Thực trạng quản lý môi trường vùng ba cửa sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 54 - 62)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.1.Thực trạng quản lý môi trường vùng ba cửa sông

4.2. Thực trạng quản lý môi trường vùng ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy

4.2.1.Thực trạng quản lý môi trường vùng ba cửa sông

4.2.1.1. Văn bản pháp lý

Việc quản lý môi trường vùng ba cửa sông Văn Úc, Ba Lạt, và cửa Đáy được thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật, chính sách, thông tư quyết định của nhà nước và các văn bản pháp lý cấp tỉnh quản lý địa chính vùng ba cửa sông, cụ thể như:

Luật Bảo vệ môi trường,

Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực sông,

tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy đến năm 2020,

Quyết định số 865/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050,

Nghị quyết số 54/NQ-TW của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”.

Quyết định số 1821/QDD-TTg về việc phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy.

Quyết định số 1989/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục lưu vực sông liên tỉnh.

4.2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường

Việc tổ chức quản môi trường vùng ba cửa sông do Ủy ban nhân dân, Sở tài nguyên – môi trường các tỉnh: Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình quản lý. Cụ thể:

Sở Tài nguyên - Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh, theo quy định của pháp luật.

Chi cục Bảo vệ Môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có chức năng tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh.

Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường là đơn vị sự nghiệp có thu của Sở Tài nguyên Môi trường, thực hiện công tác quan trắc, phân tích môi trường và thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các doanh nghiệp trên toàn tỉnh.

Chi cục Biển và Hải đảo (Thái Bình là Chi cục Biển, Nam Đinh là Chi cục Biển, Ninh Bình là Chi cục Quản lý Biển, đảo) có chức năng, nhiệm vụ theo Thông tư liên tịch số 26/2010/TTLT-BTNMT-BNV ngày 05 tháng 11 năm 2010 của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Nội vụ. Trong đó Chi cục có chức năng quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo trên địa bàn cấp tỉnh.

Phòng tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố có chức năng tham mưu giúp UBND huyện, thành phố thực hiện việc

quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và môi trường.

Cán bộ địa chính xây dựng cấp xã tham mưu giúp UBND cấp xã quản lý về tài nguyên môi trường ở cấp xã.

Hình 4. 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường cấp tỉnh vùng ba cửa sông

a. Tổ chức quản lý môi trường tại cửa Văn Úc

thuộc địa bàn huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy, Hải Phòng, hiện nay là cửa thoát nước chính của sông Thái Bình, có vị trí quan trọng về quốc phòng – an ninh và là đầu mối giao thông thủy quan trọng của nước ta nói chung và Hải Phòng nói riêng. Việc quản lý tài nguyên môi trường khu vực cửa Văn Úc thuộc thẩm quyền quản lý hành chính của huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy, Hải Phòng.

Về công tác quản lý tài nguyên, môi trường huyện Tiên Lãng: Năm 2013,

công tác môi trường của huyện Tiên Lãng đã đạt được nhiều thành tựu cụ thể như: Xây dựng kế hoạch, phát động tổng vệ sinh môi trường hưởng ứng các ngày liên quan đến lĩnh vực môi trường và các ngày Lễ lớn của đất nước, thành phố, huyện; Thẩm định 05 cam kết và 05 đề án bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản xuất trên địa bàn huyện. Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác cát trái phép trên các tuyến sông, cửa sông, cửa biển thuộc địa bàn huyện. Đẩy mạnh công tác thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn và xây dựng các bãi chứa rác theo Nghị quyết 09/2010/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng. Huyện Tiên Lãng cũng đã triển khai thực hiện Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 29/10/2013 của UBND huyện về triển khai thực hiện Thông báo kết luận số 98-TB/HU ngày 26/6/2013 của Ban thường vụ

Huyện ủy về tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển. Hướng dẫn người dân thuê đất vào mục đích nuôi trồng thủy sản tại xã Vinh Quang.

Về công tác quản lý tài nguyên, môi trường huyện Kiến Thụy: Năm 2013,

huyện đã thông qua Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất 2015, điểu chỉnh quy hoạch nông thôn mới. Công tác quản lý môi trường huyện đã thực hiện lập hồ sơ trình duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng thí điểm lò đốt rác thải sinh hoạt tại xã Thanh Sơn. Năm 2014, huyện đã thực hiện kiểm tra, xây dựng quy chế hoạt động, giám sát hoạt động lò đốt rác Đoàn Xá – Đại Hợp; Khảo sát vị trí mới để lập hồ sơ đề nghị xây dựng thêm lò đốt rác trong năm 2015, tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên nước, đảm bảo vệ sinh môi trường gắn với triển khai các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

Công tác quản lý rừng ngậm mặn: Vùng cửa Văn Úc, cùng với việc số diện tích rừng ngập mặn (RNM) bị thu hẹp, việc khai thác mang tính hủy diện, sự đa dạng sinh học ở vùng cửa sông ven biển bị suy giảm là thực tế đang diễn ra ở vùng cửa sông ven biển huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy. Địa phận xã Đại Hợp huyện Kiến Thụy có diện tích 450 ha rừng ngập mặn chắn sónglà lợi thế để mở rộng quy mô, phát triển nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thuỷ sản và du lịch sinh thái rừng ngập mặn, nhà vườn, nghỉ dưỡng. Đối với huyện Tiên Lãng, diện tích rừng ngập mặn thuộc khoảng 680 ha bao gồm các cánh rừng 9 - 10 tuổi và 5 - 6 tuổi, chủ yếu là rừng trồng. Tại đây có các loài sinh vật như thực vật ngập mặn (15 loài); thực vật phù du (77 loài); rong biển (7 loài); động vật phù du (39 loài); động vật đáy (69 loài); cá (30 loài) và chim, thú và bò sát (51 loài). Theo thống kê của huyện Tiên Lãng, trong các cửa sông, trung bình có từ 20 - 30 cỗ lưới đáy và tại các khu RNM trên có từ 100 - 150 thuyền sử dụng lưới vùi với chiều dài lưới từ 500 - 1.500 m quây lấy RNM để bắt tôm cá đủ loại, từ bé đến lớn, chủ yếu là cá, tôm con. Do tập trung khai thác vùng ven bờ và chỉ sử dụng phương tiện lạc hậu như lưới đóng đáy, quây đăng tự do nên nguồn lợi thuỷ hải sản hiện đang suy giảm, năng suất đánh bắt thấp, tỷ lệ cá tạp, cá con tăng trong các mẻ lưới..

b. Tổ chức quản lý môi trường Cửa sông Ba Lạt

Cửa Ba Lạt nằm trong hệ thống Vườn Quốc Gia Xuân Thủy nên việc quản lý tài nguyên, môi trường ở đây trực tiếp theo quản lý VQG Xuân Thủy.

+ Về công tác quản lý tài nguyên, môi trường huyện Tiền Hải đã định hướng quản lý khai thác sử dụng tài nguyên đi đôi với việc bảo vệ môi trường, chú trọng xử lý chất thải ở các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu dân cư đảm bảo chất thải phải được xử lý trước khi thải ra môi trường, tránh gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường; cần chú ý đến việc đầu tư nâng cao độ phì đất, tái tạo lại cảnh quan,… nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường đất, không khí, nguồn nước để sử dụng đất bền vững.

Huyện Tiền Hải hiện có 19 xã đã có bãi rác và tổ thu gom rác thải chuyên trách, tổ chức thu phí vệ sinh môi trường đến từng hộ gia đình, 8 xã có qui hoạch bãi rác và duy trì tổng vệ sinh hàng tháng. Theo thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiền Hải, trung bình mỗi ngày các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiền Hải thải ra khoảng 101,6 tấn rác thải rắn. Những năm qua do không có điểm chứa chất thải, các doanh nghiệp đều xả thẳng chất thải rắn ra môi trường. Hiện nay, khu công nghiệp Tiền Hải đã có bãi chứa chất thải rắn rộng 4,6 ha. Khi đưa vào sử dụng tháng 10/2010, bãi rác này do Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh quản lý nhưng do hiệu quả không cao, không có doanh nghiệp tham gia đổ chất thải rắn nên tháng 10/2012 đã bàn giao cho UBND huyện Tiền Hải quản lý.

Hiện nay UBND huyện Tiền Hải đã giao cho Công ty Môi trường huyện quản lý, đôn đốc các doanh nghiệp tham gia đổ chất thải rắn tại bãi rác thải tập trung. UBND huyện đã có công văn chỉ đạo, yêu cầu các công ty, doanh nghiệp trong KCN tham gia đổ rác đúng nơi quy định. Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn nên UBND huyện đã định hướng tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tham gia đóng phí rác thải và thực hiện đổ rác và chất thải đúng nơi quy định.

+ Về công tác quản lý tài nguyên, môi trường huyện Giao Thủy

Xác định kinh tế biển là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, Huyện ủy Giao Thủy (Nam Định) đã ban hành Nghị quyết chuyên đề "Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển giai đoạn 2011- 2015", UBND huyện Giao Thủy xây dựng Đề án phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020, tiếp tực triển khai kế hoạch số 81/KH-UBND ngày

29/12/2014 thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ- Đáy đến năm 2020.

Việc quản lý khai thác tài nguyên môi trường của huyện Giao Thủy được cụ thể trên các lĩnh vực như: tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên đất, tài nguyên rừng…Đối với tài nguyên thủy hải sản, UBND huyện chỉ thị xây dựng kế hoạch điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu khai thác, cải tiến ngư lưới, phương tiện máy móc nhằm tăng năng suất, tập trung vào những nghề khai thác những đối tượng có giá trị kinh tế cao. Xúc tiến và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão và dịch vụ hậu cần nghề cá đáp ứng yêu cầu sản xuất và công tác phòng, chống lụt bão. Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản; phân định, hoàn thiện các vùng nuôi bán công nghiệp, công nghiệp và cao sản, trên cơ sở áp dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, hiện đại; tập trung vào một số con nuôi chủ lực ngao, tôm thẻ chân trắng. Tăng cường quản lý nhà nước về con giống, thức ăn trong nuôi trồng hải sản và thuốc thú y thủy sản trên địa bàn huyện; đẩy mạnh sản xuất giống tại địa phương để chủ động về nguồn giống, chủ yếu là tôm và ngao giống.

+ Công tác quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường rừng: Rừng ngập mặn

thuộc địa phận xã Giao Thiện huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, nằm trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy nên nhiều hộ dân trong xã tham gia khai thác hải sản và nguồn lợi từ rừng ngập mặn. Tuy nhiên, do khai thác tràn lan, sử dụng các ngư cụ thô sơ nên hiệu quả kinh tế thấp và ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, rừng ngập mặn của Đảng ủy, UBND xã Giao Thiện hơn 1.000 hộ dân trong xã đã chuyển từ khai thác rừng ngập mặn tự nhiên sang quây vùng khai thác kết hợp nuôi trồng thuỷ, hải sản. Đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản của xã đạt gần 2.000ha, tập trung chủ yếu ở khu vực Cồn Ngạn và một phần trong nội đồng. Bằng hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh và bán công nghiệp với con nuôi chủ lực là tôm sú, tôm rảo, cua và ngao giống, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gần đây, nhân dân trong xã còn tận dụng diện tích mương dẫn nước, ao hồ, đầm, vũng ở cả vùng nước ngọt và nước lợ để trồng rau câu.

Tuy nhiên, một số công tác quản lý chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu sử dụng tài nguyên, bảo vệ tài nguyên môi trường, nghiên cứu khoa học và giao lưu quốc tế. Đội ngũ cán bộ quản lý vẫn còn thiếu hụt ở một số chuyên ngành

như: Thủy sản, Luật và Môi trường. Các cấp quản lý vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức để kiểm soát và hạn chế các áp lực về phát triển kinh tế, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu... gây nên đối với đa dạng sinh học ở vùng cửa sông, ven biển. Việc thiếu cơ chế quản lý và chia sẻ lợi ích của việc sử dụng tài nguyên đất ngập nước vẫn còn tồn tại.

c. Tổ chức quản lý môi trường Cửa Đáy

Vùng ven biển cửa sông Đáy nằm trên 7 xã thuộc huyện Kim Sơn – Ninh Bình và 6 xã thuộc huyện Nghĩa Hưng – Nam Định nên việc quản lý tài nguyên, môi trường vùng cửa sông Đáy thuộc thẩm quyền quản lý hành chính của 2 huyện là Kim Sơn và Nghĩa Hưng theo ranh giới địa chính.

+ Công tác quản lý tài nguyên,bảo vệ môi trường huyện Nghĩa Hưng: Đại

hội Đại biểu Đảng bộ huyện Nghĩa Hưng lần thứ XXIII đã xác định: Kinh tế biển có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng- an ninh và chủ quyền tuyến biển. Để đảm bảo cả lợi ích trước mắt và lâu dài cần được tập trung đầu tư, tổ chức quản lý, khai thác một cách có trật tự, kỷ cương và đạt hiệu quả kinh tế cao cũng như đáp ứng được các vấn đề cấp thiết về bảo vệ môi trường.

Một số thành tựu quản lý tài nguyên môi trường của huyện hiện nay đã đạt được, cụ thể:

- Đã xây dựng quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế biển, thường xuyên rà soát bổ sung quy hoạch, kế hoạch hàng năm, 5 năm, 10 năm và tầm nhìn xa hơn. Đặc biệt là quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở như: Thủy lợi, đường giao thông, điện, nước sạch, khu dân cư, vùng nuôi trồng, vùng sản xuất con giống, vùng trồng cây công nghiệp, vùng phát triển du lịch sinh thái biển.…, phù hợp với đặc điểm tình hình từng khu vực và cả vùng.

- Đã xác định và quy hoạch vùng nuôi, con nuôi chủ lực, phương thức nuôi trồng thủy sản, cây công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

- Tổ chức, nâng cao năng lực đánh bắt thủy sản cả trong lộng, ngoài khơi; trong đó đặc biệt chú ý bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Nghiêm cấm các hoạt động đánh bắt mang tính hủy diệt, gây ô nhiễm môi trường.

- Chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi sản xuất diêm nghiệp, sản xuất các mặt hàng từ cói hàng năm sản xuất khoảng 4.000 - 4.500 tấn muối ăn, hàng trăm

sản phẩm từ cói. Trồng rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, rừng chắn sóng tạo điều kiện cho quần thể sinh vật cư trú, phát triển, đồng thời bảo vệ vững chắc tuyến đê biển nhất là trong mùa mưa bão.

- Chỉ đạo làm tốt các dịch vụ nghề biển, tiêu thụ sản phẩm và ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào nuôi trồng, đánh bắt, sơ chế thủy sản. Làm tốt công tác khuyến ngư. Phát triển kinh tế biển đã góp phần giải quyết hàng chục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 54 - 62)