Hiện trạng đất ngập nước vùng cửa sông Ba Lạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 70 - 71)

Mô tả Diện tích rừng ngập mặn 6.008 ha và diện tích bãi bồi 25.934 ha (ảnh 1). Bãi triều được bồi đắp do phù sa hàng năm với tốc độ tương đối nhanh (26-67m/năm).

Rừng ngập mặn Thực vật ngập mặn có 95 loài, các loài phổ biến là Bần chua (Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia candel), Mắm quăn (Avicennia lanata), Cóc kèn (Derris trifoliata), Mắm biển (Avicennia marina).

Các loài động, thực vật

Có 180 loài tảo, 165 loài động vật phù du, 200 loài đông vật đáy, 56 loài cá thuộc 29 họ, 6 loài động vật có vú và 181 loài chim nước trong đó nhiều nhất là các loài của bộ sẻ (Passeriformes).

Các loài quý hiếm và đang bị nguy hiểm

Trong đó có 3 loài quý hiếm: Rái cá (Lutra lutra), cá Heo (Delphinus) và cá Đầu ông sư (Neophocaena phocaenoides) và có 9 loài được ghi vào sách đỏ quốc tế.

Nguồn: Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Bắc (2015)

Vùng cửa sông Đáy có rừng ngập mặn Kim Sơn (Ninh Bình) được chính phủ Việt Nam, Nhật Bản và Ban quản lý rừng phòng hộ Ninh Bình trồng từ năm 1995 với 2 loại cây sú, vẹt. Với vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học, nơi đây được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng. Hiện nay thì các loài cây chính của rừng là cây Trang, cây Bần chua, cây đước, cây sậy và cây Bần trắng. Tổng diện tích rừng Kim Sơn gần 1300 ha, chủ yếu được trồng ở những bãi bồi ven biển. Bãi ngang Kim Sơn được Tổ chức BirdLife đánh giá là vùng đất ngập nước có tầm quan

trọng ở vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ, được kiến nghị công nhận là khu Ramsar do đáp ứng các tiêu chí: tập trung nhiều kiểu đất ngập nước còn khá nguyên trạng đặc trưng cho vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ, là nơi tập trung chim nước với số lượng gần 28.000 cá thể. Việc bảo tồn đa dạng sinh học vùng lõi gắn liền với việc bảo tồn rừng ngập mặn và những bãi bồi ven biển, cửa sông. Không giống như các khu bảo tồn trong nội địa, vùng lõi trong khu dự trữ sinh quyển này vẫn thường xuyên chịu sức ép của việc khai thác và đánh bắt thuỷ sản. Rừng ngập mặn là nơi nuôi dưỡng sinh đẻ của các loài hải sản. Như một vườn ươm cho sự sống của biển, rừng ngập mặn cung cấp nguồn lợi thuỷ sản phong phú cùng với 500 loài động thực vật thuỷ sinh và cỏ biển cung cấp nhiều loài thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá biển, vạng, trai, sò, cá tráp, rong câu chỉ vàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 70 - 71)