Ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 64)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.1.Ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản

4.3. Các nguồn thải và ảnh hưởng của hoạt động kinh tế tới môi trường nước

4.3.1.Ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản

Đánh bắt hải sản là ngành truyền thống của người dân vùng ba cửa sông với một số xã có ít đất nông nghiệp. Phương tiện tàu thuyền khai thác nhỏ, chủ yếu tập trung khai thác ở vùng nông (gần bờ) cùng với các phương tiện thủ công của người dân địa phương.

Thống kê năm 2015 vùng cửa sông Văn Úc, địa phận huyện Kiến Thụy tổng số tàu thuyền trên địa bàn huyện là 258 chiếc với 962 lao động, địa phận huyện Tiên Lãng có khoảng 430 tàu thuyền với khoảng 1000 lao động.

Vùng cửa sông Ba Lạt, địa phận huyện Tiền Hải – Thái Bình có 900 phương tiện khai thác thủy sản và làm dịch vụ hậu cần, trong đó có 162 tàu có công suất trên 40 CV đánh bắt tầm trung, 4 tàu công suất trên 300 CV đánh bắt xa bờ... Các ngư dân ở đây chủ yếu sử dụng lưới rê để khai thác vùng lộng và ven bờ; các tàu tầm trung cũng thường xuyên bám biển sử dụng lưới rê để khai thác và chuyên chở ngao. Sản phẩm khai thác được chủ yếu là các loại cá xuất khẩu như thu, nhụ, đé, dưa, sứa... với sản lượng đánh bắt được khoảng 200 - 300 kg/chuyến/3 ngày, đêm. Địa phận huyện Giao Thủy hiện có trên 1000 phương tiện tàu thuyền hoạt động trên biển.

Vùng cửa Đáy, địa phận huyện Nghĩa Hưng có trên 437 tàu cá, huyện Kim Sơn có trên 100 tàu thuyền đánh cá với khoảng 240 lao động.

Việc nuôi lồng, bè trên sông cũng gây ra nhiều vấn đề về môi trường nước cửa sông, khi chất cặn bã phân hủy từ thức ăn trôi dạt ra dòng chảy của sông, ảnh hưởng đến môi trường sống của các sinh vật thủy sinh khác vùng cửa sông.

Ngoài ra hoạt động nuôi tôm (đặc biệt là nuôi tôm trên cát), cá ven biển, ven cửa sông cũng gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm, khi nước nuôi tôm, cá được pha từ các chất hóa học, các loại thuốc chống bệnh cho tôm cá được thải trực tiếp ra sông gây ô nhiễm nặng nề cho các con sông.

Năm 2015, tổng sản lượng thủy sản vùng 3 cửa sông đạt 184796 tấn. Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và trọng tâm ở vùng ba cửa sông Văn Úc, Ba Lạt, cửa Đáy trong đó nổi bật là các hoạt động khai thác đánh bắt và

nuôi trồng. Nhờ ưu thế tự nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản vùng ba cửa sông phát triển mạnh mẽ, song song với đó là các hệ lụy đến môi trường nếu không kiểm soát nguồn chất thải từ hoạt động này.

Bảng 4. 4. Diện tích nuôi trồng thủy sản vùng ba cửa sông Văn Úc, Ba Lạt, Đáy năm 2015

Tỉnh Cửa sông Huyện Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha)

Sản lượng thủy sản

(tấn)

Hải Phòng Văn Úc Kiến thụy 1.256 14.970

Tiên Lãng 2.800 14.670

Thái Bình

Ba Lạt Tiền Hải 4.839 77.800

Nam Định Giao Thủy 4.990 31.203

Cửa Đáy Nghĩa Hưng 3.020 25.435

Ninh Bình Kim Sơn 20.718

Tổng 184.796

Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình 2015 4.3.2. Ảnh hưởng của rác thải công nghiệp và sinh hoạt

Vùng ven sông luôn là nơi tập trung dân cư sinh sống và các hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển đặc biệt là ở vùng hạ lưu, cửa sông do địa hình bằng phẳng, giao thông bằng đường bộ, đường sông, đường biển đều thuận lợi, song song với việc phát triển kinh tế thì nó mang lại nhiều hệ quả xấu về môi trường, khi rác thải, nước thải công nghiệp và sinh hoạt không được xử lý mà thải trực tiếp ra sông, đây là nguôn gây ô nhiễm rất nguy hiểm vì hàm lượng ô nhiễm cao, hủy hoại trực tiếp môi trường sống của các sinh vật cửa sông, làm ô nhiễm nặng nề khu vực này.

Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đều là các tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao ở nước ta, đi cùng với đó là hàng loạt các khu công nghiệp ra đời, phần lớn các khu công nghiệp này được xây dựng ở khu vực ven biển hoặc gần các con sông lớn riêng thành phố Hải Phòng đá có trên 10 nghìn cơ sở công nghiệp.

Bảng 4. 5. Tải lượng các chất ô nhiễm từ đất liền đối với nước biển ven bờ

Chất ô nhiễm Vùng Hải Phòng- Quảng Ninh Vùng Đà Nẵng- Quảng Nam Vùng Vũng Tàu - Tp. HCM

Nước thải (103m3/năm) 895.793,00 1.385 20.935 COD (tấn /năm) 141.122,30 129.020 5.674 BOD 25.207,80 34.248 3.559 TN 14.272,30 1.776 1.214 TP 7.770,20 587 83.6 TSS 3.079.485,70 5.297 Cu 65,29 Pb 45,12 Zn 840,73 Hg 5,13 A s 45,89 Cd 3,44 Thuốc trừ sâu 7,50 Phân hoá học 255,10 9.571 Dầu mỡ 22.448,10

Nguồn: Phân viện Biển tại Hải Phòng, Sở KH,CN&MT Đà Nẵng, Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) Bảng 4. 6. Tổng thải lượng một số chất ô nhiễm đổ ra biển qua hệ thống

sông Thái Bình và sông Hông

Hệ thống sông

Thông số

Cu Pb Zn As Hg Cd NO3 PO4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thái Bình 1.101 154 3.352 120 17 164 10.466 9.888

Hồng 2.817 730 2.015 448 11 118 24.602 14860

Nguồn: Chương trình nghiên cứu Biển cấp Nhà nước KT.03.07

Qua các bảng 4.4,4.5 có thể thấy ảnh hưởng của chất thải từ các hoạt động công nghiệp và từ nước thải, rác thải sinh hoạt là vô cùng lớn tới môi trường nước vùng cửa sông, kể cả các hoạt động sâu trong nội địa, xa vùng cửa sông.

4.3.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát

Trong những năm gần đây hoạt động khai thác cát manh mẽ ở trên các con sông đang là vấn đề nhức nhối của các địa phương trong cả nước, trong đó khu

vực 3 cửa sông Văn Úc, Ba Lạt và cửa Đáy cũng đang diễn biến phức tạp với nạn khai thác cát trái phép, làm thay đổi dòng chảy, sạt lở đất bãi bồi ven sông, ven biển.

Theo PGS.TS Vũ Thanh Ca, Vụ trưởng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên Môi trường), việc hút cát quá mức đã khiến một vài nơi trên sông Hồng và các sông dọc Bắc - Nam bị hạ thấp và giảm mực nước. Nếu lượng cát bị hút quá nhiều tại một vị trí, nhất là nạo vét thông luồng, mực nước tại đó và thượng nguồn sẽ bị giảm. Độ dốc đáy sông và mặt nước tăng lên nên vận tốc dòng chảy cũng tăng theo, gây xói lở đáy và làm lộ ra các chỗ nông khác ở khu vực thượng nguồn.

Lòng sông bị hạ thấp còn dẫn đến mực nước ngầm hai bên bờ sông bị hạ, gia tăng tác động xấu của hạn hán; một số cây trồng ở hai bên có thể bị chết và tạo ra những thay đổi đến hệ sinh thái. Hạ thấp mực nước ngầm còn ảnh hưởng đến hoạt động khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt của dân cư. Ngoài ra, dòng sông bị tụt khiến chân công trình bị lộ và nhanh chóng hư hỏng.

4.3.4. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch và dịch vụ tại vùng cửa sông và khu du lịch ven biển du lịch ven biển

Theo như đánh giá, hoạt động du lịch, dịch vụ tại các khu vực ven biển phát triển mạnh trong những năm gần đây. Chính hoạt động này đã kéo theo sự gia tăng chất thải, gây sức ép lên môi trường vùng cửa sông và ven biển. Do việc quản lý tại khu du lịch chưa được tốt, vấn đề bảo vệ môi trường đối với các hộ kinh doanh chưa được chú trọng và ý thức của các du khách đang còn kém gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường vùng du lịch của ba cửa sông: Văn Úc, Ba Lạt và cửa Đáy.

Khu vực ba cửa sông và khu vực tiếp giáp với ba cửa sông này có khá nhiều các điểm du lịch nổi tiếng như Đồ Sơn (Hải Phòng), Cồn Đen (Thái Thụy), Cồn Vành (Tiền Hải), Thịnh Long ( Nam Định), Kim Sơn (Ninh Bình), lượng khách du lịch gia tăng qua từng năm tạo nên sức ép đối với môi trường của khu vực, trong đó có môi trường nước cùng ba cửa sông là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh ý thức người dân còn chưa được nâng cao và công tác xử lý rác thải, chất thải của nước ta còn gặp nhiều khó khăn.

Đáy và Ba Lạt 2015

Đơn vị: Nghìn lượt người

Tỉnh Tổng khách Khách Quốc tế Khách Trong nước

Hải Phòng 4.200 569 3.631

Thái Bình 450 17 433

Nam Định 1.500 20 1.480

Ninh Bình 3.500 500 3.000

Tổng 9.650 1.106 8.544

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê 4.3.5. Hoạt động khai thác rừng ngập mặn

Hoạt động khai thác hải sản trên bãi triều: các hoạt động gây hại cho các dải rừng ngập mặn: dùng cào để cào cua, nhổ mất các cây ngập mặn mới trồng, đào bới các loài hai mảnh vỏ trong rừng ngập mặn đồng thời chặt luôn các cây trồng để mở rộng nơi đào bới. Một số thuyền đi đánh cá về không theo luồng lạch mà chạy qua rừng ngập mặn mới trồng cũng làm cho nhiều cây bị bật gốc…

Hoạt động làm đầm tôm (từ những năm 1980), nuôi vạng - vây vạng tự nhiên (từ những năm 1990) đã làm rừng ngập mặn bị phá huỷ và hàng trăm hecta bãi triều bị đào xới, ô nhiễm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái ngập nước ven biển.

Bảng 4. 8. Hiện trạng đất ngập nước vùng cửa sông Văn Úc

Mô tả

Diện tích bãi bồi ven biển Hải Phòng là 17.000 ha, diện tích có rừng ngập mặn 11.000 ha, diện tích chưa có rừng ngập mặn 1.000 ha, đầm nuôi thủy sản nước lợ 5.000 ha.

Rừng ngập mặn

50 loài thuộc 28 họ Chủ yếu là loài Bần chua (Sonneratia caseolaris), ngoài ra có Trang (Kandelia candel), Sú (Aegiceras corniculata), Ô rô biển (Acanthus ebracteatus), Mắm biển (Avicennia marina), Giá, Cói (Cyperus malaccensis).

Các loài động, thực vật

Có 185 loài thực vật phù du (Phytoplankton), 306 loài động vật đáy, 90 loài cá, 5 loài bò sát và 37 loài chim, trong đó có các loài chim nước thường gặp như: Vịt trời (Anas poecilorhyncha), Chim lặn (Podiceps ruficolis), Sâm cầm (Fulica atra), Cốc đế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Phalacrocorax carbo), Gà lôi nước (Hydrophasianus chirurgus), Gà nước (Rallus).

Các loài chim di cư

Các loài chim nước thường gặp như: Vịt trời (Anas poecilorhyncha), Chim lặn (Podiceps ruficolis), Sâm cầm (Fulica atra), Cốc đế (Phalacrocorax carbo), Gà lôi nước (Hydrophasianus chirurgus), Gà nước (Rallus).

Kinh tế địa phương

Người dân ở đây sống chủ yếu nhờ nuôi trồng thuỷ sản.

Nguồn: Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Bắc (2015)

Vùng cửa Văn Úc, cùng với việc số diện tích rừng ngập mặn (RNM) bị thu hẹp, việc khai thác mang tính hủy diệt, sự đa dạng sinh học ở vùng cửa sông ven biển bị suy giảm là thực tế đang diễn ra ở vùng cửa sông ven biển huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy. Địa phận xã Đại Hợp huyện Kiến Thụy có diện tích 450 ha rừng ngập mặn chắn sóng là lợi thế để mở rộng quy mô, phát triển nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thuỷ sản và du lịch sinh thái rừng ngập mặn, nhà vườn, nghỉ dưỡng. Đối với huyện Tiên Lãng, diện tích rừng ngập mặn thuộc khoảng 680 ha bao gồm các cánh rừng 9 - 10 tuổi và 5 - 6 tuổi, chủ yếu là rừng trồng. Tại đây có các loài sinh vật như thực vật ngập mặn (15 loài); thực vật phù du (77 loài); rong biển (7 loài); động vật phù du (39 loài); động vật đáy (69 loài); cá (30 loài) và chim, thú và bò sát (51 loài). Theo thống kê của huyện Tiên Lãng, trong các cửa sông, trung bình có từ 20 - 30 cỗ lưới đáy và tại các khu RNM trên có từ 100 - 150 thuyền sử dụng lưới vùi với chiều dài lưới từ 500 - 1.500 m quây lấy RNM để bắt tôm cá đủ loại, từ bé đến lớn, chủ yếu là cá, tôm con. Do tập trung khai thác vùng ven bờ và chỉ sử dụng phương tiện lạc hậu như lưới đóng đáy, quây đăng tự do nên nguồn lợi thuỷ hải sản hiện đang suy giảm, năng suất đánh bắt thấp, tỷ lệ cá tạp, cá con tăng trong các mẻ lưới..

Vùng cửa sông Ba Lạt, rừng ngập mặn thuộc địa phận xã Giao Thiện huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, nằm trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy nên nhiều hộ dân trong xã tham gia khai thác hải sản và nguồn lợi từ rừng ngập mặn. Tuy nhiên, do khai thác tràn lan, sử dụng các ngư cụ thô sơ nên hiệu

quả kinh tế thấp và ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, rừng ngập mặn của Đảng ủy, UBND xã Giao Thiện hơn 1.000 hộ dân trong xã đã chuyển từ khai thác rừng ngập mặn tự nhiên sang quây vùng khai thác kết hợp nuôi trồng thuỷ, hải sản. Đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản của xã đạt gần 2.000ha, tập trung chủ yếu ở khu vực Cồn Ngạn và một phần trong nội đồng. Bằng hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh và bán công nghiệp với con nuôi chủ lực là tôm sú, tôm rảo, cua và ngao giống, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gần đây, nhân dân trong xã còn tận dụng diện tích mương dẫn nước, ao hồ, đầm, vũng ở cả vùng nước ngọt và nước lợ để trồng rau câu.

Bảng 4. 9: Hiện trạng đất ngập nước vùng cửa sông Ba Lạt

Mô tả Diện tích rừng ngập mặn 6.008 ha và diện tích bãi bồi 25.934 ha (ảnh 1). Bãi triều được bồi đắp do phù sa hàng năm với tốc độ tương đối nhanh (26-67m/năm).

Rừng ngập mặn Thực vật ngập mặn có 95 loài, các loài phổ biến là Bần chua (Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia candel), Mắm quăn (Avicennia lanata), Cóc kèn (Derris trifoliata), Mắm biển (Avicennia marina).

Các loài động, thực vật

Có 180 loài tảo, 165 loài động vật phù du, 200 loài đông vật đáy, 56 loài cá thuộc 29 họ, 6 loài động vật có vú và 181 loài chim nước trong đó nhiều nhất là các loài của bộ sẻ (Passeriformes).

Các loài quý hiếm và đang bị nguy hiểm

Trong đó có 3 loài quý hiếm: Rái cá (Lutra lutra), cá Heo (Delphinus) và cá Đầu ông sư (Neophocaena phocaenoides) và có 9 loài được ghi vào sách đỏ quốc tế.

Nguồn: Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Bắc (2015)

Vùng cửa sông Đáy có rừng ngập mặn Kim Sơn (Ninh Bình) được chính phủ Việt Nam, Nhật Bản và Ban quản lý rừng phòng hộ Ninh Bình trồng từ năm 1995 với 2 loại cây sú, vẹt. Với vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học, nơi đây được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng. Hiện nay thì các loài cây chính của rừng là cây Trang, cây Bần chua, cây đước, cây sậy và cây Bần trắng. Tổng diện tích rừng Kim Sơn gần 1300 ha, chủ yếu được trồng ở những bãi bồi ven biển. Bãi ngang Kim Sơn được Tổ chức BirdLife đánh giá là vùng đất ngập nước có tầm quan

trọng ở vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ, được kiến nghị công nhận là khu Ramsar do đáp ứng các tiêu chí: tập trung nhiều kiểu đất ngập nước còn khá nguyên trạng đặc trưng cho vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ, là nơi tập trung chim nước với số lượng gần 28.000 cá thể. Việc bảo tồn đa dạng sinh học vùng lõi gắn liền với việc bảo tồn rừng ngập mặn và những bãi bồi ven biển, cửa sông. Không giống như các khu bảo tồn trong nội địa, vùng lõi trong khu dự trữ sinh quyển này vẫn thường xuyên chịu sức ép của việc khai thác và đánh bắt thuỷ sản. Rừng ngập mặn là nơi nuôi dưỡng sinh đẻ của các loài hải sản. Như một vườn ươm cho sự sống của biển, rừng ngập mặn cung cấp nguồn lợi thuỷ sản phong phú cùng với 500 loài động thực vật thuỷ sinh và cỏ biển cung cấp nhiều loài thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá biển, vạng, trai, sò, cá tráp, rong câu chỉ vàng.

Bảng 4. 10. Hiện trạng đất ngập nước vùng cửa sông Đáy

Mô tả Vùng cửa sông điển hình, bãi triều được hình thành do sự bồi đắp phù sa hàng năm với tốc độ khá nhanh. Diện tích bãi triều là 11.409 ha, trong đó diện tích có khả năng trồng rừng ngập mặn là 6.775 ha.

Rừng ngập mặn Diện tích rừng ngập mặn 3.388 ha, với 52 loài thuộc 48 chi và 26 họ. Các loài chủ yếu là loài Bần chua (Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia candel), Sú (Aegiceras corniculata), Giá (Excoecaria agallocha), Mắm quăn (Avicennia lanata).

Các loài động, thực vật

170 loài tảo, 108 loài động vật phù du, 37 loài động vật đáy, 152 loài cá, trong đó bộ cá Vược (Perciformes), bộ cá Trích (Clupeiformes) và bộ cá Bơn (Pleuronectiformes) có số loài nhiều nhất.

Các loài chim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 64)