Nhận thức của người dân địa phương về vấn đề môi trường vùng 3 cửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 62 - 63)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.2.Nhận thức của người dân địa phương về vấn đề môi trường vùng 3 cửa

4.2. Thực trạng quản lý môi trường vùng ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy

4.2.2.Nhận thức của người dân địa phương về vấn đề môi trường vùng 3 cửa

cửa sông Văn Úc, Ba Lạt và cửa Đáy

Khảo sát tại các xã thuộc 7 huyện ven biển vùng cửa sông Ba Lạt, cửa Văn Úc và cửa Đáy cho thấy, cộng đồng dân cư ven biển tại đây hầu hết không được tiếp cận thông tin hoặc rất mơ hồ về BĐKH và phát triển bền vững. Một số việc thuần túy BVMT như thu gom rác thải chỉ mang tính tự phát, chưa tạo thành nền nếp và thói quen đối với cộng đồng. Các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh, sản xuất, chế biến nhỏ cũng hầu như không có hệ thống thu gom xử lý rác thải, nước thải.

Bảng 4. 3. Tổng hợp phiếu điều tra cư dân vùng cửa sông Văn Úc, Ba Lạt và cửa Đáy năm 2016

Chỉ tiêu Cửa Văn Úc Cửa Ba Lạt Đáy

Thu nhập bình quân (triệu đồng/người/năm) 30 27 28 Xử lý rác thải sinh hoạt

Có đơn vị thu gom rác

Chôn, lấp Chôn, lấp

Nguồn nước sinh hoạt

Giếng khoan Giếng khoan Giếng khoan

Hoạt động chủ yếu của người dân ảnh

Nuôi trồng, đánh bắt hải sản ven bờ Nuôi trồng, đánh bắt hải sản ven bờ Nuôi trồng, đánh bắt hải sản ven bờ

hưởng đến vùng nước cửa sông Vấn đề vùng cửa sông cần giải quyết

Rác thải từ hoạt động đánh cá, tàu bè qua lại, xả rác trực tiếp xuống sông. Nhiều hộ dân tự cắm cọc, khoanh nuôi tạo vùng nuôi trồng thủy sản tại các bãi triều, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tự nhiên của người dân vùng cửa sông huyện Thái Thuy, Tiền Hải Nước nuôi trồng thủy sản phần lớn được xả trực tiếp ra sông, không có các ao xử lý nguồn nước thải trước khi trả lại môi trường sông.

Nguyên nhân dễ nhận thấy là, khi sinh kế còn gặp nhiều khó khăn thì người dân vẫn chưa có sự quan tâm đến vấn đề BVMT, thu nhập trung bình của người dân vùng cửa sông đều thấp hơn mức trung bình toàn huyện có ranh giới ở vùng cửa sông đó. Vậy nên, việc nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT cần phải tiến hành đồng thời với các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Phát triển kinh tế không đi đôi với BVMT sẽ không đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Khi trong cộng đồng dân cư ven biển nhận thức được những giá trị và lợi ích của nguồn tài nguyên ven bờ; vai trò, vị trí và lợi ích của mình, họ sẽ có những hành động thiết thực BVMT ngay tại cơ sở cũng như tham gia tích cực hơn vào các chương trình, dự án về môi trường về phát triển bền vững ứng phó với BĐKH,...

Như trong điều tra tài cửa Sông Thái bình cho thấy Việc lấn chiếm trái phép vùng bãi triều xảy ra ở một số vùng như xã Thụy Trường có 13 hộ tự ý cắm khoảng 250 cọc trên diện tích trên 200 ha thuộc vùng bãi triều xã Thụy Trường, đặc biệt là xã Thái Thượng có 452 ha bị lấn chiếm, bao gồm cả diện tích ngoài quy hoạch và diện tích trong quy hoạch; trong đó có 230 ha ngoài vùng quy hoạch. Tình trạng người dân tự ý lấn chiếm trái phép này cũng xảy ra tương tự ở huyện Tiền Hải, khiến các công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường sẽ gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 62 - 63)