Tổ chức Công giáo tiến hành tại Việt Nam và các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 102 - 118)

CHƢƠNG 2 : GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII – XIX

3.3.3. Tổ chức Công giáo tiến hành tại Việt Nam và các hoạt động

giúp cộng đồng chống lại dịch bệnh và đói nghèo.

Giới thiệu chung về tổ chức Công giáo tiến hành

Mục đích của Công giáo tiến hành là thông phần vào việc tông đồ của hàng giáo phẩm và khi giáo dân hoạt động trong phong trào tức là thông công vào chính sứ mệnh của Chúa đã úy thác cho giáo hội. Công giáo tiến hành đã

có nhiều đóng góp cho đóp góp cho công cuộc cải cách xã hội theo tinh thần Công giáo.

Mở trƣờng dạy học với mục đích đem ánh sáng đức tin cho anh em đồng bào. Nhƣng không đơn thuần là mở những trƣờng cho những em nhỏ để dạy chúng về những điều cần trong đạo mà còn chú trọng tới lớp Trung và Đại học để giáo dục những vấn đề tôn giáo và khảo cứu về những vấn đề xã hội. Những sinh viên đƣợc đào tạo trong những nhà trƣờng ấy, sau này sẽ là những ngƣời dẫn dân tộc, họ sẽ có trong mĩnh những nền tảng đạo đức Công giáo về chính trị, xã hội, kinh tế, xã hội để đem ra thực hành.

Về các vấn đề xã hội khác những ngƣời trong tổ chức Công giáo tiến hành phải đặc biệt chú ý đến những ngƣời lao đông, họ không những phải nâng đỡ về tinh thần mà nhất là phải đem công bằng, bắc ái vào đời sống của họ.

Để có thể đạt tới mục đích cần phải dùng đến một phƣơng pháp rất thông thƣờng nhƣng quan trọng đó là báo chí và sách với.

Để mục đích thành hiện thức thì tổ chức Công giáo tiến hành đã xác định phải tìm đƣợc tiếng nói chung, sự tƣơng đồng, hòa hợp giữa các hoạt động của hội với các hoạt động chính trị - xã hội do chính phủ đang cầm quyền. Nhƣng liên hệ giữa Hội Thánh và chính phủ đã đƣợc Đức giáo hoàng Léo XIII tóm lại trong bức thông điệp Immortle Dei bằng những ý tƣởng sau đây:

«Thiên chúa đã cắt đặt hai quyến bính để cai trị nhân loại thay mặt Ngƣời ở trần gian này, là quyền của Giáo hội và quyền của Chính phủ. Quyền của Chính phủ là quyền lo cho dân đƣợc an cƣ lạc nghiệp, giúp họ phƣơng tiện để đạt tới hạnh phúc trần gian này, quyền của Giáo hội là quyền giáo huấn cho nhân loại tìm đến hạnh phúc vĩnh viễn của đời sau. Cả hia quyền ấy trong cƣơng giới mình, điều trƣớc hết, nhƣng vì lắm lúc cả hai quyền đều quy định về một vấn đề, không biết phải theo pháp luật nào để giải quyết vấn đề ấy, chính trong những trƣờng hợp này cần phải có một sự liên lạc mật thiết giữa hai quyền bính. Nếu Chính phủ có quyền tự do lập luật miễn là những lề

luật ấy không trái nghịch những lề luật tự nhiên của Thiên Chúa, Chính phủ có quyền tổ chức guồng máy chính trị - kinh tế, canh nông, quân đội đê xây dựng hòa bình, đem an ninh và thịnh vƣợng cho xứ sở, để đƣa đến cho ngƣời công dân một đời sống hạnh phúc, thì giáo hội có quyền dạy những chân lý siêu nhiêu để đƣa loài ngƣời đến hạnh phúc vĩnh viến, nhƣng trong những vấn đế có liên quan đến tôn giáo và xã hội, chính phủ phải giải quyết với Giáo hôi ». Phong trào Công giáo tiến hành và chính trị cũng có sự liên đới nhƣ vậy. Trong những công việc có tính cách hoàn toàn chính trị, phong trào Công giáo tiến hành không đƣợc giây mình vào, và trong những hoạt động có tính cách hoàn toàn tôn giáo chính trị cũng không can thiệp. Nhƣng trong những vấn đề xã hội và những vấn đề chỉ có liên quan đến tôn giáo, chứ không phải có tính cách hoàn toàn tôn giáo, sự thỏa thuận của hai quyền bính rất cần thiết để giải quyết vấn đề.

Tại Việt Nam tổ chức Công giáo tiến hành đã có từ lâu bắt đầu từ thời kì của linh mụcĐắc Lộ.

Các hoạt động dấn thân giúp cộng đồng chống lại dịch bệnh và nghèo của Giám mục và giáo dân Tây Đàng Ngoài.

Việt Nam là nƣớc nhiệt đới nên thƣờng xuyên phải đối phó lại thiên tai, lũ lụt và những dịch bệnh. Dƣới triều Nguyễn có không ít lần phải đối phó lại với thiên tai và dịch bênh. Có thể kể ra bệnh dịch tả năm 1850 đã làm hại rất nhiều ngƣời ở Bắc Việt. Nguyên trong địa phận Hà Nội có đến 9.225 giáo hữu và 12 linh mục và 24 thày giảng bị bệnh và li trần. Ngoài dịch tả dân còn phải đối phó với đói khát. Đây là lúc ngƣời ta thấy hết sự bắc ái yêu thƣơng của ngƣời Công giáo. Khi mà các quan triều đình đều trốn kín mít trong nhà, thì ngƣời ta lại thấy sự hiện diện của các linh mục Công giáo trên các công trƣờng. Lúc bênh dịch mới bắt đầu các Giám mụckhông phải chỉ địa phận Đàng Ngoài mà ở các giáo phận đã ra lệnh đọc kinh cầu xin Chúa cho mau qua những ngày khốn khó. Bổn đạo lại tụ họp trong các thánh đƣờng nhƣ

những năm bình yên. Các Giám mụcyêu cầu các con chiên của mình chôn cất những xác chết mà không ai săn sóc đến. Bên cạnh đó các giáo hữu còn chia sẻ cơm gạo cho những kẻ mà mới đây vừa bắt bớ họ. Nhờ sự quảng đại của anh em Công giáo chủng viện Vĩnh Trị đã nuôi dƣỡng đƣợc 400 ngƣời trong nhiều tháng.

Tiểu kết chƣơng 3

Thế kỷ XVIII - XIX thế kỷ mà lịch sử Việt Nam trải qua quá nhiều biến động về nhiều mặt đặc biệt là chính trị, đây cũng là thế kỷ còn để lại nhiều vấn đề mà giới sử học nói riêng và những ngƣời quan tâm nói chung đang còn phải tranh luận. Một trong số những vấn đề còn chƣa đƣợc sáng rõ đó là vấn đề về đạo Công giáo (đạo Thiên Chúa). Cũng đã có khá nhiều bài viết phân – tách tƣơng đối kĩ về mối quan hệ và sự tác động của đạo Công giáo đến bối cảnh chính trị Việt Nam thế kỷ này. Nhiều nhà sử học và phần đông chúng ta vẫn công nhận với nhau rằng, đạo Công giáo là tác nhân chính gây nên sự xâm lăng của thực dân Pháp tại Việt Nam. Giáo phận Tây Đàng Ngoài nơi nuôi dƣỡng và đƣợc coi là sân nhà trong cuộc xâm lƣợc Bắc kì của thực dân Pháp đặc biệt trong mƣu đồ đồng hóa của Giám mục Puginier. Tuy nhiên với những gì mà giáo dân và hàng giáo sĩ ngƣời Việt đã làm đã chứng tỏ sự lầm tƣởng lớn của ngƣời Pháp. Tín hữu cùng các hội Đoàn đặc biệt là các nam, nữ tu sĩ cá Giám mục, Linh mục, thầy cả trong giáo phận không đồng hợp tác với thực dân Pháp trong cuộc xâm lăng ấy nhƣ chúng vẫn nghĩ, thâm chí một số không ít giáo dân đã đứng lên cùng các tổ chức chống lại sự xâm lăng khi triều đình Nguyễn nhu nhƣợc không quyết định.

Không thể phủ nhận những đóng góp của đạo Công giáo trong Giáo phận Tây Đàng Ngoài với xã hội. Những cố gắng, những sự hy sinh của ngƣời Công giáo đã góp một phần giảm bớt những đau thƣơng khi xã hội phải gánh chịu những cơn tai ƣơng, những lần giặc giã hoành hành. Hơn thế nữa Giáo phận Tây Đàng Ngoài dƣới sự dìu dắt của các Giám mục ngoại quốc đã có những hoạt động tích cực nhằm nâng cao dân trí khi mở nhiều trƣờng học, giúp đỡ những ngƣời vô gia cƣ, những trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa. Những số liệu thống kê nêu trên đã chứng minh những đóng góp của Giáo phận Tây Đàng Ngoài vào công cuộc thăng tiến xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVIII - XIX

KẾT LUẬN

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thƣợng tầng. Do đó nó có tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục, đạo đức, lối sống, tƣ tƣởng tình cảm của cộng đồng quốc gia dân tộc. Công giáo tới Việt Nam đã trở thành một đạo nhập thế và bƣớc đầu có chỗ đứng trong lòng xã hội Việt Nam từ hai giáo phận tiên khởi đƣợc thành lập 1659 (khi thành lập hai giáo phận Tông Tòa Đàng Trong và giáo phận Tông tòa Đàng Ngoài) đến nay số giáo phận đã tăng lên 26 giáo phận, ít nhiều các giáo phận đã có sức ảnh hƣởng nhất định tới mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có chính trị. Tuy nhiên, mức độ ảnh hƣởng đó tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử nhất định, phụ thuộc vào các chính sách của giai cấp cầm quyền. Và phụ thuộc vào đƣờng hƣớng hoạt động của các vị giám quản giáo phận. Lịch sử dân tộc thế kỷ XVIII - XIX thế kỷ, giai đoạn Đại Việt có nhiều biến động so với giai đoạn trƣớc đó về kinh tế, quân sự, chính trị và văn hóa xã hội. Các giáo phận ít nhiều cũng có những hữu quan tới những biến động đó của hội. Nghiên cứu về vấn khoa học đầy lí thú song cũng rất phức tạp đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu một cách nghiêm túc. Trong phạm vi luận văn của mình, tác giả đã mạnh dạn tìm hiểu Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị - xã hội thế kỷ XVIII - XIX. Qua đó, kiến giải đƣợc phần nào ảnh hƣởng của giáo hội Công giáo nói chung và Giáo phận Tây Đàng Ngoài nói riêng với chính trị - xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX. Đồng thời cũng có những đánh giá một cách đúng đắn vai trò của Giáo phận Tây Đàng Ngoài đối với sự suy vong của triều Nguyễn trong thế kỷ XVIII - XIX. Cụ thể nhƣ sau:

Từ khi đạo Công giáo vào Việt Nam sự khác biệt về giáo lý với những nét văn hóa truyền thống của ngƣời Việt, lâu dần trở thành yếu tố ngăn cách giữa ngƣời Công giáo và ngƣời ngoài Công giáo.

Ban đầu, chính quyền phong kiến hai Đàng còn hồ hởi đón tiếp, cho phép các giáo sĩ đƣợc tự do giảng đạo, tiến hành các nghi lễ Công giáo, vì những điều mới lạ và cả những lợi ích mà họ mang đến cho họ, nhƣng về sau sự « lợi dụng » lẫn nhau của những nhân vật có liên quan đã không còn đƣợc nhƣ trƣớc. Đặc biệt mọi việc trở nên nghiêm trọng hơn từ khi ngƣời Pháp có ý đồ xâm lƣợc Việt Nam đến khi nổ tiếng súng bắt đầu quá trình xâm lƣợc. Một trong những nhân vật quan trọng trong kế hoạch xâm lƣợc mà thực dân Pháp vạch ra đó là các giáo sĩ. Dù lúc ban đầu họ - những giáo sĩ chỉ đơn thuần làm nghĩa vụ truyền giáo nhƣng bên cạnh vai trò là một Giáo sĩ họ còn phải thực hiện vai trò là công dân của nƣớc Pháp. Dù công việc và nghĩa vụ Công dân mà họ phải làm với mẫu quốc chỉ đơn thuần phục vụ cho công cuộc truyền giáo đƣợc dễ dàng, đặc biệt là trong những năm tháng bị chính quyền hai Đàng thực hiện cấm cách. Nhƣng dù với mục đích và ý nghĩa gì, có dùng bất cứ luận điệu nào để biện minh thì sự hữu quan giữa đạo Công giáo với tình hình chính trị của Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đặc biệt trong suốt thế kỷ XVIII - XIX. Đạo Công giáo (các vị thừa sai) đã bị thực dân Pháp và vƣơng triều phong kiến Việt Nam lôi vào vòng xoáy chính trị. Đạo Công giáo đã vô tình bị nhuốm màu sắc chính trị.

Một khó khăn rất lớn đặt ra cho các Giám mục phụ trách Giáo phận Tây Đàng Ngoài thế kỷ XVIII - XIX. Một giai đoạn lịch sự nhiều nhạy cảm. Tuy nhiên, lịch sử đã nghi chép cho chúng ta thấy với tất cả những cố gắng nghĩ vì đại cục, nghĩ đến những điều có lợi nhất cho các giáo hữu, nhƣng quan trọng hơn hết là không làm ảnh hƣởng nhiều đến tình hình chính trị xã hội đƣơng thời. Các Giám mục với nền tảng luân lý vững chắc, đã khéo léo ứng xử với nhà cầm quyền để có thể sống và thực thi đạo nghĩa, để tiếp tục dẫn dắt các kitô hữu của mình đứng vững trong những lúc giáo hội non trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Dù có phải hy sinh cả tính mạng nhƣng vẫn cố gắng thực thi đúng những điều răn trong giáo lý của hội thánh. Các vị đã thấm

nhuần những lời dạy trong cuốn Kinh Thánh rằng: «hạt giống rơi xuống đất muốn sinh nhiều hoa lợi thì phải chịu mục nát»

Có khi những phần tử phản động muốn lợi dụng ngƣời Công giáo để lật đổ chính quyền phong kiến. Đặc biệt trong những lúc đạo Công giáo bị bách hại. Nhìn những kitô hữu bị bách hại, nhìn thấy tƣơng lai của Giáo hội bị đe dọa, đặt ra cho các vị những băn khoăn và đứng trƣớc nhiều lựa chọn khác nhau. Nhƣng với nhãn quan sáng suốt và nền tảng luân lý vững chắc các vị đều đã tìm ra đƣờng hƣớng đi riêng và động viên các con chiên của mình hành xử sao cho phải đạo của ngƣời giáo dân và ngƣời công dân. Những, sẽ không thể tránh khỏi cũng có lúc giáo dân bị giao động, những vụ việc có bóng dáng ngƣời Công giáo trong các cuộc bạo loạn nhằm lật đổ chính quyền. Vì dù muốn hay không muốn, dù có đƣợc học hỏi lời chúa, nhƣng vì lợi ích hay vì bị lôi kéo họ vẫn dính vào chính trị. Đặc biệt hơn cả là sự hữu quan của Giám mục Puginier vì tính mạng và sự an bình của kitô hữu mà hết lần này đến lần khác Giám mục mắc sai lầm, khi tham mƣu cho chính quyền Pháp về cách cai trị và bình định xứ Bắc.

Nhƣng cũng không thể vì cá nhân một con ngƣời hay một nhóm ngƣời mà đánh đồng tất cả. Vì trƣớc khi là một ngƣời Công giáo - giáo dân thì họ cũng là một ngƣời công dân, là ngƣời dân của đất Việt, cùng chảy chung một huyết thống, cho đến trƣớc khi có ngƣời Pháp can thiệp họ vẫn nhƣ bao nhiều dân khác, cầm vũ đứng lên chống lại bất cứ thế lực ngoại xâm nào để bảo vệ vững chắc bờ cõi Giang sơn, bảo vệ giống nòi.

Ngƣời Công giáo không tiếp tay cho giặc Pháp để chúng chiếm nƣớc ta, càng không thể là nguyên nhân sâu xa của việc thực dân Pháp xâm lƣợc Việt Nam. Bởi cuối thể kỷ XVIII đầu thế kỷ XVIII - XIX cả thế giới đang đứng trƣớc nguy bành trƣớng xâm lƣợc của Chủ nghĩa thực dân. Chúng đang vƣơn cánh tay của mình ra khắp các châu lục, nơi nào có tài nguyên, mà chúng cảm thấy có thể khai thác làm giàu cho chúng là chúng tìm mọi

cách để đặt chân đến. Việt Nam không phải ngoại lệ đã nằm trong tầm ngắm của chúng.

Ở Việt Nam, không phải cho đến lúc ngƣời Pháp vào đạo Công giáo, ngƣời Công giáo mới bị kì thị, bị nghi ngờ, mà trƣớc đó vì lí do khác biệt về văn hóa, đạo Công giáo đã không đƣợc lòng những ngƣời cầm quyền. Nhƣng vì mới lạ và vì những lợi ích mà các vị thừa sai mang lại nên chính quyền hai Đàng vẫn cho tự do truyền đạo, cho đạo Công giáo đƣợc hoạt động một cách công khai. Chỉ đến khi không còn giá trị lợi dụng, chính quyền hai đàng mới ra sức cấm cách và xua đuổi. Và hệ lụy kéo theo là ngƣời Công giáo cũng bị kì thị và ghét bỏ và chế diễu.

Trƣờng hợp Giám Mục Puginier. Dù động cơ của vị Giám mục tham gia vào chính trị không phải để nhằm giúp ngƣời Pháp dễ bề chiếm Bắc Kì và bảo hộ xứ này. Mà động cơ chính để Giám mục làm việc ấy hòng giúp kitô hữu của mình bớt khổ, bớt chết chóc đau thƣơng, trong lúc giáo hội còn non yếu. Chính những hành động để thực hiện đƣợc mục đích tốt đẹp ấy, đã vô tình đẩy Giám mục dấn thân vào con đƣờng chính trị và nghiêm trọng hơn nữa làm cho đạo Công giáo, đặc biệt là những giáo dân Giáo phận Tây Đàng Ngoài trở thành những « kẻ » gián điệp. Hình ảnh ấy, suy nghĩ ấy đã ngấm và thấm vào mạch suy nghĩ của lịch sử Việt Nam một thời kỳ khá dài, để lại sự cảnh giác rất lớn đối với chế độ một thời. Cũng vì thế mà những đóng góp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 102 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)