Khái quát điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 45 - 51)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên

4.1. Giới thiệu khu vực 3 cửa sông: văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hả

4.1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên

Hình 4.1. Vị trí 3 cửa sông Văn Úc, Ba Lạt, Đáy - Vị trí địa lý, địa hình. - Vị trí địa lý, địa hình.

Vùng ven biển cửa sông: Văn Úc, Ba Lạt, Đáy nằm trong vùng duyên hải đồng bằng Bắc Bộ, trải dài từ Cửa Văn Úc (tọa độ 20°40'28" vĩ độ Bắc và 106°42'37" kinh độ Đông), cửa Ba Lạt (20°15'32" vĩ độ Bắc và 106°34'42" kinh độ Đông) đến Cửa Đáy (19°55'7" vĩ độ Bắc và 106°5'45" kinh độ Đông), với tổng chiều dài khoảng 179 km. Khu vực này nằm trong phạm vi 6 huyện thuộc 4 tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.

Sông Văn Úc là một nhánh lớn nhất ở hạ lưu trong hệ thống sông Thái Bình, với lưu lượng chiếm tới 40% tổng lưu lượng của hệ thống sông Thái Bình chảy qua địa bàn tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng. Sông bắt đầu từ đoạn giao nhau giữa sông Hương và sông Rạng (còn có tên gọi là ngã ba Cửa Dưa) tại địa phận xã Thanh Xuân huyện Thanh Hà, Hải Dương theo hướng Đông Nam đổ ra biển Đông tại cửa Văn Úc nằm giữa 2 huyện Kiến Thụy và Tiên Lãng, TP. Hải Phòng.

Cửa Ba Lạt là nơi sông Hồng đổ ra biển. Phía Bắc cửa là xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; phía Nam là xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Đây là cửa sông lớn nhất miền bắc với hệ sinh thái cửa sông rất đa dạng.

Cửa Đáy thuộc hạ lưu Sông Đáy, đây là con sông có chiều dài khoảng 240 km và lưu vực (cùng với phụ lưu sông Nhuệ) hơn 7.500 km² trên địa bàn các tỉnh thành phố Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định. Là một phân lưu của sông Hồng, sông Đáy nhận nước của sông Hồng ở địa phận Hà Nội giữa huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phượng. Gần đến biển, sông Đáy chuyển hướng từ Tây Bắc - Đông Nam sang Đông Bắc - Tây Nam rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ ở Cửa Đáy thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

- Khí hậu

Vùng 3 cửa sông Văn úc, Ba lạt và cửa Đáy chịu ảnh hưởng của hai hệ thống gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam có tính chất đối ngược nhau.

- Bức xạ, nhiệt. Tổng bức xạ dao động từ 110 đến 120 kcal/cm2/năm. Số

giờ nắng dao động từ 1630 đến 1815 giờ/năm. Nhiệt độ không khí trung bình: 22,2 - 23,6oC; tháng 7 có nhiệt độ cao nhất (28,2 - 29,4oC) và tháng 1 thấp nhất (14,7 - 16,8oC).

(17,3%) và Đông (37,1%). Mùa hè thịnh hành các hướng gió Nam (25,2%) và Đông Nam (23,4%). Thời gian chuyển mùa, gió đông là hướng gió chính. Khi xuất hiện các nhiễu động thời tiết đặc biệt như dông, lốc, bão,… tốc độ gió có thể tới 40-45 m/s.

- Mưa.Lượng mưa hàng năm dao động từ 1520 đến 1850 mm. Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng IV và kết thúc vào tháng X, chiếm 82-90% lượng mưa cả năm. Mưa lớn tập trung vào hai tháng VII-VIII.Lượng mưa ngày lớn nhất đạt tới 350-500 mm. Mưa lớn thường xuyên gây ra lũ lụt và ngập úng ở vùng cửa sông ven biển.

- Hệ sinh thái vùng cửa sông

Vùng cửa sông thuộc khu vực nghiên cứu được chia ra thành 2 dạng chính là cửa sông dạng châu thổ và cửa sông hình phễu. Chúng chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, bức xạ mặt trời nội chí tuyến và tác động của biển. Mạng lưới sông suối khá phát triển. Chế độ sóng được phân thành 2 mùa: mùa đông và mùa hè, tốc độ và hướng sóng có sự khác biệt lớn giữa ngoài khơi và ven bờ. Đây là nơi có mật độ dân số cao, hoạt động kinh tế trong khu vực rất đa dạng và phong phú.

Điều kiện sống của sinh vật vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của chất lượng môi trường nước. Hiện nay đã bắt đầu xuất hiện ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng, dầu, hóa chất bảo vệ thực vật, ô nhiễm chất hữu cơ tại khu vực nghiên cứu. Quần xã sinh vật đa dạng và phong phú về thành phần và cấu trúc loài, tuy nhiên, số lượng các loài sinh vật có dấu hiệu suy giảm trong những năm trở lại đây. Sự phân bố và phát triển của sinh vật nổi có sự biến động đáng kể theo không gian và thời gian, đặc biệt là giữa đầm nuôi và vùng cửa sông, các thang bậc độ muối, mùa kiệt và mùa lũ, giữa các chu kỳ triều. Các loài sinh vật đáy, ngoài những yếu tố trên còn bị tác động của cấu trúc nền đáy, nguồn thức ăn mùn bã hữu cơ và độ cao vùng triều.

- Các nguồn tài nguyên

Dải ven biển cửa sông Văn Úc, Ba Lạt và Cửa Đáy nằm trong Khu Dự trữ Sinh quyển Châu thổ Sông Hồng, được UNESCO công nhận tại Việt Nam ngày 02 tháng 12 năm 2004 cho các vùng đất phía Nam vùng duyên hải Bắc Bộ nằm ở cửa sông Đáy, sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là khu dự trữ sinh quyển ven

biển chứa đựng những hoạt động kiến tạo địa chất và đa dạng sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu.

Tài nguyên thiên nhiên dải ven biển này rất phong phú và đa dạng. Đây là khu vực có điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản, phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp, giao thông thủy và du lịch. Về tiềm năng tài nguyên thiên thiên có thể khái quát như sau:

+ Tài nguyên nước

* Tài nguyên nước mặt

Ngoài nguồn nước mặn rất lớn ở ngoài biển, tài nguyên nước mặt của dải ven biển cửa sông Bắc bộ khá phong phú. Hàng năm khu vực nghiên cứu nhận được 134,5 tỷ m3 nước từ thượng nguồn của các con sông đưa về. Vùng ven biển Hải Phòng – Ninh Bình có tổng lượng mưa năm là 4,1 tỷ m3 nước, tổng lượng dòng chảy gần 2 tỷ m3 nước. Nguồn nước mưa và nước mặt trong vùng phân bố rất không đều trong năm chủ yếu tập trung vào mùa mưa (chiếm trên 70%) gây ngập lụt, khó khăn cho việc khai thác sử dụng.

* Tài nguyên nước dưới đất

Nguồn nước dưới đất trong khu vực nghiên cứu khá ổn định trong năm, song trữ lượng lại rất hạn chế, chất lượng nhiều nơi bị nhiềm mặn, phèn, sắt cao, nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu cấp nước tập trung với quy mô lớn.

+ Tài nguyên sinh vật

Khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng bao gồm cả khu vực bãi ngang, rừng ngập mặn Kim Sơn, Nghĩa Hưng, Thái Thụy, VQG Giao Thủy, cồn Nổi, cồn Vành, cồn Thủ, khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, và các vùng phụ cận, Khu Ramsar Xuân Thuỷ. Đây là khu Ramsar được công nhận vào năm 1989, là khu Ramsar đầu tiên ở Việt Nam, cũng là khu Ramsar đầu tiên của Đông Nam Á và thứ 50 của thế giới.

Khu vực có khoảng 200 loài chim, trong đó có gần 60 loài chim di cư, hơn 50 loài chim nước. Nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới như cò mỏ thìa, mòng bể, rẽ mỏ thìa, cò trắng bắc. Bên cạnh đó còn có 44 loài thú, 33 loài bò sát, 7 loài ếch nhái. Trong đó có những loài quý hiếm có giá trị kinh tế và khoa học cao bao gồm chim 5 loài, thú 6 loài, bò sát 9 loài. Hệ thực vật có trên 250 loài trong đó có 19 loài sống trong bãi lầy mặn, 25 loài cây gỗ bờ biển, 6 loài

ưa mặn trên cạn, 12 loài chịu mặn, 10 loài ở đất chua, 82 loài ở đất cát, 12 loài ở núi đá sát đầm lầy mặn, 6 loài cây nước lợ. Về các loài thủy sinh vật ven biển có 227 loài thực vật nổi, 125 loài động vật nổi, 143 loài rong biển, 440 loài động vật đáy vùng triều, 258 loài cá. Trong các loài rong thì rong mơ là phong phú và quan trọng nhất; trong các loài cá chiếm ưu thế có các loài cá họ cá vược (chiếm 66,7% trong tổng số loài cá), họ cá trích, cá bơn, cá vược, cá đối, cá trình, cá kìm. Có nhiều loài có giá trị kinh tế đang là hàng hóa quan trọng như ngao, sò, tu hài, vọp, cua rèm, tôm he, tôm hùm, sá sùng, vẹm xanh, hàu, trai ngọc.

Sinh cảnh đặc sắc nơi đây là những cánh rừng ngập mặn rộng hàng ngàn ha, đầm lầy mặn, bãi bồi ven biển và cửa sông. Rừng ngập mặn là nơi nuôi dưỡng, trú ngụ, sinh đẻ của các loài hải sản. Như một vườn ươm cho sự sống của biển, rừng ngập mặn cung cấp nguồn lợi thuỷ sản phong phú cùng với 500 loài động thực vật thuỷ sinh và cỏ biển cung cấp nhiều loài thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá biển, vạng, trai, sò, cá tráp, rong câu chỉ vàng, v.v. Đồng thời những cánh rừng này được ví như bức tường xanh bảo vệ đê biển, làng xóm khỏi bị tàn phá bởi gió bão, nước biển dâng, và cả thảm hoạ sóng thần nếu xảy ra.

+ Tài nguyên du lịch và cảnh quan

Nước ta có lợi thế phát triển du lịch biển do có vùng biển rộng, bờ biển dài, nhiều đảo, khí hậu nhiệt đới gió mùa, bãi biển đẹp, giàu đa dạng sinh học, nhiều phong cảnh đẹp và di tích lịch sử ven biển.

Ngay sau khi được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, hoạt động khai thác du lịch ở các khu vực dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng đã được các tỉnh quan tâm đầu tư khai thác.

Tỉnh Thái Bình đã quy hoạch và đưa vào khai thác khu du lịch Cồn Vành, Cồn Đen thuộc huyện Tiền Hải. Cồn Vành và Cồn Đen được xem là một điểm có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển thành một khu du lịch sinh thái hấp dẫn. Đây là bãi bồi rộng gần 2.000 hecta, với địa hình tương đối bằng phẳng, nằm ở phía đông xã Nam Phú (huyện Tiền Hải), phía Bắc giáp Cồn Thủ, phía Nam giáp cửa Ba Lạt (cửa sông Hồng), phía Đông giáp biển Đông. Cồn Vành, Cồn Đen nằm trong hệ thống liên hoàn các khu rừng ngập mặn ven biển trải dài từ Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn khá phong phú với nhiều loài thực vật như sú, vẹt, bần, thông,

trên 200 loài hải sản có giá trị và nhiều loài chim quý hiếm.

Hiện tại tỉnh Nam Định đã đưa vào khai thác du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia Xuân Thủy. Vườn nằm ở xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định, là một điểm du lịch sinh thái môi trường tìm hiểu đời sống những loài chim di trú. Vườn quốc gia Xuân Thủy, với tổng diện tích là 12.000 ha thuộc vùng cửa sông Hồng, nằm hầu hết ở địa phận xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, Nam Định, trải dài qua Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh. Vườn quốc gia Xuân Thủy còn là khu Ramsar của Việt Nam. Các nhóm du khách đến tham quan Vườn quốc gia Xuân Thủy có thể nghỉ đêm tại vườn. Ngoài ra còn có khu du lịch tắm biển Quất Lâm (Giao Thủy) Hải Thịnh (Hải Hậu).

Trong quy hoạch phát triển du lịch Ninh Bình thì nhà thờ Phát Diệm và vùng ven biển huyện Kim Sơn là 1 trong 7 trọng điểm được coi là động lực phát triển du lịch của tỉnh. Hạ tầng cơ sở du lịch vẫn được đầu tư mạnh mẽ. Sản phẩm du lịch vùng bãi ngang cồn nổi Ninh Bình là tham quan tìm hiểu môi trường sinh thái vùng đất mở, rừng ngập mặn Kim Sơn, du lịch đồng quê với các đồng cói, đầm tôm, nghề nuôi trồng thủy sản, nấu rượu Kim Sơn, cói mỹ nghệ, tắm biển cồn nổi.

+ Khoáng sản

Khoáng sản chủ yếu trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là cát đen tập trung nhiều ở các cửa sông Văn Úc, Ba Lạt, của Đáy với trữ lượng hàng tỷ m3, sử dụng trong nền móng các công trình giao thông, xây dựng, thủy lợi nhất là nền đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đang xây dựng. Sa khoáng titan như tại Cồn Đen (Thái Bình). Các mỏ than nâu tại Thái Bình, Nam Định có trữ lượng rất lớn. Thái Bình có mỏ khí đốt tại Tiền Hải được khai thác từ năm 1986, sản lượng mỗi năm hàng chục triệu m3 khí thiên nhiên. Tại Giao Thủy tỉnh Nam Định có mỏ khí đốt khá lớn, những năm 80 của thế kỷ 20 Liên Xô đã giúp ta khảo sát, đánh giá thăm dò trữ lượng, khi Liên Xô sụp đổ việc đầu tư nghiên cứu, đánh giá này bị ngưng trệ. Ngoài khơi Vịnh Bắc bộ có trữ lượng khí đốt ước tính khoảng 40 tỷ m3. Mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450m, trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m3, đã và đang khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít/năm, được trong và ngoài nước biết đến với các nhãn hiệu nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải. Trong lòng đất Thái Bình và một phần của Nam Định,

Hưng Yên còn có bể than bùn chất lượng cao, với trữ lượng thăm dò là rất lớn (210 tỷ tấn) phân bổ ở độ sâu từ 600m đến 1.600m.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 45 - 51)