Kiến nghị với Vietinbank.

Một phần của tài liệu hậu - luận văn Ths bảo vệ tháng 10 pps (Trang 72 - 73)

- Các công tác khác:

3.2.4.Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ

3.3.1. Kiến nghị với Vietinbank.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần xây dựng mô hình quản lý tín dụng tập trung

Đây là một trong những điều kiện cần thiết để Vietinbank Chương Dương thực hiện việc kiểm soát hạn mức cho vay đối với từng khách hàng đang có quan hệ tín dụng được giải quyết đáng kể bao gồm: hạn mức cho vay theo ngành, theo lĩnh vực hoạt động, hạn mức cho vay theo từng khách hàng cụ thể. Có như vậy mới giảm thiểu được rủi ro có thể xảy ra khi Vietinbank Chương Dương khi đầu tư quá lớn vào một lĩnh vực sản xuất hay một khách hàng lớn.

Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Để công tác quản trị rủi ro tín dụng phát huy hiệu lực, việc có một quy trình quản trị rủi ro tín dụng thống nhất sẽ là cơ sở để các chi nhánh Vietinbank thực hiện theo. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng này sẽ có tác động từ trên hội sở chính xuống từng chi nhánh, việc quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh được cụ thể, tránh loay hoay trong công tác điều hành quản trị rủi ro tín dụng.

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ theo hướng nhất quán dựa trên các chỉ số tài chính và các nhân tố phi tài chính trong hoàn cảnh thực tế theo loại hình doanh nghiệp cơ bản khác nhau nhằm đánh giá các rủi ro liên quan tới khách hàng vay. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ sẽ giúp các chi nhánh của Vietinbank có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá, phân tích, thẩm định phê duyệt hay từ chối. Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cũng cho phép lượng hóa rủi ro tín dụng, đưa ra các cảnh báo sớm và thực hiện trích dự phòng rủi ro tín dụng dựa trên mức xếp hạng của khách hàng.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Trung tâm công nghệ thông tin của Vietinbank cần nghiên cứu, xây dựng hệ thống phần mềm áp dụng cho toàn hệ thống ngân hàng trong việc lưu trữ ngân hàng dữ liệu về

khách hàng, phục vụ việc phân tích đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng nhanh chóng và chính xác. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cần đáp ứng nhu cầu:

Công nghệ thu thập, phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro, cho biết chính xác các trạng thái rủi ro khoản vay và danh mục rủi ro theo ngành nghề để hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có chính sách phòng ngừa kịp thời.

Đối với các phần mềm hiện sử dụng trong nội bộ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, cần có kế hoạch bảo trì, nâng cấp hệ thống để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Trung tâm công nghệ thông tin cần xây dựng và hoàn thiện phần mềm hệ thống xếp hạng doanh nghiệp để liên kết các chương trình với nhau để số liệu được thống nhất và tập trung cao, thuận tiện trong quản trị. Cụ thể là, tích hợp và liên kết phần mềm xếp hạng tín dụng nội bộ với phần mềm đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo tiền vay, xác định mức dự phòng rủi ro phải trích; Liên kết khách hàng giữa các kỳ chấm điểm với nhau để có thể theo dõi việc khách hàng đổi hạng và nhóm nợ cũng như kiểm soát được các thông tin của khách hàng biến động qua các kỳ khác nhau.

Xây dựng chương trình quản trị dòng tiền của khách hàng, của từng loại sản phẩm.

Xây dựng chương trình phần mềm theo dõi và kiểm soát giới hạn tín dụng theo ngành nghề.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng, sự phát triển kinh tế, ngành nghề, lĩnh vực để tạo nguồn dữ liệu cho công tác phân tích báo cáo.

Một phần của tài liệu hậu - luận văn Ths bảo vệ tháng 10 pps (Trang 72 - 73)