Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Giới thiệu khu vực 3 cửa sông: văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hả
4.1.2. Đặc điểm ktxh của vùng nghiên cứu
- Đặc điểm về dân số
Vùng nghiên cứu nằm trong 6 huyện thuôc 4 tỉnh/thành phố ven biển, bao gồm Kiến Thụy, Tiên Lãng (Hải Phòng); Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình); Giao Thủy, (Nam Định) và huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Dân số khoảng 1.275 nghìn người. Mật độ dân số trung bình khoảng trên 876 người/km2. Tuy nhiên, sự phân bố của mật độ dân số giữa các vùng không đồng đều. Huyện Thái Thụy của tỉnh Thái Bình có mật độ dân số đông nhất, với mật độ dân số 1.221 người/km2.
Bảng 4. 1. Mật độ dân số vùng ba cửa sông Văn Úc, Ba Lạt, cửa Đáy
Tỉnh Huyện Diện tích (km2)
Dân số (người)
Mật độ dân số (người/km2)
Hải Phòng Kiến thụy 107,5 131.277 1.221,2
Tiên Lãng 193,4 146.935 759,7
Thái Bình Thái Thụy 265,8 248.900 936,3
Tiền Hải 226,0 209.800 928,2
Nam Định Giao Thủy 238,2 189.709 796,3
Nghĩa Hưng 254,6 179.226 704,1
Ninh Bình Kim Sơn 214,9 169.527 789,0
Tổng 1.500,4 1.275.374
Trung bình chung 876,4
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình 2015 - Thực trạng kinh tế
Với ưu thế tiếp giáp với biển, các địa phương trong vùng có tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành, bao gồm: nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, hải cảng, khai thác khoáng sản, phát triển du lịch và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng trung bình của vùng tương đối cao (10,6%/năm), trong đó cao nhất là huyện Giao thủy (Nam Định) đạt 13,01%/năm, thấp nhất là huyện Tiền Hải (Thái Bình) GDP đạt 8,4%/năm. Thu nhập bình quân của vùng 29,5 triệu đồng/người/năm, trong
đó cao nhất là huyệnTiên Lãng (Hải Phòng) đạt 35,5 triệu đồng/người/năm, thấp nhất là huyện Giao Thủy (Nam Định) đạt 25,5 triệu đồng/người/năm.
Bảng 4. 2. Hiện trạng kinh tế địa phương vùng ba cửa sông năm 2015
Tỉnh Huyện GDP(%)
Thu nhập bình quân(triệu đồng/ người/
năm)
Hải Phòng Kiến thụy 12,5 30,5
Tiên Lãng 9,2 35,5
Thái Bình Thái Thụy 9,16 30
Tiền Hải 8,4 27,5
Nam Định Giao Thủy 13,01 25,5
Nghĩa Hưng 11,44 28,02
Ninh Bình Kim Sơn 10,5 29,5
Trung bình 10,6 29,5
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kinh tế - xã hội năm 2015 của các huyện vùng ba cửa sông Văn Úc, Ba Lạt và cửa Đáy
Huyện Kiến Thụy: Năm 2015 kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng được giữ vững, một số ngành, lĩnh vực tăng trưởng khá: chăn nuôi tăng 6,5% so với năm 2014. Nuôi trồng thủy sản tăng mạnh cả về sản lượng và giá trị: sản lượng tăng 15,9%, giá trị tăng 15,9%, diện tích tăng 1,9% so năm 2012. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 10,5%; thương mại - dịch vụ tăng 14% so với năm 2014; đầu tư xây dựng cơ bản đạt kế hoạch.
Huyện Tiên Lãng có cảnh quan của vùng đồng bằng ven sông, ven biển của thành phố Hải Phòng, ba mặt giáp sông, 1 mặt giáp vịnh Bắc bộ. Với vị trí gần khu kinh tế biển Đình Vũ, khu di tích nổi tiếng Đồ Sơn, Cát Bà, Hạ Long, có các trục giao thông quan trọng có ý nghĩa liên vùng, Tiên Lãng có thể liên kết, trao đổi và thu hút vốn đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các cụm công nghiệp, cụm cảng đường sông, đồng thời là thị trường cung cấp nguồn lao động, nông sản, thuỷ sản, hàng hoá cho khu vực nội thành và các khu công nghiệp tỉnh bạn. Tiên Lãng có tài nguyên rừng ngập mặn gồm các loài cây: Bần chua, Trang, Sú phân bố ở cửa sông Văn Úc, sông Thái Bình và trên 3.000 ha vùng bãi triều ngập mặn, có khí hậu trong lành, cảnh quan đẹp rất thuận lợi cho thăm quan, du lịch sinh thái và thu hút các dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản.Theo báo cáo của UBND huyện Tiên
Lãng, tổng thu ngân sách nhà nước tại địa phương năm 2015 của huyện đạt 52,5 tỷ đồng, bằng 108,04% kế hoạch, tăng 7,59% so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,2%/năm. Thu nhập bình quân đầu người là 35,5 triệu đồng/người/năm.
Tiền Hải (Thái Bình) là huyện ven biển nơi có cửa sông Ba Lạt, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng ở vùng duyên hải vịnh Bắc Bộ. Năm 2015, tuy nền kinh tế cả nước cũng như của tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhưng Tiền Hải là một trong những địa phương đi đầu về phát triển kinh tế của Thái Bình. Năm 2015, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tiền Hải đạt những kết quả quan trọng. Tổng giá trị sản xuất trên 9.900 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2015. Đến nay, huyện có 09 xã đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Giao Thủy (Nam Định) là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nam Định, nơi sông Hồng đổ ra biển qua cửa Ba Lạt. Phát triển kinh tế của Huyện đã có bước tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công ngiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13,01%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 ước đạt 25,5 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 thực hiện: ngành nông - lâm - thuỷ sản: 38,3% , ngành công nghiệp - xây dựng: 20,1% , ngành dịch vụ: 41,6% .. Các ngành cơ khí, sửa chữa, đóng tàu, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, đan, thêu, chế biến lương thực, thực phẩm đều có bước tăng trưởng khá. Hiện tại trên địa bàn huyện có 1.325 cơ sở sản xuất và hộ ngành nghề nông thôn, 5 làng nghề, thu hút trên 7.000 lao động tham gia với các cơ sở sản xuất chính là: mây tre giang, móc sợi, thêu ren, sản xuất nấm, chế biến lương thực, thực phẩm, may mặc, nghề mộc, cơ khí, xây dựng.
Huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nơi sông Đáy đổ ra biển qua cửa Đáy: Năm 2015, đã hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu, trong đó có một số chỉ tiêu tăng cao so với năm 2014. Tổng giá trị sản xuất gia tăng của các ngành kinh tế (giá so sánh 2010) đạt 1.353 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,44% đạt chỉ tiêu kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện 28,02 triệu đồng (giá hiện hành) vượt chỉ tiêu kế hoạchSản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao; giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh
2010) ước tăng 19,3% so với năm 2014.
Tỉnh Ninh Bình có một huyện ven biển là Kim Sơn, có vị trí tiếp giáp với huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nơi có cửa Đáy. Kinh tế của huyện Kim Sơn có 3 thế mạnh, trong đó kinh tế nông nghiệp giữ vị trí quan trọng, chiếm gần 1/3 tổng sản lượng lúa của tỉnh Ninh Bình. Ngành thủ công nghiệp truyền thống sản xuất hàng chiếu cói, có giá trị hàng hóa lớn. Khu kinh tế biển Kim Sơn đã và đang được đầu tư khai thác, đây là một vùng có tiềm năng để phát triển thành một vùng sản xuất hàng hóa phong phú và đa dạng. Hiện Ninh Bình đang có dự kiến thành lập khu kinh tế Kim Sơn tại vùng biển bãi ngang - cồn nổi và 7 xã ven biển Kim Sơn. Tình hình kinh tế-xã hội của huyện năm 2015 có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được kết quả rõ nét trên các lĩnh vực. Trong đó, nổi bật là hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/18 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 10,2%. Sản xuất nông nghiệp tuy gặp khó khăn về thời tiết ở đầu vụ nhưng vẫn ổn định và phát triển, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 100 nghìn tấn, đạt 102% kế hoạch. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đạt gần 120 triệu/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 28,5 triệu đồng/năm. Giá trị sản xuất CN-TTCN đạt hơn 1 nghìn tỷ đồng, tăng gần 14% so với năm 2014. Thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 85 tỷ đồng. Các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn phát triển; văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo với tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,6%...