, bếp núc, có tới 25 đến 30 người. Các thày giảng thì lo dạy giáo lí, trông coi trật tự trong nhà thờ, các cậu bé thì vừa làm vừa học, học La ngữ, học giúp lễ, chuẩn bị vào chủng. Có học cả chữ hán và chữ nôm. Hiện nay tôi có 5 chủng viện với 260 học trò ở đây vừa học các khoa về đạo, vừa học chữ Latinh, chữ hán, chữ nôm, vừa học triết lí, toán học một chút địa dư, một chút thiên văn, và thần học.

Vĩnh Trị là thủ phủ của địa phận. Đứng đầu là giám mục đại diện tông tòa, có Giám mụcphó và linh mụctổng đại diện, có linh mụclàm quản lý. Hằng năm các nơi phải gửi sổ chi thu về cho tôi, thừa thì giúp cho nơi thiếu, thiếu thì được bù. Tiền lễ chỉ có một quan bằng một quan Pháp, ngoài ra không có bổng lỡi nào khác, giáo dân thì tùy hàng tâm hàng sản”.

Đến năm 1892 toàn Giáo phận Tây Đàng Ngoài đƣợc tổ chức thành 6 giáo hạt với 55 giáo xứ, có khoảng 264 nghìn giáo dân, nhƣ vậy mỗi giáo xứ có chừng 4.800 giáo dân.

- Hạt Hƣng Hóa, Sơn Tây: 6 Giáo xứ - Hạt Hà Nội: 13 Giáo xứ

- Hạt Phủ Lý: 12 Giáo xứ - Hạt Nam Đinh: 5 Giáo xứ - Hạt Ninh Bình: 13 Giáo Xứ - Hạt Thanh Hóa: 6 Giáo xứ.

Năm 1924 tại hội nghị các Giám mục miền Đông Dƣơng đã đổi tên các địa phận của miền, từ đây các địa phận sẽ lấy tên các Thánh phố có Tòa Giám mục, thay vì lấy tên theo miền dân sự. Theo đó địa phận Tây Đàng Ngoài sẽ đƣợc gọi là địa phận Hà Nội. [38, tr. 79] Đến năm 1960 đƣợc gọi là Tổng giáo phận Hà Nội có giám mục ngƣời bản xứ.

Hiện nay cơ cấu tổ chức của giáo phận Hà Nội nhƣ sau: Toàn giáo phận đƣợc chia thành 5 giáo hạt với 145 giáo xứ [phụ lục 2]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)