Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu hậu - luận văn Ths bảo vệ tháng 10 pps (Trang 33 - 37)

và bài học đối với Việt Nam

Hiện nay, công tác quản trị rủi ro được quan tâm rất nhiều trong hoạt động ngân hàng tại các nước trên thế giới. Do đó, việc học hỏi kinh nghiệm quản trị rủi ro ở một số nước trên thế giới là việc hết sức cấn thiết.

1.4.1Kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức

Một trong những hình thức bảo lãnh được áp dụng phổ biến và khá thành công ở CHLB Đức là bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh ở Đức được thành lập và hoạt động theo Luật Công ty với chức năng chủ yếu là bảo lãnh cho các DNVVN vay vốn ngân hàng trong trường hợp các doanh nghiệp này hoạt động tốt, nhưng khi vay vốn không đủ tài sản thế chấp và đề nghị ngân hàng bảo lãnh đứng ra bảo lãnh phần tiền vay thiếu tài sản thế chấp. Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng bảo lãnh là: kinh doanh chứng khoán có giá, lệ phí 1% giá trị bảo lãnh và hoa hồng bảo lãnh hàng năm. Theo quy định, khi có rủi ro trong cho vay thì ngân hàng bảo lãnh chịu 80%, ngân hàng cho vay chịu 20%.

Để được bảo lãnh, các doanh nghiệp phải gửi toàn bộ hồ sơ xin vay đến ngân hàng bảo lãnh. Sau khi thẩm định toàn diện dự án vay vốn và khả năng trả nợ, hiệu quả kinh tế, giá trị tài sản thế chấp… nếu thấy phương án vay vốn tốt, nhưng giá trị tài sản thế chấp nhỏ hơn tiền vay thì doanh nghiệp được chấp thuận bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh có mối liên hệ chặt chẽ với Bộ Tài Chính, Bộ Kinh tế để được hỗ trợ và bảo lãnh lại. Ngoài ra, còn có các đối tác khác tham gia cấp vốn, tư vấn, quan hệ công việc và khách hàng xin bảo lãnh, đó là ngân hàng tín dụng tái thiết, các NHTM và các quỹ tiết kiệm

1.4.2 Kinh nghiệm của Citibank

Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup. Những thành công của Citigroup có sự đóng góp không nhỏ của chính sách quản lý rủi ro của tập đoàn. Chủ tịch tập đoàn Citigroup – Walter Wriston đã từng nói lên vai trò quan trọng của hoạt động quản lý rủi ro như sau: “Toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng là quản lý rủi ro”.

Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản lý rủi ro tín dụng, trong đó bao gồm các chính sách tín dụng được tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín dụng. Khi những yếu tố này được hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong ngân hàng một văn hoá tín dụng hiệu quả.

Mô hình tín dụng thương mại được tiêu chuẩn hoá và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch.

Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này, trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau:

- Uỷ ban Quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục tiêu

hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với Uỷ ban chính sách tín dụng.

- Uỷ ban Chính sách tín dụng (Credit Policy Committee) thực hiện các nhiệm vụ: đặt ra

hạn mức tínd dụng cùng với Uỷ ban Quản lý; xây dựng chính sách tín dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản lý rủi ro tín dụng.

- Bộ phận quản lý rủi ro (Line Management) thực thi các nhiệm vụ: lập ra chiến lược kinh

doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư; theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay.

Mục tiêu của quy trình tín dụng hiệu quả là đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro được giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu.

1.4.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của tập đoàn ING

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ở từng ngân hàng không hoàn toàn giống nhau vì nó tuỳ thuộc vào một loạt các yếu tố như trình độ phát triển, tính chất hoạt động, các

hình thức sở hữu, quan niệm của lãnh đạo ngân hàng… Kinh nghiệm quản trị của rủi ro tín dụng của tập đoàn ING, tập đoàn lớn hoạt động trên toàn cầu về lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, hiện đang được coi là đơn vị hàng đầu của Châu Âu về hiệu quả quản trị rủi ro nói chung, trong đó có quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng:

 Bộ máy độc lập, quản lý tập trung.

 Rạch ròi về thẩm định quyết định tín dụng.

 Xây dựng hạn mức tín dụng nội bộ và cho khách hàng.  Lượng hoá rủi ro tín dụng, chủ động đối phó.

1.4.4 Bài học đối với Việt Nam

Qua kinh nghiệm của một số ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng, có thể rút ra một số bài học cho các NHTM Việt Nam:

Một là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các ngân hàng bảo lãnh, các tổ

chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển đầy đủ các thị trường.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro độc lập, đảm bảo tính độc

lập giữa cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng với cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ rủi ro. Cấp chi nhánh phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro chuyên trách, đảm bảo chức năng quản lý rủi ro tín dụng phải được giao cho một bộ phận hoạt động độc lập với các đơn vị kinh doanh của ngân hàng và sẽ không tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro.

Ba là, thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực

quản trị rủi ro, bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro.

Bốn là, thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng

cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản lý rủi ro tín dụng vì theo kinh nghiệm của Citibank thì không có phương pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn trong quản trị rủi ro.

Năm là, chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông

tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

Một phần của tài liệu hậu - luận văn Ths bảo vệ tháng 10 pps (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w