Nghiên cứu giảm thiể uô nhiễm cửa sông ven biển trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 30 - 33)

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu

2.4.1.Nghiên cứu giảm thiể uô nhiễm cửa sông ven biển trên thế giới

2.4. Các nghiên cứu ứng dụng nhằm giảm thiể uô nhiễm môi trường nước

2.4.1.Nghiên cứu giảm thiể uô nhiễm cửa sông ven biển trên thế giới

Do có vị trí quan trọng và vai trò đặc biệt như vậy, nên từ lâu cửa sông là đối tượng nghiên cứu, khai thác phục vụ đời sống con người. Người nghiên cứu điển hình vào thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX mang tính xây dựng cơ sở phương pháp luận, có các công trình của Danhinski A (1869), Cretner G.R (1878), Rusell R.J (1936)… chỉ dừng lại ở mức độ định hướng lý thuyết cơ bản. Những nghiên cứu về cửa sông trên cơ sở đánh giá điều kiện về địa chất, kiến tạo, thạch học có các công trình điển hình của Zenkovic V.P (1946), Leontev O.K (1955),… Nghiên cứu các vùng cửa sông trên cơ sở đo đạc các đặc trưng thủy văn, có tác giả là Trekhovic P.S (1904), Apolov B.A (1930),… Nghiên cứu trên chủ yếu dừng lại ở phân tích điều kiện tự nhiên vùng cửa sông, chưa đề cập đến cơ chế tác động qua lại giữa các yếu tố động lực sông – biển.

Đáng chú ý nhất là nghiên cứu cửa sông về mặt lý thuyết cửa Xamoilov I.V (1952), được khái quát hóa trong sơ đồ về mối tương tác giữa các yếu tố động lực sông – biển trong cơ chế phát triển địa hình cửa sông. Dựa trên ý tưởng về mối tương tác này, các nhà khoa học Xô Viết đã phát triển nghiên cứu cửa sông theo những hướng khác nhau. Điển hình là Simonov A.I, trong nghiên cứu vùng biển nông nước cửa sông với mô hình hoàn lưu gió bề mặt, tính toán tốc độ dòng chảy và diễn biến độ mặn ở cửa sông. Một tác giả khác là Mikhailov V.N đã phát triển mô hình thủy văn về dòng chảy phân tầng ở vùng biển nước trước cửa sông do sự thay đổi đặc tính hóa – lý của các lớp nước pha trộn. Nghiên cứu động lực vùng cửa sông thông qua tương tác gió – dòng chảy được Alsyler V.M, Sadrin I.F và những tác giả khác phát triển trong các mô hình thủy văn, tính toán dòng chảy lớp nước mặt, về vận chuyển của dòng bồi tích ở cửa sông.

Trong nghiên cứu về sự hình thành châu thổ (delta) và phát triển các cửa sông, phải đề cập đến các công trình của Zenkovic (1960-1962), Leontrev (1961), Koleman J.M (1974), Wright L.D (1974). Về quá trình phát triển cửa sông và phân nhánh lòng dẫn có các nghiên cứu của Makkavev N.I (1955), Baidin S.S (1962,1971), vv… Các nghiên cứu vùng ven biển và cửa sông có sử dụng công nghệ viễn thám và Hệ thông tin địa lý (GIS) được phát triển trong những năm cuối thế kỷ XX. Hướng nghiên cứu này gắn liền với thành tựu của công cuộc chinh phục vũ trụ và phát triển các ngành công nghệ mới như Tin học (Informatic) và Địa tin học (Geomatic); có các công trình nghiên cứu điển hình của Regrain R (1980), Gross M.F (1983), Lessard G.L (1983), Lavoie A (1985), O’Neil R.A (1985), Dubois J.M.M (1988), …

Ngày nay để bảo vệ môi trường cửa sông ven biển cần sự chung tay của tất cả các quốc gia trên thế giới vì môi trường ven biển và biển là liên thông và trong xu thế toàn cầu hóa thì điều này là tất yếu vì vậy đã có hệ thống pháp luật quốc tế về môi trường cửa sông ven biển và môi trường biển Hệ thống luật pháp quốc tế về môi trường được xây dựng theo 5 nguyên tắc (Trách nhiệm chung nhưng có phân biệt; Bên gây ô nhiễm hoặc sử dụng tài nguyên, các dịch vụ môi trường phải trả tiền; Phòng ngừa; Chia sẻ lợi ích công bằng giữa các thế hệ; Phát triển bền vững).

Các văn kiện quốc tế mang tính toàn cầu về môi trường bao gồm các tuyên bố chung, công ước quốc tế và thỏa thuận toàn cầu khác… Trong đó có nhiều công ước quốc tế liên quan tới quản lý, BVMT và các HST biển. Điển hình

là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 (CLC 1992), Công ước MARPOL về phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển (ÔNMT) biển do tàu gây ra, Công ước về ngăn chặn ÔNMT biển do các hoạt động nhận chìm, Công ước quốc tế về hợp tác, chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu (OPRC), Công ước quốc tế về trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra do vận chuyển các chất độc hại trên biển (HNS), Công ước Đa dạng sinh học (CBD). Các công ước này có những quy định cụ thể về bảo tồn, BVMT và HST biển mà các quốc gia thành viên phải tuân theo.

Ngoài các điều ước quốc tế nêu trên, các quy định luật pháp của nhiều quốc gia có thể được tham khảo và sử dụng trong việc xây dựng hệ thống luật pháp của Việt Nam về môi trường biển như: Luật Quản lý vùng bờ, Luật Quản lý môi trường biển (Hàn Quốc); Luật Quản lý các khu vực biển, Luật BVMT biển (Trung Quốc); Luật Kiểm soát ô nhiễm biển (Đài Loan); Luật Phòng chống ô nhiễm và thiên tai biển (Nhật Bản); Luật Quản lý vùng bờ và các đảo nhỏ (Inđônêxia); Luật Quản lý vùng bờ (Mỹ) và Luật Quản lý tổng hợp vùng bờ (Nam Phi)…

Song song với việc hoàn thiện các khung pháp lý thì các quốc gia trên thế giới đã tăng cường khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển, xây dựng các khu bảo tồn biển nhằm để bảo vệ và giữ gìn tính đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa. Theo số liệu thống kê, số lượng khu bảo tồn biển ngày càng tăng trên quy mô toàn cầu. Tính đến năm 1970, thế giới mới có 118 khu bảo tồn ở 27 nước, đến năm 1985 đã có 470 khu ở 69 nước và 298 khu được đề nghị. Mười năm sau, thế giới đã thống kê được 1306 khu bảo tồn và tính đến nay tổng cộng các khu bảo tồn biển được xây dựng trên toàn thế giới đã có khoảng hơn 5000 khu bảo tồn biển, chiếm 8% diện tích đại dương. Bên cạnh xây dựng các công trình kĩ thuật, cơ sở hạ tầng như xây tường bảo vệ bờ biển, đê, kè sông, kè biển, xây dựng kênh mương để kiểm soát lũ lụt…để phòng tránh, giảm thiệt hại do thiên tai, thảm họa gây ra, các giải pháp sinh học, phi công trình như tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên ven biển nhằm tạo vùng đệm vững chắc, giúp giảm nhẹ thiệt hại, nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu cho người dân ven biển cũng được chú trọng triển khai, áp dụng tại nhiều quốc gia và được đánh giá như là một phương thức giảm nhẹ thiệt hại,

ứng phó với BĐKH hiệu quả trong bối cảnh BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp. Tại Indonesia, Srilanka, Ấn độ, Thái Lan và Malaysia, chương trình “Đới bờ xanh (Green Coast)” nhằm khôi phục nơi cư trú tự nhiên ven biển thông qua các hoạt động trồng đước, và các cây trồng ven biển đã được triển khai và thu được nhiều kết quả tích cực giúp bảo vệ cộng đồng dân cư trước tác động của biến đổi khí hậu bao gồm bão, lũ, lụt, xâm nhập mặn và xói mòn... hoặc tại Trinidad và Tobago, sau khi triển khai dự án trồng rừng, khôi phục đất ngập nước với sự hỗ trợ của WorldBank, hàng ngàn hecta diện tích đất ngập nước đã được trồng và khôi phục, dự án đã tạo ra một cơ hội quan trọng kết hợp giữa mục tiêu giảm thiểu khí nhà kính với nhu cầu thích ứng với BĐKH, đồng thời việc khôi phục đất ngập nước cũng tạo ra một vùng đệm, lá chắn tự nhiên quan trọng trước tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình (Trang 30 - 33)