Kỹ thuật, quy trình thu hồi nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu hậu - luận văn Ths bảo vệ tháng 10 pps (Trang 66 - 67)

- Các công tác khác:

3.2.3.3. Kỹ thuật, quy trình thu hồi nợ có vấn đề

Hiện tại, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã có quy trình thu hồi nợ ban hành Quản lý và xử lý nợ có vấn đề số 2670/QĐ-NHCT37 ngày 11/09/2009 nhưng việc thực hiện thực tế thường không theo quy trình nhất định. Một phần tâm lý người Việt thường ngại va chạm với luật pháp, trừ trường hợp không còn cách giải quyết nào khác, bên cạnh đó còn do quy trình khởi kiện mất nhiều thời gian, công sức và cả các chi phí kèm theo. Do đó, từ trước đến nay các khoản nợ có vấn đề thường được xử lý theo hướng thỏa thuận, để bên bảo lãnh bán tài sản thanh toán cho Vietinbank Chương Dương, nhưng điều đó cũng mất nhiều thời gian, làm phát sinh chi phí lãi quá hạn khá lớn. Khi số lượng khoản vay tăng lên, thì Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần triển khai bộ máy hỗ trợ thực hiện quy trình xử lý, thu hồi nợ hiệu quả nhất.

Các yếu tố cần quan tâm:

Khi phát sinh nợ có vấn đề, nợ quá hạn, các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng. Nếu do vấn đề khó khăn thanh khoản tạm thời, có khả năng tiếp tục sản xuất kinh doanh, và đảm bảo thanh toán cho ngân hàng thì có thể tiến hành gia hạn, cơ cấu nợ, thậm chí cho vay thêm để cùng khắc phục với doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ thì phải quản lý chặt chẽ khoản vay. Vietinbank Chương Dương mau chóng xem xét lại tình trạng pháp lý của tài sản, định giá theo giá trị thị trường hiện tại. Gia hạn cho doanh nghiệp một thời gian ngắn (1-2 tháng) để tự tìm người mua tài sản. Nếu không được, các chi nhánh sẽ tiến hành phát mại xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Trường hợp nếu không thu đủ số nợ sau khi đã phát mại tài sản và doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì chi nhánh có thể yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Đối với cho vay không có tài sản đảm bảo, thì ngay trong hợp đồng ban đầu đã ràng buộc rõ các khoản thu chi phải tiến hành qua ngân hàng, nếu không thanh toán được thì ngân hàng có quyền phong tỏa và thu hồi từ các nguồn thu này.

Khởi kiện ra tòa:

Đây là bước cuối cùng trong quy trình thu hồi nợ. Cần thành lập riêng một ban thu hồi nợ, cũng như có nhân viên chuyên ngành luật phụ trách mảng khởi kiện để thực hiện theo đúng luật, bổ sung hồ sơ đầy đủ trước khi khởi kiện.

Tài trợ nợ:

Vietinbank Chương Dương cần nghiên cứu triển khai các kỹ thuật tài trợ rủi ro như các công cụ phái sinh tiền tệ. Sử dụng nghiệp vụ này cho phép chuyển rủi ro sang những tổ chức sẵn sàng chấp nhận rủi ro khác. Vietinbank Chương Dương cũng như toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nên thực hiện nghiệp vụ hợp đồng quyền chọn tín dụng (Credit Options).

Một phần của tài liệu hậu - luận văn Ths bảo vệ tháng 10 pps (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w