Sự điều chỉnh trong chiến lược hướng về châ uÁ của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đông á trong chính sách đối ngoại của nhật bản dưới thời thủ tướng shinzo abe (Trang 25 - 27)

1.2. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trước khi Thủ tướng Shinzo Abe

1.2.1. Sự điều chỉnh trong chiến lược hướng về châ uÁ của Nhật Bản

những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX

Quan điểm của Nhật Bản về tiến trình liên kết Đông Á đã được tượng hình rất sớm, từ chính sách Đông Nam Á trong Học thuyết Fukuda16 (1977) đến ý tưởng

15Vũ Minh Giang (2008), So sánh văn hóa Đông Á và Đông Nam Á (trường hợp Việt Nam và Nhật Bản),

Văn hóa học, http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/van-hoa-hoc-so-

sanh/424.html?task=view, 02/2016.

xây dựng Cộng đồng Đông Á trong Học thuyết Hatoyama17 (2009). Mặc dù chính trường Nhật Bản có nhiều thay đổi, song qua từng thời kỳ, với những đời thủ tướng khác nhau, Nhật Bản vẫn luôn thể hiện sự quan tâm lớn tới tình hình khu vực thông qua đường lối, chính sách đối ngoại sắc sảo của các đảng cầm quyền. Bằng những hành động thiết thực, Nhật Bản đã có những đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy hợp tác các nước trong khu vực Đông Á, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng Đông Á của Thủ tướng Hatoyama.

Những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi, nền ngoại giao Nhật Bản đứng trước những vận hội và thách thức mới. Sức mạnh của Mỹ giảm sút cùng với sự nổi lên của Trung Quốc tạo nên những áp lực lớn từ nhiều phía đối với Nhật Bản, đòi hỏi nước này phải điều chỉnh chiến lược, chính sách đối ngoại và thể hiện tích cực hơn vai trò, trách nhiệm trong các vấn đề toàn cầu và khu vực.

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản với châu Á dưới thời Thủ tướng Toshiki Kaifu (1989 - 1991) cũng kiên định mục tiêu: Cam kết không trở thành cường quốc quân sự; đóng góp tích cực hơn trong các vấn đề chính trị châu Á - TBD; tham gia giải quyết vấn đề Campuchia; tăng cường hợp tác khu vực thông qua đầu tư chuyển giao công nghệ, chương trình viện trợ chính thức ODA, đóng vai trò thúc đẩy hợp tác để các nước ASEAN và Đông Dương cùng phát triển. Nhật Bản tham gia ngày càng tích cực hơn, sâu hơn vào các vấn đề của khu vực, cả về kinh tế và chính trị. Nhờ những điều này Nhật Bản đã tạo ra ảnh hưởng tốt đẹp, góp phần cải thiện các mối quan hệ tại khu vực, tạo lập một môi trường hòa bình ở Đông Nam Á.

Như vậy, ngoài quan hệ kinh tế truyền thống, Nhật Bản đã trực tiếp đề cập đến hợp tác trong lĩnh vực chính trị - an ninh với các quốc gia ASEAN, mở rộng ảnh hưởng của Nhật Bản sang các quốc gia trên bán đảo Đông Dương. Cũng với chính sách đối ngoại đổi mới này, Nhật Bản đã hiện thực hóa được mục tiêu quan trọng được đề xuất trong Học thuyết Fukuda, đó là tăng cường vai trò “cầu nối” của

Nhật Bản giữa Đông Dương và các nước ASEAN. Kiên trì quan điểm “Chính trị, kinh tế song hành” được hình thành từ Học thuyết Fukuda, ý tưởng “thoát Âu, nhập Á” ngày càng rõ nét trong đường lối đối ngoại của Nhật Bản. Các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước này tại khu vực Đông Á nói riêng và châu Á –TBDnói chung cũng đã được tăng cường đáng kể trong những năm 1990.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đông á trong chính sách đối ngoại của nhật bản dưới thời thủ tướng shinzo abe (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)