Kết quả nghiên cứu, đánh giá về chất lượng môi trường nước khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 36 - 39)

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu

2.5.Kết quả nghiên cứu, đánh giá về chất lượng môi trường nước khu vực

TRƯỚC NĂM 2015

Nghiên cứu quá trình động lực, sự báo sự vận chuyển bùn cát, bồi tụ - xói lở vùng ven biển, cửa sông phục vụ phát triển hệ thống cảng, bến và cụm công nghiệp trên sông Văn Úc, Nguyễn Văn Cư (2009), Viện khoa học công nghệ Việt Nam đã chỉ ra môi trường động lực sa bồi vùng cửa sông ven biển Văn úc rất nhạy cảm và biến động mạnh. Vì vậy, mọi hoạt động dan sinh kinh tế ở vùng này cần phải xem xét thận trọng và chỉ được tiến hành khi đã có cơ sở khoa học chắc chắn. Các dự án đầu tư ven biển, dặc biệt là các công trình dân sinh, kinh tế kể cả việc quai đê, đắp đầm nuôi trồng thủy sản, nạo vét luồng, điều tiết dòng chảy,

đào kênh mới, khai thác cát ... nhất thiết phải có đánh giá tác động môi trường chi tiết.

Ảnh hưởng của một số yếu tố khí tượng tới các quý trình thủy lực vùng cửa sông Hồng – Thái Bình, Phạm Văn Vỵ (2009) Đại học Khoa học Tự nhiên, chế độ thủy triều của vùng ba cứa sông Văn úc, Đáy và Ba Lạt thuộc chế độ nhật triều của vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ, trung bình trong một tháng có hai kỳ nước lớn với cường độ 3- 4m. Xâm nhập mặn thường xuất hiện vào các tháng cuối mùa khô, khoảng cách xâm nhập mặn lớn nhất vào những ngày triều cường trên sông Văn Úc là 25 -35 km, Trên sông Hồng là 20 -23 km, trên sông Đáy là 15 – 17km.

TS . Vũ Hoàng Hoa Trường Đại học Thủy Lợi (2006) Nghiên cứu, dự báo xu thế diễn biến xâm nhập mặn do nước biển dâng cho vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ đã trình bày kết quả nghiên cứu về diễn biến xâm nhập mặn tại chín cửa sông chính vùng ven biển đồng bằng Bắc bộ trong đó có Văn úc, Ba lạt và cửa Đáy để làm cơ sở xây dựng biện pháp ứng phó với mối hiểm họa nước biển dâng. TS.Vũ Hoàng Hoa và Th.S. Nguyễn Thị Hằng Nga(2009) trong dự án Thực trạng môi trường nước vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ, đã cho kết quả một số mẫu nước vùng cửa sông ven biển từ Thái Bình đến Nam Định có nồng độ kim loại Fe, Cu, Zn, As là khá cao. Đây là những nguyên tố có hại cho các loài động vật thủy sinh và rất độc cho con người khi ở hàm lượng vượt giá trị giới hạn cho phép. Hàm lượng các kim loại chì, thuỷ ngân, chrom, cadmi trong nước biển ở vùng nghiên cứu còn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép đối với nuôi trồng thuỷ sản.

Đoàn Thị Thu Trà và cs. (2008) trong báo cáo Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ ở cửa sông Hồng tại Thái Bình và Nam định đã cho thấy độ ôxy hoà tan (DO) của vùng biển thấp, trung bình từ 5,1(Ba Lạt) đến 7,6(Văn Úc). nộng đồ Fe cửa Văn Úc là 0,32(mg/l), Ba Lạt là 0,22 (mg/l) và của Đáy là 0,17(mg/l) qua khảo sát đều thấy vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân là do chất thải công nghiệp, đô thị, các khu dân cư và những hoạt động trên biển gây ra.

Các nghiên cứu trên đều cho cái nhìn tổng quan về khu vực ba cửa sông ven biển là cửa Đáy, cửa Ba Lạt và cửa Văn úc, đây là những khu vực rất nhạy cảm với môi trường, chịu tác động thường xuyên của các hoạt động kinh tế, xã

hội, thiên tai và đặc biệt là biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tuy nhiên việc đánh giá chi tiết hiện trạng chất lượng môi trường nước khu vực 3 cửa sông còn chưa rõ và thiếu những nghiên cứu về xu thế diễn biến môi trường nước khu vực này để có được những đánh giá chi tiết qua đó phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường khu vực ba cửa sông Văn úc, Đáy và Ba Lạt được tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 36 - 39)