1.3.1. Nhân tố chủ quan
Đối với rủi ro này ngân hàng phần nào dự đoán được chủ thể gây ra rủi ro, ước tính được mức độ ảnh hưởng của rủi ro, đồng thời dự kiến được thời gian phát sinh, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế ở mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra cho ngân hàng. Những rủi ro này thường do tính chủ quan của con người gây ra, có thể do khách hàng gây ra như kinh doanh kém hiệu quả hoặc quản lý yếu kém, có thể do nguyên nhân từ phía ngân hàng như không tuân thủ nguyên tắc cũng như quy trình thẩm định, năng lực, đạo đức của cán bộ tín dụng…nhưng thông thường là do khách hàng gây ra rủi ro này.
1.3.2. Nhân tố khách quan
Đây là loại rủi ro mà ngân hàng không thể dự đoán trước được, không biết chúng sẽ xảy ra vào thời điểm nào, cũng như không thể tính toán một cách chính xác được những ảnh hưởng thiệt hại mà chúng gây ra. Những rủi ro này chủ yếu do những bất lợi về yếu tố tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, mất mùa, hoả hoạn, do những thay đổi cơ chế cũng như chính sách của nhà nước. Những thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng hoặc về kỹ thuật một ngành công nghiệp có thể làm sụp đổ cả cơ đò của một hãng kinh doanh và đặt người đi vay từng làm ăn có lãi vào thế thua lỗ. Một cuộc đình công kéo dài, việc giảm giá để cạnh tranh hoặc việc mất một người quản lý giỏi có thể làm thiết hại nghiêm trọng đến khả năng chi trả tiền vay cảu người vay
Ngoài ra, còn nhiều hình thức phân loại khác nhau như phân loại theo đối tượng sử dụng vốn vay thì có thể có 3 nhóm chính là rủi ro khách hàng tổng thể, rủi ro khách hàng công ty hay tổ chức kinh tế, rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý; phân loại theo giai đoạn phát sinh thì bao gồm rủi ro trong thẩm định, rủi ro khi cho vay, rủi ro trong quản lý thu hồi nợ; phân loại theo sản phẩm tín dụng thì bao gồm rủi ro sản phẩm tín dụng nội bảng, rủi ro các sản phẩm phái sinh....