Xuất giải pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường khu vực ba cửa sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 91 - 94)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5. xuất giải pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường khu vực ba cửa sông

VỰC BA CỬA SÔNG VĂN ÚC, BA LẠT, CỬA ĐÁY

4.5.1. Giải pháp về quản lý tổng hợp vùng cửa sông

Quản lý tổng hợp đới bờ là quản lý việc sử dụng và quản lý những tác động của con người, của thiên nhiên trong hệ bờ biển vốn rất phức tạp, do đó phải tuân thủ một số yêu cầu. Yêu cầu thứ nhất là phải hiểu biết về quá trình sử dụng và những tác động, như: lịch sử và hiện trạng tác động và phạm vi của từng mục đích sử dụng; quy mô tác động và những tác động có thể có của việc sử dụng trong tương lai dựa trên kế hoạch phát triển của người sử dụng; mối tương tác giữa mức sử dụng hiện tại và tương lai; khả năng sử dụng lâu dài của các hệ sinh thái và các phương án quản lý đã được cân nhắc, lựa chọn cho từng mục đích sử dụng. Yêu cầu thứ hai là phải thuyết phục được cộng đồng những người sử dụng về lợi ích lâu dài của họ gắn với việc quản lý tài nguyên, môi trường biển và ven bờ. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia, nếu những người sống ở vùng ven bờ không nhất trí, không đồng lòng hay không thể có đủ khả năng kinh tế để chấp nhận nhu cầu quản lý, việc triển khai quản lý tổng hợp hoặc là sẽ thất bại hoặc sẽ phải rất tốn kém.

Các hệ thống quản lý dựa trên lợi ích của ngành, chỉ có sự tham gia của một cấp chính phủ và không có sự tham gia thực chất với đầy đủ ý nghĩa của cộng đồng địa phương và những người, những thành phần có liên quan khác, thì không thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Mô hình quản lý riêng rẻ, đơn ngành thường kéo theo sự trì trệ, sự xung đột lợi ích giữa các thành phần kinh tế, xã hội khác nhau.

Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhằm phục vụ quản lý tổng hợp dải ven bờ biển, tạo nền tảng về pháp lý và tổ chức nhằm xây dựng cơ chế điều phối hợp tác đa ngành, triển khai hiệu quả quản lý tổng hợp dải ven biển nước ta.

4.5.2. Giải pháp về quản lý các nguồn thải ra các sông lớn

Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu đối với các vùng cửa sông ven biển nói chung là các hoạt động kinh tê – xã hội của con người gây ra trong đó phần nhiều là tải lượng chất thải từ trong đất liền đưa ra các con sông rồi ra vùng cửa sông ven biển. Vì vậy nhất thiết cần có sự quản lý chặt chẽ chất lượng nước xả thải ra các con sông lớn như Thái Bình, sông Hồng, sông Đáy, sông Văn Úc từ các khu công nghiệp, khu đô

thị lớn. Đi kèm với đó là các chế tài xử lý nặng đối với các khu công nghiệp, địa phương để xảy ra tình trạng xả thái, nước thải chưa quả xử lý vào thằng môi trường nước sông.

Đối với các hoạt động kinh tế vùng cửa sông ven biển luôn cần xem xét cụ thể, phải có các đánh giá tác động môi trường chi tiết trước khi tiến hành mọi hoạt động kinh tế trên vùng cửa sông này.

4.5.3. Giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng

Triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam theo Quyết định số 373/QĐ- TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Cộng đồng ngư dân là một lực lượng tham gia hầu hết các hoạt động liên quan tới biển và đảo, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020. Cộng đồng vùng ven biển là lực lượng tạo ra của cải xã hội từ nguồn tài nguyên thiên nhiên biển, tạo ra công ăn việc làm trong nghề cá, giúp xóa đói giảm nghèo cho đất nước. Họ cũng vừa là người trực tiếp nhận và sáng tạo khoa học - công nghệ, tăng cường kinh tế - xã hội biển, đảo, đồng thời là lực lượng quan trọng trong bảo vệ TN&MT biển, quản lý vùng trời, giữ gìn biển, đảo.

Trên thực tế, trong trường hợp mất cân đối giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi, thì nguồn lợi thủy sản và môi trường biển đảo sẽ là đối tượng khai thác chính của ngư dân. Do vậy, sự nghiệp bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường biển chỉ có thể thành công khi có sự chuyển đổi và nhận thức và sự tham gia tự nguyện, tích cực của cộng đồng ngư dân. Một vấn đề đang tồn tại trong cộng đồng ngư dân là nhận thức về sự cần thiết phải bảo vệ nguồn lợi ngày càng tăng thì khai thác lại càng nhiều và manh mún. Điều đó chỉ ra tính cần thiết trong cơ chế chính sách về việc thay đổi hành vi bảo vệ nguồn lợi biển đảo của ngư dân và vấn đề quy hoạch tổng thể không gian sinh tồn biển đảo.

Môi trường biển luôn chứa đựng yếu tố xuyên biên giới và ô nhiễm biển thuộc loại không định rõ nguồn, do bản chất linh hoạt của biển. Vì vậy bảo vệ môi trường biển phải được xem là một yếu tố nằm ngay trong quá trình sản xuất. Cộng đồng phải được giao quyền và có quyền lợi để họ thực sự tự giác và chủ động tham gia vào sự nghiệp bảo vệ môi trường biển của đất nước.

80

4.5.4. Giải pháp về công trình

- Trồng rừng ngập mặn chống sóng, giữ cát ở phía ngoài bãi biển. Qua đó cũng phát triển được hệ sinh thái rừng ngập mặn giúp người dân địa phương tăng thu nhập từ các nguồn lợi hải sản trong rừng ngập mặn.

- Tạo và nuôi bãi chống xói lở bờ bằng cách vận chuyển cát, sỏi với khối lượng lớn từ đới biển xa bờ ở ngoài khơi hoặc từ nơi khác đến để tạo ra các bãi cát, sỏi hoặc duy trì phát triển các bãi cát, sỏi vốn đã tồn tại ở đới biển ven bờ để chống xói lở bờ biển. Các bãi cát, sỏi chống xói lở thường xây đắp theo nhiều dạng khác nhau như: Dạng cồn đụn cát, dạng bờ thềm, dạng mặt cắt, dạng đe cát ngầm…

- Xây dựng Đê chắn sóng, ngăn mặn vùng ven biển, cửa sông: là công trình nhằm chống xói lở bờ đồng thời ngăn nước mặn tràn vào đồng ruộng; đe bờ chắn sóng có thể xây bằng các khối bê tông cốt thép hoặc bằng đá, cuội, sỏi, cát theo thứ tự kích thước hạt tăng dần từ thân đê ra mái đê ở phía biển.

4.5.5. Giải pháp về đầu tư tài chính

Cần xây dựng kế hoạch, đầu tư hàng năm cho công tác quản lý và BVMT biển và hải đảo; thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước đúng mục tiêu, có hiệu quả trên cơ sở sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý.

Xây dựng các cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn cho hoạt động BVMT biển và hải đảo, bao gồm các nguồn vốn: ngân sách nhà nước, xã hội, ODA và các nguồn khác như kinh phí từ cấp phép và phí sử dụng tài nguyên.

Xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực TN&MT biển; thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa nhiệm vụ BVMT biển và hải đảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)