NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

Một phần của tài liệu hậu - luận văn Ths bảo vệ tháng 10 pps (Trang 60 - 62)

- Thực hiện quy trình tín dụng tại Vietinbank Chương dương

NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

3.1. Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2010 - 2015 Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2010 - 2015

3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Với slogan “Nâng giá trị cuộc sống”, và với mục tiêu là tiếp tục giữ vững vị trí NHTM hàng đầu Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã đưa ra định hướng phát triển đến năm 2015 như sau:

Một là, lành mạnh hóa tài chính, thông qua việc cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu cao, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động.

Hai là, phấn đấu đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng việc thực hiện đầy đủ các cam kết về xử lý nợ xấu và có cơ chế tăng vốn điều lệ.

Ba là, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững.

Bốn là, triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng, xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

Năm là, nâng cao năng suất lao động. Ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo tại chỗ, khuyến khích tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên, tích cực áp dụng công nghệ thông tin, đào tạo từ xa.

Sáu là, nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Bảy là, cải tổ công tác tổ chức và điều hành nhằm đưa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, xếp hạng tiên tiến

trong khu vực: đáp ứng toàn diện nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế; Quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững.

Mục tiêu chiến lược cụ thể: Tăng quy mô tài sản hàng năm trung bình 20 – 22%;

Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển; tiêu chuẩn hoá nguồn lực, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực trình độ của cán bộ; Coi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh; Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính thống nhất – tích hợp - ổn định cao; điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý; Phát triển mạnh hệ thống ngân hàng bán lẻ.

Mục tiêu chiến lược cụ thể về Tín dụng và đầu tư:

− Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường. − Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của Vietinbank. − Tăng cường rủi ro tín dụng, bảo đảm nợ xấu chiếm dưới 3%.

− Đa dạng hoá các hoạt động tín dụng đầu tư trên thị trường tài chính, giữ vai trò định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh khoản của ngân hàng.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Vietinbank đã xác định cho mình định hướng đầu tư dài hạn đến năm 2015 gồm:

− Tiếp tục mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động thông qua việc phát triển mạng lưới, thành lập và liên kết thành lập các công ty con kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ. − Mở rộng văn phòng ở một số nước.

− Phấn đấu trở thành một Tập đoàn Tài chính Ngân hàng trong khu vực vào năm 2015.

3.1.2. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2010 - 2015 Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2010 - 2015

Hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung, Vietinbank và Vietinbank Chương Dương nói riêng đang đứng trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn khi Việt Nam gia nhập WTO, khi có sự tham gia của các nhà kinh doanh ngân hàng nước ngoài khác. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của hệ thống nói chung và Chi nhánh nói riêng còn rất thấp so với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là trình độ, năng lực của nguồn nhân lực. Vì vậy, yêu cầu rất quan trọng, rất bức thiết đối với Chi nhánh là phải đổi mới hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn, hiệu quả hơn. Cụ thể:

Một phần của tài liệu hậu - luận văn Ths bảo vệ tháng 10 pps (Trang 60 - 62)