Giải pháp về quản lý tổng hợp vùng cửa sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 91)

Quản lý tổng hợp đới bờ là quản lý việc sử dụng và quản lý những tác động của con người, của thiên nhiên trong hệ bờ biển vốn rất phức tạp, do đó phải tuân thủ một số yêu cầu. Yêu cầu thứ nhất là phải hiểu biết về quá trình sử dụng và những tác động, như: lịch sử và hiện trạng tác động và phạm vi của từng mục đích sử dụng; quy mô tác động và những tác động có thể có của việc sử dụng trong tương lai dựa trên kế hoạch phát triển của người sử dụng; mối tương tác giữa mức sử dụng hiện tại và tương lai; khả năng sử dụng lâu dài của các hệ sinh thái và các phương án quản lý đã được cân nhắc, lựa chọn cho từng mục đích sử dụng. Yêu cầu thứ hai là phải thuyết phục được cộng đồng những người sử dụng về lợi ích lâu dài của họ gắn với việc quản lý tài nguyên, môi trường biển và ven bờ. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia, nếu những người sống ở vùng ven bờ không nhất trí, không đồng lòng hay không thể có đủ khả năng kinh tế để chấp nhận nhu cầu quản lý, việc triển khai quản lý tổng hợp hoặc là sẽ thất bại hoặc sẽ phải rất tốn kém.

Các hệ thống quản lý dựa trên lợi ích của ngành, chỉ có sự tham gia của một cấp chính phủ và không có sự tham gia thực chất với đầy đủ ý nghĩa của cộng đồng địa phương và những người, những thành phần có liên quan khác, thì không thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Mô hình quản lý riêng rẻ, đơn ngành thường kéo theo sự trì trệ, sự xung đột lợi ích giữa các thành phần kinh tế, xã hội khác nhau.

Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhằm phục vụ quản lý tổng hợp dải ven bờ biển, tạo nền tảng về pháp lý và tổ chức nhằm xây dựng cơ chế điều phối hợp tác đa ngành, triển khai hiệu quả quản lý tổng hợp dải ven biển nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 91)