- Các công tác khác:
3.2.3.2. Công tác đo lường rủi ro
Xác định những rủi ro hiện tại và tương lai trong các sản phẩm tín dụng, các kênh tín dụng, các nhóm khách hàng tại Vietinbank Chương Dương và hoạt động tín dụng của Vietinbank Chương Dương theo các yếu tố tạo nên rủi ro tín dụng để có giải pháp hạn chế và giảm thấp rủi ro tín dụng phù hợp.
Đo lường rủi ro là điều mà tất cả những nhà quản lý ngân hàng rất quan tâm, vì nếu đo lường được thì việc phòng ngừa trở nên dễ dàng hơn. Đo lường rủi ro trong hoạt động
ngân hàng được thể hiện trên 2 phương diện:
Một là, đo lường hay xác định số thiệt hại do rủi ro gây ra, phản ánh hậu quả rủi ro
được xác định khi rủi ro đã xảy ra. Số này có thể là số tuyệt đối, hoặc số tương đối theo các tiêu thức khác nhau như giá trị thiệt hại, số lần bị rủi ro… Sau một thời gian nhất định, các con số phản ánh rủi ro trong kỳ có thể như sau:
Tổng giá trị tài sản bị rủi ro kỳ báo cáo = Tổng giá trị tài sản bị thiệt hại rủi ro mỗi lần trong kỳ
Tổng giá trị tài sản rủi ro trong kỳ x100% Tổng % tài sản bị rủi ro trong kỳ = Tổng giá trị các tài sản sinh lời trong kỳ
Đây là 2 công thức xác định tài sản bị rủi ro đã xảy ra. Theo quan điểm xác suất thống kê, chúng ta có thể lượng hóa được khả năng bị rủi ro của mỗi loại tài sản của ngân hàng.
Hai là, đo lường khả năng bị rủi ro (xác suất bị rủi ro) dựa vào công thức tính toán
xác suất của một biến cố ngẫu nhiên theo quan điểm thống kê, xác định xác suất rủi ro tín dụng ngân hàng như sau:
P rủi ro =
Tổng số lần cho vay trong kỳ báo cáo
Số món cho vay bị rủi ro trong kỳ báo cáo x 100%
Đồng thời, theo Basel II còn có thể tính xác suất rủi ro dự kiến, hay tổn thất dự kiến EL (Expected Loss) theo tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ EAD (Exposure at Default), xác suất do vỡ nợ PD (Probability of Default), thiệt hại do vỡ nợ LGD (Loss Given Default) theo công thức sau:
EL = EAD x PD x LGD
Theo các công thức này, nếu mỗi món cho vay coi như thực hiện một phép thử và nếu có số liệu thống kê rủi ro đầy đủ, chúng ta có thể xác định được một cách tương đối chính xác xác suất bị rủi ro của tổng tài sản của ngân hàng trong từng thời kỳ, từng loại hình tín dụng, từng lĩnh vực đầu tư… Điều này có ý nghĩa rất quan trọng dưới các giác độ:
- Trên cơ sở xác suất rủi ro đã tính toán, Vietinbank Chương Dương có thể xây dựng cơ cấu lãi suất cho phù hợp đảm bảo kinh doanh có lãi. Bởi vì, lợi nhuận ngân hàng thu được trên cơ sở lãi suất cho vay, lãi suất này phải đảm bảo chi trả phần tiền lãi đi vay, chi phí quản lý ngân hàng, bù đắp được rủi ro và có lãi. Đối với mỗi tài sản của ngân hàng, nếu mức độ rủi ro cao, độ an toàn thấp thì lãi suất của chúng phải cao hơn.
- Trên cơ sở xác suất rủi ro, ngân hàng có kế hoạch quản lý các tài sản, đảm bảo khả năng thanh toán.
- Dựa vào xác suất rủi ro của từng loại tài sản, người ta xây dựng các hệ số rủi ro của từng loại tài sản làm cơ sở tính hệ số an toàn vốn của ngân hàng làm cơ sở để tính phí bảo hiểm cho từng loại tài sản.