Hiện trạng đất ngập nước vùng cửa sông Văn Úc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 68 - 70)

Mô tả

Diện tích bãi bồi ven biển Hải Phòng là 17.000 ha, diện tích có rừng ngập mặn 11.000 ha, diện tích chưa có rừng ngập mặn 1.000 ha, đầm nuôi thủy sản nước lợ 5.000 ha.

Rừng ngập mặn

50 loài thuộc 28 họ Chủ yếu là loài Bần chua (Sonneratia caseolaris), ngoài ra có Trang (Kandelia candel), Sú (Aegiceras corniculata), Ô rô biển (Acanthus ebracteatus), Mắm biển (Avicennia marina), Giá, Cói (Cyperus malaccensis).

Các loài động, thực vật

Có 185 loài thực vật phù du (Phytoplankton), 306 loài động vật đáy, 90 loài cá, 5 loài bò sát và 37 loài chim, trong đó có các loài chim nước thường gặp như: Vịt trời (Anas poecilorhyncha), Chim lặn (Podiceps ruficolis), Sâm cầm (Fulica atra), Cốc đế

(Phalacrocorax carbo), Gà lôi nước (Hydrophasianus chirurgus), Gà nước (Rallus).

Các loài chim di cư

Các loài chim nước thường gặp như: Vịt trời (Anas poecilorhyncha), Chim lặn (Podiceps ruficolis), Sâm cầm (Fulica atra), Cốc đế (Phalacrocorax carbo), Gà lôi nước (Hydrophasianus chirurgus), Gà nước (Rallus).

Kinh tế địa phương

Người dân ở đây sống chủ yếu nhờ nuôi trồng thuỷ sản.

Nguồn: Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Bắc (2015)

Vùng cửa Văn Úc, cùng với việc số diện tích rừng ngập mặn (RNM) bị thu hẹp, việc khai thác mang tính hủy diệt, sự đa dạng sinh học ở vùng cửa sông ven biển bị suy giảm là thực tế đang diễn ra ở vùng cửa sông ven biển huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy. Địa phận xã Đại Hợp huyện Kiến Thụy có diện tích 450 ha rừng ngập mặn chắn sóng là lợi thế để mở rộng quy mô, phát triển nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thuỷ sản và du lịch sinh thái rừng ngập mặn, nhà vườn, nghỉ dưỡng. Đối với huyện Tiên Lãng, diện tích rừng ngập mặn thuộc khoảng 680 ha bao gồm các cánh rừng 9 - 10 tuổi và 5 - 6 tuổi, chủ yếu là rừng trồng. Tại đây có các loài sinh vật như thực vật ngập mặn (15 loài); thực vật phù du (77 loài); rong biển (7 loài); động vật phù du (39 loài); động vật đáy (69 loài); cá (30 loài) và chim, thú và bò sát (51 loài). Theo thống kê của huyện Tiên Lãng, trong các cửa sông, trung bình có từ 20 - 30 cỗ lưới đáy và tại các khu RNM trên có từ 100 - 150 thuyền sử dụng lưới vùi với chiều dài lưới từ 500 - 1.500 m quây lấy RNM để bắt tôm cá đủ loại, từ bé đến lớn, chủ yếu là cá, tôm con. Do tập trung khai thác vùng ven bờ và chỉ sử dụng phương tiện lạc hậu như lưới đóng đáy, quây đăng tự do nên nguồn lợi thuỷ hải sản hiện đang suy giảm, năng suất đánh bắt thấp, tỷ lệ cá tạp, cá con tăng trong các mẻ lưới..

Vùng cửa sông Ba Lạt, rừng ngập mặn thuộc địa phận xã Giao Thiện huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, nằm trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy nên nhiều hộ dân trong xã tham gia khai thác hải sản và nguồn lợi từ rừng ngập mặn. Tuy nhiên, do khai thác tràn lan, sử dụng các ngư cụ thô sơ nên hiệu

quả kinh tế thấp và ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, rừng ngập mặn của Đảng ủy, UBND xã Giao Thiện hơn 1.000 hộ dân trong xã đã chuyển từ khai thác rừng ngập mặn tự nhiên sang quây vùng khai thác kết hợp nuôi trồng thuỷ, hải sản. Đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản của xã đạt gần 2.000ha, tập trung chủ yếu ở khu vực Cồn Ngạn và một phần trong nội đồng. Bằng hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh và bán công nghiệp với con nuôi chủ lực là tôm sú, tôm rảo, cua và ngao giống, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gần đây, nhân dân trong xã còn tận dụng diện tích mương dẫn nước, ao hồ, đầm, vũng ở cả vùng nước ngọt và nước lợ để trồng rau câu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 68 - 70)