Hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực cửa sông ven biển trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 27 - 30)

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu

2.3.Hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực cửa sông ven biển trên thế giới

VEN BIỂN TRÊN THẾ GIỚI

Đối với các quốc gia ven biển, cửa sông luôn là cửa ngõ quan trọng thông thương với Thế giới bên ngoài. Là cái nôi của các nên văn minh nhân loại. Sông

Nin gắn liền với nên văn minh cổ đại cai cập, sông Hoàng Hà, Trương Giang gắn liền với văn minh Trung Hoa; sông Ấn, sông Hằng cái nôi nền văn minh Ấn Độ. Do là vị trí có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội là khu vực giao thương và phát triển đô thị. Nên môi trường cửa sông ven biển là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các hoạt động của con người.

Hiện nay trên thế giới rất nhiều lưu vực sông, vùng cửa sông ven biển đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động của con người gây ra trong đó đặc biệt phải kể đến các trường hợp như:

- Các sự cố tràn dầu lớn trên thế giới Giàn khoan Deepwater Horizon bốc cháy dữ dội suốt 36 giờ trước khi chìm. Trước khi vụ nổ xảy ra, có khoảng 2,6 triệu lít dầu trên giàn khoan Deepwater Horizon với công suất 8.000 thùng dầu/ngày. Trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991, khi quân đội Iraq rút khỏi Kuwait, họ đã mở tất cả các van của giếng dầu và phá vỡ các đường ống dẫn dầu nhằm ngăn cản bước tiến của quân đội Mỹ. Kết quả là một lượng dầu lớn nhất trong lịch sử đã phủ lên Vịnh Ba tư. Ước tính, số dầu loang tương đương 240 triệu gallon dầu thô. Diện tích dầu loang có kích thước tương đương đảo Hawaii. Một liên minh được thành lập nhằm ngăn chặn và cách ly ứng cứu sự cố tràn dầu khủng khiếp này. Họ cố gắng hạn chế sự lây lan bằng cách đóng các ống dẫn dầu bị ở bằng loại bom thông minh. Tuy nhiên, mọi cố gắng phục hồi đều phải đợi chiến tranh kết thúc. Để bảo vệ nước khỏi bị nhiễm bẩn, họ đã phải huy động khoảng 40 km thanh hút dầu nổi trên mặt nước và 21 máy tách dầu khỏi nước. Các sự kiện này đã hủy hoại gần như hoàn toàn các hệ sinh thái cửa sông, ven biển trong vùng ảnh hưởng. Và quá trình khắc phục và phục hồi môi trường ven biển này cần một thời gian rất dài và tốn nhiều công sức lẫn tiền của các quốc gia bị ảnh hưởng.

- Đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh và mất kiểm soát trên toàn cầu đã làm ô nhiễm môi trường nặng nề, đặc biệt là các hệ thống sông chính trên thế giới, do vị thế rất thích hợp nên các đô thị lớn thường ở lưu vực các con sông, và vùng cửa sông, do quá trình giao thương xây dựng nên. Trong quá trình phát triển này một lượng rác thải, khí thải, chất thải khổng lồ chưa qua xử lý đã làm ô nhiễm các con sông lớn trên thế giới điển hình như: sông Buriganga là một trong những con sông lớn chạy qua thủ đô Dhaka của Bangladesh. Tuy nhiên, từ năm 1995 - 1999, mức ô nhiễm sông Buriganga rất cao. Sông bị ô nhiễm bởi các hóa

chất từ các nhà máy ximăng, xà phòng, nhuộm, da và giấy. Hầu hết những loại hóa chất được xác định có trong nước sông đều thuộc nhóm 12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), rất độc hại đối với con người. Các chất ô nhiễm này liên tục thâm nhập vào cơ thể con người thông qua thực phẩm, đồ uống và phá hủy các bộ phận của cơ thể.

Sông Marilao, Philippines Nằm trong hệ thống các sông gần vùng ngoại ô tỉnh Bulacan ở Philippines, sông Marilao đang bị ô nhiễm nặng nề với đủ thứ rác thải sinh hoạt hàng ngày. Đây còn là nơi lưu thông hàng hóa cho các khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì. Chính vì vậy, nguồn nước của sông Marilao chứa rất nhiều hóa chất gây độc hại cho sức khỏe con người như đồng, thạch tín. Các chất ô nhiễm này gây ra các vấn đề về sức khỏe cho cư dân trong vùng và xa hơn nó còn gây hại tới ngành đánh bắt hải sản tại vịnh Manila. Trước nguy cơ bị xóa sổ, chính quyền địa phương đã có những biện pháp can thiệp, nhưng sông Marilao vẫn hàng ngày hàng giờ hứng chịu rác thải của các hộ dân ven sông và các chất thải từ khu chế xuất vẫn xả trộm ra sông.

Sông Sarno, Italy, chảy qua Pompeii tới phía Nam của vịnh Naples. Con sông này nổi tiếng bởi mức độ ô nhiễm nhất châu Âu với rất nhiều rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Sông Sarno đã không chỉ làm ô nhiễm tại những nơi nó chảy qua mà còn làm ô nhiễm vùng biển mà nó đổ vào gần khu vực vịnh Naples.

Sông Citarum, Indonesia từng là một thiên đường du lịch nhiệt đới, sông Citarum ở Java, Indonesia giờ đây là dòng sông bẩn nhất thế giới. Ngập chìm trong rác thải sinh hoạt, các chất hóa học độc hại thải ra từ các nhà máy dệt và xác động vật chết, số lượng cá của dòng sông đã giảm tới 60%. Tuy nhiên, hơn 35 triệu người sống ở đây vẫn phải dùng nước của dòng sông này cho mục đích sinh hoạt hàng ngày như ăn uống và tắm giặt. Đôi lúc, nước sông chuyển màu đỏ, xanh lá, vàng hay đen do lượng thuốc nhuộm trong nước quá cao. Sự ô nhiễm của dòng sông được cho là nguyên nhân gia tăng các ca ung thư, cũng như bệnh ngoài da, bệnh thần kinh và chậm phát triển ở trẻ em trong vùng.

Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài 2.510km bắt nguồn từ dãy Hymalaya, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal. Sông Hằng có lưu vực rộng 907.000km2, một trong những khu vực phì

nhiêu và có mật độ dân cao nhất thế giới. Hiện nay, sông Hằng là một trong những con sông bị ô nhiễm nhất trên thế giới vì bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền công nghiệp hóa chất, rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý tới mức những người mộ đạo trước kia tôn thờ nguồn nước sông này giờ đây lại trở nên khiếp sợ chính nguồn nước đó. Chất lượng nước đang trở nên xấu đi nghiêm trọng. Theo ước tính, có hơn 400 triệu người sống dọc hai bờ sông Hằng và mỗi ngày có 2 triệu người tới bờ sông làm các nghi thức tắm rửa tại đây. Ngoài ra, do phong tục hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi sông nên những thi thể người trôi lững lờ trên dòng sông này, rồi rác thải trực tiếp từ các bệnh viện do thiếu lò đốt cũng là một nguyên nhân làm tăng ô nhiễm sông.

Nước sông giờ không những không thể dùng ăn uống, tắm giặt mà còn không thể dùng cho sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ các kim loại độc trong nước sông khá cao như thủy ngân (nồng độ từ 65- 520ppb), chì (10-800ppm), crom (10-200ppm) và nickel (10-130ppm).

Qua đây ta thấy được vấn đề môi trường trên các lưu vực cửa sông ven biển là rất nghiêm trọng và cần được quan tâm, chú ý bảo vệ vì ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân, an ninh lương thực và sự ổn định của môi quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 27 - 30)