Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 83 - 94)

CHƢƠNG 2 : GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII – XIX

3.1. Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ

3.1.4. Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị vớ

triều đình phong kiến nhà Nguyễn và Thực Dân Pháp

Thừa nhận sự quan trọng trong bối cảnh mở rộng việc truyền giáo nằm trong sự bành trƣớng chính trị của chính quyền thực dân là sự thật - Sử gia Cao Huy Thuần đã thảo luận các giai đoạn kế tiếp nhau của sự hợp tác của

nhà truyền giáo với thực dân nơi chiếm đóng, thậm chí chỉ cho thấy cả cái cách mà họ góp sức để tiến hành nó, sử dụng nó nhƣ là một lực bẩy để cài cắm việc truyền giáo của họ ở Bắc Kỳ trong suốt những thập niên đầu tiên có sự hiện diện của ngƣời Pháp [35].Một nhân vật nổi bật trong tiến trình này đƣợc xem là một giáo sĩ có quyền lực, và là nhân vật trung tâm nhất mà xứ Bắc Kỳ thuộc địa – và có lẽ cả Đông Pháp – từng đƣợc biết đến. Đây là Paul- François Puginier, Giám mục địa phận Tây Đàng Ngoài và Hà Nội từ năm 1868-1892 và cũng là thành viên của hội Thừa Sai Paris, nhân vật chính yếu trong việc thiết lập và bành trƣớng sự cai trị của ngƣời Pháp tại Việt Nam.

Giám mụcPuginier sinh năm 1835, vào hội Thừa sai năm 1854 và năm 1858 khởi hành đi truyền giáo. Tháng 3 năm 1859 linh mục tới Hồng Kông và ở đây có các thầy giảng nên linh mục bắt đầu học tiếng. Tháng 4 năm 1860 linh mục tới Sài Gòn, ở đây linh mục đƣợc biết đến các biến cố lịch sử xảy ra nhƣ hòa ƣớc 1862 trong đó có đề cập đến tự do tôn giáo. Cũng trong năm này, giáo sĩ bỏ Sài Gòn ra Bắc Hà. Tới năm 1868, Giám mụcTheurel chọn linh mục làm giám mục phó. Nghi lễ tấn phong đƣợc tổ chức long trọng ở Hoàng Nguyên. Khi Giám mụcTheurel mất cuối năm 1868 thì Giám mụcPuginier lên kế vị. Linh mục đóng một vai trò rất quan trọng trong buổi giao thời và cũng ở trong một hoàn cảnh rất khó xử, rất tế nhị. Viết về và nhận định về vị Giám mục này không dễ vì hoặc là thiên lệch không nhận rõ thời điểm lúc bấy giờ, hoặc sai sót khi chỉ nhìn thấy một khía cạnh của sự thất. Dẫu sao lịch sử với những tang chứng rõ ràng, với những việc đã xảy ra. Chúng ta có thể thấy những đóng góp của Giám mục cho Công giáo Tây Đàng Ngoài, và những điều linh mục đã làm để giúp thực dân Pháp thực thi công cuộc đánh chiếm và bình định Bắc Kì.

Ý đồ “Công giáo hóa”,đồng hóa văn hóa” thể hiện rõ ở những qua những lời sau của giám mục Puginier: “việc thứ hai mà chúng ta cần làm là phải xóa bỏ việc dùng chữ Nho, tiếp đó cần thay thế bằng chữ Quốc ngữ và

sau cùng là thay thế bằng chữ pháp (…) trong khoảng 20 đến 25 năm chúng ta mới có thể đòi hỏi tất cả mọi thứ văn bản, mọi thứ giấy tờ phải đƣợc viết bằng chữ Pháp và bằng cách đó chữ Nho sẽ bị rơi vào quên lãng mà không cần phải cấm đoán (…) Tôi cho rằng sau vấn đề “Thiên Chúa giáo hóa” xứ này, việc xóa bỏ chữ Nho để thay thế bằng chữ Quốc ngữ, rồi tiếp đó là bằng chữ Pháp là một biện pháp (…)lập nên một “tiểu Pháp quốc ở Viễn Đông”. Lí do văn hóa là một lí do dẫn đến ít nhiều có sự phân biệt đôi xử giữa ngƣời Châu Âu và ngƣời bản xứ ngay trong hàng ngũ các chức sắc tôn giáo”

Giám mục Puginier có mặt vào những năm mà ngƣời Pháp có thời cơ nhất ở xứ Bắc Kỳ, nơi mà Linh mục ta triển khai một hệ thống mật vụ chỉ điểm rộng khắp trong số những ngƣời châu Âu và một số ngƣời Việt Nam có hành vi tƣơng tự. Linh mục ta có thời gian thể hiện ý tƣởng của mình cho chính quyền bảo hộ mới cũng nhƣ có ý định làm cho cấp chính quyền cao nhất nhận thức đƣợc ý tƣởng này. Từ việc loại bỏ Phụ chánh đại thần Tôn Thất Thuyết, ngƣời lãnh đạo phong trào kháng Pháp, năm 1885 gia tăng tiến hành nghiền nát tất cả các lực lƣợng kháng cự quan trọng nhất ở miền bắc (hoàn tất năm 1896). Các cuộc hành quân của quân đội Pháp đƣợc khơi dậy từ chính sách của Puginier và đƣợc lợi dụng một cách tích cực các thông tin chiến lƣợc của phong trào “chống đối” của ngƣời Việt Nam do mạng lƣới của hội truyền giáo cung cấp – các thông tin thƣờng lấy từ những ngƣời đi xƣng tội.Lực lƣợng võ trang bị làm suy yếu dần một cách đáng kể do ngƣời Pháp tranh thủ đƣợc hàng ngàn ngƣời Công giáo mới đƣợc cải đạo hàng năm ở vùng châu thổ và những vùng phụ cận chung quanh.

Sau khi đã chiếm xong toàn bộ Nam kỳ, quân Pháp vội vàng đi thăm dòng sông Mêkong, mục đích là tìm một đƣờng giao thƣơng với Trung Quốc. Họ thấy ngay, không thể ngƣợc dòng sông này lên tới Trung Quốc. Họ bàn quyết định cho tàu đi ngƣợc dòng sông Hồng ở Bắc kỳ.

Năm 1873, Giăng Đuypui (Jean Dupuis), một tay mạo hiểm Pháp, vịn cớ phải ngƣợc dòng sông Hồng để bán vũ khí cho ngƣời Hoa, đã chống lại lệnh cấm của nhà cầm quyền Việt Nam. Thiên hạ biết rằng y đã nhận đƣợc tiếp viện hùng mạnh của đô đốc Đuyporé (Dupre) thống sứ Nam kỳ, thuộc địa Pháp kể từ 1868. Trong một thƣ gửi giám mục Xôhiê (Sohier) địa phận Huế ngày 6.10.1873, y thổ lộ: «Hẳn đây là vấn đề đặt cơ sở cho ảnh hƣởng Pháp dọc bờ sông Hồng và chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ cả Bắc kỳ luôn» [40]. Quả là một thách thức đối với chính quyền Việt Nam.

Theo tin tình báo nhận đƣợc từ các thừa sai tại Bắc kỳ, quân Pháp nắm đƣợc tình hình chính trị của miền Bắc Việt Nam, Lê Bảo Phụng, từng bí mật quan hệ nhiều với quân Pháp, đã tổ chức một cuộc bạo loạn gây bất ổn cho xứ sở. Đàng khác, các toán quân Cờ Trắng, Cờ Vàng, Cờ Đen ngƣời Hoa cƣớp phá khuấy nhiễu nhiều vùng tại đất Bắc. Những bọn này trƣớc kia ở trong quân đội của Tai Pinh, nhƣng rồi đã bị quân chính qui Trung quốc săn đuổi. Nắm vững tình hình đó nhờ các cố thừa sai, quân Pháp tìm cách để nhảy vào. Cớ đây rồi: Đuypui bị các nhà cầm quyền Hà nội bắt giữ. Đuypơrơ phái Phrăngxít Gacníe (Francis Garnier) dẫn một hạm đội tiến ra. Tới Hà nội, Phrăngxít Gác-niê đơn phƣơng ra lệnh thả Giăng Đuypuy, phải mở sông Hồng cho tự do giao thông và bãi bỏ quan thuế ở đây. Đứng trƣớc khƣớc từ của nhà cầm quyền Việt Nam, Gacniê đánh chiếm Hà nội ngày 19.11.1873. Ông bắt liên lạc ngay với giám mục Puyginiê: «Thƣa linh mục, không ai am tƣờng Bắc kỳ bằng Giám mụcvà Giám mụclại có lòng yêu mến nƣớc Pháp. Giám mụccó vui lòng giúp tôi cũng cố những gì chúng ta đã chiếm đƣợc bằng cách chỉ cho tôi những ngƣời bản xứ có khả năng cai trị dƣới quyền tôi không? » «Dĩ nhiên sự hợp tác của giám mục Hà nội là điều đã ăn chắc từ trước rồi» [40]. Khi ngọn cờ Pháp xuất hiện ở Bắc kỳ, giám mục mừng vui sung sƣớng, Linh mục ra sức giúp quân lính chúng ta tất cả những việc gì có thể thích hợp với vị trí một giám mục thừa sai tại Bắc kỳ «sử gia đã ghi rõ

nhƣ thế trong cuốn sử về cuộc đời giám mục. Giám mục đã đoán chắc binh lính rằng ông có thể nhập ngũ dƣới ngọn cờ của kẻ chiến thắng, bởi vì ngọn cờ này là cờ nƣớc Pháp. Nhờ ngƣời Công giáo, Phrăngxít Gácniê đã chiếm đƣợc Nam Định, Hải Dƣơng và những vùng khác thuộc đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng. Nhƣng, mặc dầu đƣợc giám mục bảo là phải cảnh giác, Gácniê đã bị giết ngày 21.12.1873 trong một cuộc phục kích tại Cầu Giấy. Đám tang của y đƣợc cử hành trọng thể bởi giám mục Puyginiê với hai giám mục Pháp khác.

Chiến thắng và cái chết của Phrăngxít Gácniê đã gây ra sau đó những cuộc bắt đạo dữ dội. Theo tài liệu của chính quyền Nam kỳ, mỗi lần quân đội Việt Nam bị thất bại, thì dân chúng ngƣời lƣơng lại thêm căm thù dân Công giáo: “Nhiều cuộc tàn sát đốt làng đã theo sau vụ Nam Định bị quân Pháp đánh chiếm ngày 9.12.1873. Tại các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội những cảnh đó trở nên rất tàn bạo, khi ngƣời ta nghĩ rằng sau cái chết của Gácniê quân Pháp có thể rời bỏ Bắc kỳ” [40].

Chẳng cần nhấn mạnh liên hệ nhân quả ở đây, tài liệu trên kể thêm rằng: Cơn bắt đạo xảy ra sau sự rút lui của chúng tôi khỏi Bắc kỳ đã không hoành hành trong các địa phận thuộc Dòng Đa-Minh Tây Ban Nha cai quản. Các thừa sai của họ vẫn được tự do tương đối và đã được đối xử khoan hồng. Giám mục (Côlomer) đã được vua Tự Đức cấp cho đất xây nhà thờ và nhiều huân chương vàng bạc tưởng thưởng họ, vì đã đóng góp tốt cho việc giữ gìn tri an trong các tỉnh mạn đông sông Cái (tức sông Hồng.

Trong một tài liệu song song - truyền đơn do các chí sĩ Nghệ Tĩnh tung ra năm 1871 - ngƣời ta đọc thấy những lời tố cáo thừa sai nhƣ sau: Từ bên ngoài, từ bên trong, bọn chúng (người Tây) gặm dần đất nước ta như tằm ăn dâu: nhà thờ mọc lên, dân chúng theo đạo, rõ ràng là nguy cơ trước mắt đó, đất nước ta đang bị xói mòn dần, ngay dưới bàn chân.

Vào năm 1884, để đáp ứng lời yêu cầu của ngƣời chỉ huy lực lƣợng Pháp ở Đông dƣơng, Puginier rời khỏi cơ quan đầu não của phái bộ ở Kẻ Sở (còn gọi là Sở Kiện - gần thị trấn Kiện Khê của tỉnh Hà Nam ngày nay ). Linh mụcPuginier vun trồng một cách vững chắc ƣu thế nổi trội sự hiện diện của đạo Công giáo ở Hà Nội, xây dựng một biểu tƣợng bằng cách dựng lên Nhà thờ chánh tòa Thánh Giu-se (Saint-Joseph Cathedral) vào năm 1886. Lanessan cho rằng ảnh hƣởng của Puginier sau năm 1883 là vô cùng quan trọng mà hầu hết các hành động của chính phủ Pháp đƣợc truyền cảm hứng từ tinh thần sáng tạo trực tiếp từ ý tƣởng này.Sự tác động lâu dài ảnh hƣởng của Linh mục lên các chính quyền lên cả xứ Bắc Kỳ lẫn nƣớc Pháp, sự khái niệm hóa và điều hành trong việc khai phá xứ Bắc Kỳ là công việc thuộc về các nhà truyền giáo, đóng một vai trò quyết định trong việc hình thành nền tảng chính trị và là điều kiện hoạt động cho tất cả các nhà truyền giáo Pháp, những ngƣời mà sau đó thâm nhập vào Bắc Kỳ và cao nguyên Bắc Kỳ. Linh mụcPuginier vẫn thƣờng xuyên giữ liên lạc với các quan chức chánh quyền thuộc địa ở Hà Nội, ngoài ra cũng giữ liên lạc với nƣớc Pháp nơi mà ông ta có các đồng minh trong lãnh vực chính trị và giới giáo sĩ

Trong những năm cuối đời của Puginier, trong thời điểm ấy, sự cam kết của nƣớc Pháp duy trì sự hiện diện của mình ở Bắc Kỳ trên thực tế ít chắc chắn hơn. Trong một nỗ lực chống lại sự mâu thuẩn càng lúc càng gia tăng của công dân ở thuộc địa và ở mẫu quốc. Giám mục Puginier nhận thấy điều này nhƣ là nhiệm vụ của Linh mục trong việc cống hiến kinh nghiệm của mình trong việc giữ cho chính phủ và những ngƣời đại diện kế nhiệm nắm biết những vấn đề liên quan đến tôn giáo, chính trị, an ninh và quân sự. Trên thực tế, những lá thƣ của Puginier gửi cho nhà cầm quyền đích thực là sự thiết lập chƣơng trình thuộc địa hóa; nhƣ là gian đoạn mở đầu sự bành trƣớng sứ vụ truyền giáo ở các vùng Cao nguyên Bắc Kỳ, chúng đáng đƣợc quan tâm.16

Quan ngại việc không để đánh mất vị thế của mình trƣớc chính quyền Việt Nam. Giám mục Puginier thƣờng mở đầu hay kết thúc các Ghi chép của mình gửi cho chính quyền thực dân bằng cách nói rõ rằng nội dung các thông tin phải đƣợc xử lý nhƣ là thông tin mật. “Sự phản ánh mà tôi vừa chia sẻ với quí linh mục dựa trên những thông tin đáng tin cậy. Giống nhƣ tôi ghi chép chúng cho chính tôi sử dụng, Tôi xem chúng nhƣ là nhiệm vụ của mình để truyền đạt tin tức trong sự tín cẩn và bí mật cho những ai cần phải biết nội dung của chúng, yêu cầu dấu diếm tên tuổi của chính ông ta là ngƣời cung cấp thông tin.” Tự tin rằng sự hiểu biết của Linh mục về xứ Bắc Kỳ và ngƣời Việt Nam sâu rộng vƣợt qua mọi hiểu biết của những viên Công sứ và Thống sứ có thời gian phục vụ ngắn hạn, những ngƣời đƣợc bổ nhiệm việc cai trị Đông Dƣơng trong khoảng thời gian ông ta có mặt – một sự kiện mà Linh mục không ngần ngại để nhắc nhở ngƣời trao đổi thƣ từ với mình – Linh mục thƣờng lợi dụng nhƣ là cƣơng vị của một chính khách trong việc cố vấn cho viên Thống sứ phƣơng hƣớng hành động thích hợp: “Hãy cảnh giác với lời giải thích rằng chính phủ Trung Quốc sẽ quan tâm đến việc tập trung quân trên biên giới Bắc Kỳ. Không có lý do có thể biện minh sự duy trì sự tập trung quân nhƣ vậy. Trong trƣờng hợp những đội quân này đƣợc giãi tán hay lui binh, sẽ là điều khôn ngoan để biết phƣơng hƣớng hành động mà họ sẽ chọn.”

Theo đuổi trên mặt trận thƣơng mại, Puginier tiến xa hơn trong việc thuyết phục rằng:

Xứ Bắc Kỳ, với những con sông của xứ sở này, mở ra cho nƣớc Pháp những con đƣờng dễ dàng cho hàng hóa xâm nhập nƣớc Lào và Đông nam Trung quốc, các tỉnh Vân Nam (Yunnan), Vũ Hán (Guangxi), Quý Dƣơng (Guizhou) và một nửa Tứ Xuyên (Sichuan), và cho phép nƣớc Pháp khai thác nhiều loại sản phẩm từ những vùng đất đai rộng lớn này, mà những sản phẩm sẽ tạo ra một ngành thƣơng mại sinh lợi. Nhân đây, ngƣời ta có thể nghĩ đến

đồng, thiết, kẽm, thủy ngân và nhiều loại trà tuyệt hảo hạng đƣợc tiêu thụ ở nội xứ mà Châu Âu chƣa từng biết đến.

Giám mục Puginier cũng nhấn mạnh rằng lòng nhiệt huyết của hội truyền giáo đã cống hiến trong việc xây dựng nền tảng vững chắc những ngƣời bạn của ngƣời Công giáo trong lòng dân chúng địa phƣơng, đây là điều không đƣợc để phí phạm. Những ngƣời bạn này là sự giúp đỡ cốt yếu trong việc thực hiện kế hoạch thuộc địa. Họ sẽ báo cho ta biết những nguy cơ sắp xảy ra, và đã chuẩn bị để can thiệp vào nếu cần thiết. Ông ta tuyên bố rằng: điều này rất khích lệ cho nƣớc Pháp biết rằng nƣớc Pháp có đƣợc yếu tố quan trọng và thuận lợi ở Bắc Kỳ, nếu nƣớc Pháp biết cách vận dụng nó, yếu tố này sẽ tạo cực kỳ thuận lợi trong việc tiến hành bình định xứ sở này, thiết lập sự ảnh hƣởng của mình và sẽ hỗ trợ từng bƣớc thâu tóm toàn bộ dân chúng cho sự nghiệp của nƣớc Pháp.

Giám mục Puginier tiếp tục nhấn mạnh những gì mà Linh mục tin là cần thiết cho kế hoạch mang tầm chiến lƣợc để củng cố sức mạnh của nƣớc Pháp trong việc thâu tóm xứ Bắc Kỳ.

Giám mục Puginier tiên đoán rằng nếu sự cải đạo đƣợc thực hiện một cách đều đặn nhƣng với từng bƣớc cẩn trọng để tránh sự xung đột đối đầu với truyền thống của ngƣời Việt Nam và khuấy động sự bất bình trong dân chúng, có những lý do tốt đẹp để hy vọng rằng trong vòng ba mƣơi năm, hầu nhƣ toàn bộ Bắc Kỳ sẽ là giáo dân Công giáo, nói một cách khác, là những ngƣời Pháp

Nói tóm lại, vai trò của Puginier nhƣ là của một chính khách cống hiến cho sự bành trƣớng và tính cạnh tranh của quê hƣơng ông. Vai trò của ông có ít điềm tƣơng đồng với động cơ khiêm tốn hơn của việc cải đạo và cứu rỗi linh hồn mà từng cá nhân nhà truyền giáo đến để hoạt động trong lãnh vực đƣợc hội đủ một cách tốt nhất – và, cũng vì lẽ ấy, mà sinh ra mấy cái đề tài „dân tộc học‟.

Những Ghi chép của ông thƣờng đƣợc chính quyền đón nhận một cách đáng khích lệ. Dựa theo một nguồn tin thời kỳ đó, các quan chức và Thống đốc, Paul Bert cũng nhƣ Courbet, đã tham vấn [Puginier] cùng một lòng tôn kính nhƣ nhau; hầu hết trong mọi lúc, họ tuân theo lời khuyên của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 83 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)