Sinh hoạt tâm linh của giáo phận từ sau sắc chỉ cấm đạo ban

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 57 - 64)

CHƢƠNG 2 : GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII – XIX

2.2 Sinh hoạt tâm linh của Giáo phận Tây Đàng Ngoài thế kỷ

2.2.2 Sinh hoạt tâm linh của giáo phận từ sau sắc chỉ cấm đạo ban

hành 1833 đến trước khi người Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam 1884

Ngày 6/1/1833 Minh Mạng ra sắc dụ cấm đạo đầu tiên trong thời gian trị vì. Tuy nhiên sắc chỉ đầu tiên này chƣa đƣợc các quan đầu tỉnh thực hiện một cách triệt để. Khi chỉ dụ vừa mới ban hành các kitô hữu hốt hoảng lo lắng.

Trong một bản tƣờng trình về tình hình Xứ Đoài, tháng 9/1833, thừa sai Marette viết rằng: “Khi vừa nghe tin đầu tiên về bách hại, tất cả các linh mục người địa phương đều tìm cách lo cho sự an toàn riêng của mình, nhất là chúng tôi được biết rằng có mật lệnh của nhà vua bắt chúng tôi. Còn các giáo hữu thì yếu đuối, nên sợ hãi, hốt hoảng. Hầu như khắp nơi người ta vội vã phá nhà thờ, nhà xứ đem đi cất giấu…” [5, tr. 77]. Cũng bắt đầu từ đây những sinh hoạt tâm linh của giáo dân trong toàn cõi Việt Nam nói chung và Giáo phận Tây Đàng Ngoài nói riêng gặp nhiều khó khăn và không có nhiều tiến triển, thậm chí còn sa sút về nhiều mặt.

Giám mục Retord nhận định trong bản phúc trình ngày 4.3.1842 nhƣ sau: “Đạo xưa kia khá phồn thịnh trong địa phận này. Xưa kia linh mục, giáo sĩ, thầy giảng, chủng sinh, người giúp việc Nhà Chúa, các tu viện của nữ tu, rất đông đảo. Xưa kia giáo hữu không vướng vào các việc mê tín dị đoan, đươc tự do nghe giảng Lời Chúa và tham dự các bí tích và ngày lễ lớn của Giáo hôi được cử hành một cách long trọng; xưa kia hằng năm có một số người ngoại theo đạo; xưa kia, có khoảng 1.300 nhà thờ, nhà nguyện; xưa kia trong tay các linh mục và giáo hữu, có nhiều đồ thờ và nhiều sách

quí. Nay thì tất cả đều bị cướp phá, thất lạc, hỏa thiêu và hầu như tất cả các giáo hữu đều phải tham dự vào việc mê tín dị đoạn. Nhiều thừa sai và linh mục bị bắt, bị giết hay bị chết. Chủng sinh bị phân tán; nhiều thầy giảng, nhiều nữ tu phải trở về đời thường. Do đó, 15 năm trước khi có cuộc truy nã, tình hình đức tin gia tăng, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây đức tin sa sút trầm trọng.” [5, tr. 97]

Năm 1846 Giáo phận Tây Đàng Ngoài đƣợc tách ra làm hai: giáo phận Nam Đàng Ngoài (giáo phận Vinh) và Giáo phận Tây Đàng Ngoài (giáo phận Hà Nội). Giám mục giám quản giáo phận dƣới thời vua Thiệu Trị này là giám mục Retord. So với những năm cuối cùng của triều vua Minh Mạng thì những sinh hoạt tâm linh có những bƣớc tiến triển cụ thể:

Bí tích thêm sức năm 1843 có 847 ngƣời đƣợc nhận lãnh bí tích so với 1839 có 71 ngƣời.

Bí tích hòa giải, do các linh mục, chủ yếu là linh mục Việt Nam vừa đông đảo lại dễ di chuyển, cử hành; ở giai đoạn này hầu nhƣ mỗi giáo hữu đã đến tuổi đều có thể mỗi năm ít nhất đƣợc lãnh phép Hòa giải một lần, điều đó có nghĩa là hầu nhƣ tất cả các giáo xứ, giáo họ, đều đƣợc các linh mục tới tận nơi làm mục vụ. Số giáo dân Công giáo lúc này có khoảng 180.000 ngƣời, trong đó có trên 120.000 đến tuổi lãnh nhận các bí tích, năm 1844 có 181.418 phép Hòa giải trong đó chia là 167.586 ngƣời lớ và 13.832 trẻ em; năm 1845 có 26.413 Phép Hòa giải trong đó có 210.531 ngƣời lớn và 15.882 trẻ em [5, tr. 141]

Rƣớc lễ, vì số ngƣời nhận bí tích luôn luôn tăng nên số ngƣời đƣợc rƣớc lễ cũng tăng lên. Điều đó chứng tỏ các thánh lễ Missa thƣờng xuyên đƣơc tổ chức, điều đó cũng cho thánh các sinh hoạt của các giáo hữu diễn ra thƣờng xuyên. Không chỉ các nghi lễ Công giáo đƣợc diễn ra mà song hành cũng với các sinh hoạt, các nghi thức tôn giáo, các thừa sai ngoại quốc và các linh mục bản xứ vẫn làm nhiệm vụ truyền giao tin mừng. Số ngƣời chịu bí

tích Rửa tội tăng lên hàng năm. Năm 1840 chỉ có 78 ngƣời ngoại nhận bí tích rửa tội nhƣng đến năm 1845 con số này tăng lên gâp nhiều lần: 1.126 ngƣời.

Để nhận định tình hình sinh hoạt tâm linh của Giáo phận Tây Đàng Ngoài giai đoạn này Giám Mục Retord đã viết nhƣ sau:

Mặc dầu bão táp của cuộc bách hại, từ 10 năm nay, đạo đã có những tiến triển rất đáng kể. Lúc tôi được chọn làm đại diện Tông tòa Tây Đàng Ngoài (1839), trong cả vương quốc này chỉ có ba khu vực đại diện Tông tòa, bây giờ có sau; lúc đó chỉ còn một giám mục duy nhất đã được tấn phong, bây giờ có mười và sắp sửa có tới mười hai. Vùng truyền giáo do tôi đảm trách lúc đó chỉ có 28 xứ đạo, bây giờ là 35; con số linh mục bản quốc lúc đó là 38, bây giờ là 65; lúc đó chỉ có 17 tu viện Dòng Mến Thánh Giá, bây giờ là 22 với 469 nữ tu. Lúc đó chỉ có quá lắm là 100.000 giáo hữu, bây giờ có ít nhất 130.000. [5, tr. 142]

Dƣới thời vua Tự Đức sinh hoạt tâm linh của giáo phận không đƣợc trong không khí yên bình, những sinh hoạt tâm linh, những Bí tích không đƣợc cử hành thƣờng xuyên, số ngƣời chịu phép rửa cũng không nhiều. Bởi Vua Tự Đức lo ngại đạo Công giáo có thể tiếp tay cho những kẻ nội thù và nguy hiểm hơn là tiếp tay cho Pháp. Nhƣng nghi ngờ của vua Tự Đức không phải không có căn cứ, bằng chứng cho thấy đã có ngƣời Công giáo tham gia vào các cuộc nổi loại nhƣ Vụ Hồng Bào, Vụ của Lê Duy Phụng…và hậu quả của những việc nghi ngờ đó đến năm 1848 vua Tự Đức ra chỉ dụ cấm đạo đầu tiên, nhƣng năm sau đó 1851, 1854 Tự Đức ra tiếp chỉ dụ cấm đạo. Nhƣng cả ba chỉ dụ này không đƣợc áp dụng một cách triệt để. Với nhân sự đông đảo đặc biệt là số linh mục ngƣời bản xứ nên các sinh hoạt tâm linh giai đoạn này vẫn tiến triển bình thƣờng.

Giáo phận Tây Đàng Ngoài nói riêng và cả nƣớc nói chúng sắp bƣớc vào một thời kỳ vô cùng khốn khó khi thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lƣợc Việt Nam. Từ đây những sinh hoạt của giáo dân các giáo phận mới thực sự bị

kiểm soát và cấm cách một cách gay gắt. Các bí tích Công giáo cũng vì thế không đƣợc cử hành thƣờng xuyên, nếu nhƣ không muốn nói là không đƣợc cử hành.

Tính đến sau khi hòa ƣớc Nhâm tuất đƣợc kí kết năm 1862. Hàng giáo sĩ Việt Nam ở Tây Đàng Ngoài còn lại 36 linh mục, ba thừa sai ngƣời ngoại quốc là Giám mục Jeantet, Giám mục Theurel và linh mục Saiget. Giám mục Jeantet đã cho lập chủng viện địa phận tại Kẻ Chằm và Tòa tổng Giám mục chuyển về Kẻ Sở [25, tr. 346].

Để ngăn chặn, canh trừng ngƣời Công giáo, triều đình Tự Đức đã ban hành chính sách nhằm phân tán ngƣời Công giáo vào những làng không Công giáo để họ quản thúc. Đây là một biện pháp thật khủng khiếp. Chính từ những chính sách này đã dẫn đến hệ lụy vô cùng nghiêm trọng trong xã hội Việt Nam lúc bây giờ, gây nên tình trạng chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc.

Những sinh hoạt tâm linh của Giáo phận Tây Đàng Ngoài thực sự trở nên khó khăn sau vụ Francis Garnier và việc dính líu của giám mục Puginier trong việc giải quyết vấn đề vụ Dupuis. Vì những quan hệ nhƣ thế với quân xâm lƣợc Pháp, ngƣời Công giáo ở Tây Đàng Ngoài đã bị ngƣời không Công giáo căm ghét và trả thù. Sự trả thù đau đớn nhất phải kể đến nhóm Văn Thân. Kết cục của việc sát hại này đã làm cho 107 họ đạo bị phá hủy, 03 linh mục bản quốc, hơn 20 thầy giảng hay chủng sinh và nhiều trăm giáo hữu bị sát hại. nhiều giáo hữu bị bắt và bị giết.

Mƣời năm sau vụ Francis Garnier, ngày 03/04/1882 H. Riviere lại đƣợc lệnh đem quân ra đánh Bắc Kì lần 2, việc này làm chấn động dƣ luận trong nhân dân Việt Nam nói chung và đặc biệt mang đến sự hoang mang sợ hãi cao độ trong giới Công giáo. Không lâu sau ngày đem quân đánh Bắc kì, vì lo lắng và sợ hãi nên triều đình Huế đã nhanh chóng đầu hàng dù cho nhân dân có làm nên những chiến thắng vang dội, đó là sự sai lầm nghiêm trọng của triều đình phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Triều đình phong kiến ký hai bản

thỏa ƣớc Harmand và Psatenotre chính thức công nhận sự bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Điều đặc biệt trong cả hai bản thỏa ƣớc này ngƣời ta không thấy nói gì đến tôn giáo (đạo Công giáo) đến các vị thừa sai cùng các Giám mục giám quản các địa phận, chỉ có hiệp ƣớc Psatenotre trong điều 13 có nói rất ngắn gọn nhƣ sau: “…các công dân Pháp và tất cả những ngƣời đƣợc nƣớc Pháp “bảo hộ”, ở Bắc Kỳ cũng nhƣ ở các cửa khẩu Việt Nam đã đƣợc mở cửa, có quyền đi lại tự do buôn bán, sử dụng các động sản và bất động sản đƣợc hoàng đế nƣớc Nam chấp nhận một cách công khai trong các bảo đảm đã đƣợc quy định trong hiệp ƣớc, 15/3/1874 cho các thừa sai và Kitô hữu” [5, tr. 266]

Những biến động lớn về chính trị trong những năm 1882 – 1884, nhất là với chiến dịch chống Công giáo do triều đình Huế phát động, đã gây hoang mang lo sợ trong giáo hữu khắp nơi. Giáo phận Tây Đàng Ngoài năm 1882 mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thƣờng trừ thành Thăng Long vì có ngƣời phao tin rằng chính ngƣời Công giáo đã bắc thang cho quân đội Pháp trèo tƣờng vào chiếm thành. Nên các quan và dân chúng đã tin lời đồn đại đó và đuổi tất cả ngƣời Công giáo, phải ra khỏi Hà Nội. Sau khi H.Riviere tử trận, tình hình trở nên tồi tệ hơn. Nhƣng các họ đạo đã đƣợc Pháp trang bị một số vũ khi và việc tự vệ của các họ đạo đã có hiệu quả nên mức độ thiệt hại không đáng kể.

2.2.3 Sinh hoạt tâm linh của giáo dân Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong thời kỳ Pháp thuộc

Sau hiệp ƣớc 1883 và 1884, theo những điều khoản đƣợc kí kết giữa triều đình Huế và thực dân Pháp, ngƣời Công giáo có thể sinh họat với nhau, không ai cản trở. Nhƣng khi có ngƣời xin gia nhập Công giáo thì có ngay phản ứng từ ngƣời không Công giáo họ tìm mọi cách để khuyên răn, rồi đe dọa. Sự thù nghịch đối với Công giáo đã len lỏi vào trong từng ngƣời Việt không Công giáo. Chính vì thế việc tổ chức các sinh hoạt tâm linh và truyền giáo là hết sức khó khăn đối với một số đông dân chúng Việt Nam.

Triều đình Huế nhìn nhận sự bảo hộ của Pháp trên đất Trung và Bắc Kỳ, một chiến dịch chống Công giáo lại đƣợc triều đình phát động rầm rộ trong nhân dân, đặc biệt trong giới nho sĩ –Văn thân. Nhƣng lần này các nho sĩ ra ta nhƣ những cá nhân đƣợc triều đình khuyến khích và ủng hộ, chứ không nhƣ môt tổ chức nhân dân tự phát. Những nơi nào không có mặt của ngƣời Pháp hay quân đội Pháp, ngƣời Công giáo lại có thể là nạn nhân của phong trào: “bình Tây sát Tả” đây là cái giá phải trả cho sự phát triển của Công giáo dƣới bóng cờ của Pháp.

Các sinh hoạt tâm linh của Giáo phận Tây Đàng Ngoài chỉ thực sự đƣợc phục hôi từ khi nƣớc Pháp kiểm soát đƣợc nền hành chính và tổ chức đƣợc đồn lính ở khắp các phủ huyện.

Tám năm cuối cùng của Giám mục Puginier (1884 – 1892), Công giáo địa phận Tây Đàng Ngoài đã trải rộng về địa lý và gia tăng về dân số, đến năm 1892 số dân Công giáo ở Tây Đàng Ngoài là 220.000 ngƣời, tăng 65.000 trong 8 năm.

Tiểu kết chƣơng 2

Có thể thể thấy mặc dù đến Việt Nam chƣa lâu song với sự nỗ lực không ngừng nghỉ những ngƣời chịu trách nhiệm dẫn dắt giáo hội ở việt Nam đã hình thành một hệ thống tổ chức chặt chẽ, hoàn chỉnh từ Giáo phận đến Giáo hội cơ sở (giáo xứ hay xứ đạo) và hệ các dòng tu các chủng viện đƣợc xây dựng ngày càng nhiều. Trong đó Giáo hội cơ sở giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi đó là nơi diễn ra mọi hoạt động lễ nghi sinh hoạt tôn giáo của tín hữu, là nơi thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo quyền và giáo dân cùng các sinh hoạt khác của cộng đồng xã hội tại địa phƣơng đó.

Có lẽ chính vì có tổ chức hoàn bị nhƣ vậy nên cho dù Công giáo có bị cấm cách, bị bách hại nhƣng những giáo hữu vẫn kiên trì sống đạo, dù có phải đổ máu, có phải hy sinh nhƣng họ vẫn cố gắng duy trì đời sống sinh hoạt tâm linh của mình (sống đạo). Số lƣợng tín hữu không tăng là vì mọi sinh hoạt tâm linh đều bị cấm cách, các thừa sai và linh mục bản xứ không thể nào tiến hành đƣợc nhiệm vụ và chức trách của mình. Thế nhƣng bất cứ khi nào có thể họ đều tranh thủ thời gian để tiếp tục công cuộc truyền giảng và tiến hành thực hiện các nghi thức trong đạo. Họ không đứng lên chống lại, cũng không nhờ sự can thiệp của ngƣời Pháp để bảo vệ mạng sống và tôn giáo của mình nhƣ triều đình Phong kiến vẫn nghĩ, mà ngƣợc lại dƣới sự dìu dắt của các vị Giám mục với sự ngoại giao khéo léo vẫn kiên trì cùng lòng nhiệt thành sống đạo của số giáo hữu giáo phận trong giai đoạn này, Công giáo Giáo phận Tây Đàng Ngoài vẫn đứng vững để rồi khi thực dân Pháp hoàn thành xong quá trình xâm lƣợc, và bắt tay vào bình định Miền Bắc, đạo Công giáo có cơ hội để tái sinh và triển nở hơn.

CHƢƠNG 3:

GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI TRONG MỐI QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI THẾ KỶ XVIII – XIX

3.1. Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XVIII - XIX

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ XIX (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)