Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đông á trong chính sách đối ngoại của nhật bản dưới thời thủ tướng shinzo abe (Trang 62 - 66)

Sách xanh ngoại giao Nhật Bản năm 2016 tiếp tục khẳng định Nhật Bản coi Hàn Quốc là quốc gia láng giềng quan trọng nhất, và Thủ tướng Shinzo Abe quyết tâm xây dựng quan hệ song phương hướng tới tương lai.

Năm 2015 được coi là năm thành công của mối quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc, việc Thủ tướng Shinzo Abe nỗ lực cải thiện quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bản với Hàn Quốc cũng đã tạo ra tác động tích cực đến định hướng tương lai cho an ninh quốc gia Nhật Bản42. Khởi đầu thành công trên là chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se. Đây là chuyến thăm đầu tiên

của Ngoại trưởng Hàn Quốc tới Nhật Bản trong vòng 4 năm qua, được coi là chuyến thăm đáp ứng được những mong mỏi của lãnh đạo hai nước. Sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trong quan hệ hai nước Nhật Bản - Hàn Quốc tác động lớn đến cán cân quyền lực của khu vực Đông Á43.

Yếu tố sẽ gây ảnh hưởng cụ thể tới mối quan hệ này là Trung Quốc và Mỹ. Tuy Mỹ không ở khu vực Đông Á, nhưng đang thực hiện chính sách “xoay trục” sang Châu Á, coi Châu Á là mục tiêu hướng tới trong tương lai, đặc biệt có sự liên kết chặt chẽ với nước đồng minh Nhật Bản.

Mỹ cũng đã bày tỏ ý muốn rằng Nhật Bản và Hàn Quốc cần phải “giảng hòa” vì lợi ích chung của nhân dân hai nước. Trong khi đó, Trung Quốc đang nổi lên như một cường quốc về kinh tế nhưng lại có nhiều hành vi khiến cho nhiều nước không thể không cảnh giác.

Tuy Trung Quốc, Hàn Quốc vẫn đang tranh chấp với Nhật Bản về vấn đề lãnh thổ, nhưng chính Trung Quốc là yếu tố khiến Nhật-Hàn mong muốn xích lại gần nhau hơn.

Theo phân tích của ông Komatsu Hiroshi-Trưởng Ban xã luận của báo Asahi, thời gian tới sức ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực Châu Á sẽ giảm và Trung Quốc là nước sẽ kiềm chế sự ảnh hưởng của Mỹ. Và chắc chắn một điều rằng nhận thức của Nhật-Hàn sẽ phải thay đổi theo.

Một phương án tối ưu đã được đưa ra là mối quan hệ tay ba Nhật-Hàn-Mỹ sẽ khiến Trung Quốc phải “nhìn trước ngó sau” khi thực hiện những hành động nằm ngoài phạm vi quốc nội. Hàn Quốc tuy có nhiều quan điểm chung với Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, nhưng cũng không thể không tính con đường đi tiếp theo cho mình.

Hơn thế nữa đã đến lúc Nhật Bản và Hàn Quốc nhận thức rằng (như bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun- hye tại lễ kỷ niệm 50 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước) không thể trói

buộc nhau bởi những ràng buộc không đáng có từ trong quá khứ, phải cởi bỏ nó vì lợi ích của người dân mỗi nước, và lợi ích của nhân dân mới là điều tối quan trọng.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Tokyo và Seoul hiện vẫn gặp sóng gió xung quanh tranh chấp lãnh thổ và sự khác biệt về quan điểm lịch sử đối với thời kỳ thực dân của Nhật Bản trên Bán đảo Triều Tiên từ năm 1910-1945.

Trong khi tái khẳng định quan điểm của Nhật Bản rằng quần đảo Takeshima, hiện do Hàn Quốc kiểm soát và gọi là Dokdo, là lãnh thổ Nhật Bản dựa trên thực tế lịch sử và luật pháp quốc tế, báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác song phương năm 2015, đánh dấu kỷ niệm lần thứ 50 bình thường hóa quan hệ đối ngoại. Mối quan hệ của Nhật Bản với Hàn Quốc còn có nhiều khó khăn do các bất đồng liên quan đến vấn đề “gái giải sầu”. Theo thống kê của Chính phủ Hàn Quốc, có hơn 200.000 phụ nữ đã bị ép buộc phục vụ tình dục cho binh sĩ Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ II, hiện nay chỉ còn 46 phụ nữ trong số đó còn sống. Việc giải quyết vấn đề này cho đến nay vẫn luôn là một khúc mắc lớn trong quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc. Ngày 28/12/2015, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đi đến một thỏa thuận lịch sử về vấn đề nô lệ tình dục trong Thế chiến thứ II. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida thông báo sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Yun Byung-Se rằng “Nhật Bản đồng ý bồi thường 1 tỉ Yên (6 triệu USD) với tư cách Nhà nước đối với những phụ nữ đã bị lạm dụng tình dục trong Chiến tranh thế giới thứ II tại Hàn Quốc”. Bản thỏa thuận hôm nay là kết quả của 12 cuộc đối thoại liên tục từ tháng 4 năm ngoái, trong nỗ lực hàn gắn và thúc đẩy quan hệ hai nước. Những khác biệt về vấn đề nô lệ tình dục cũng như tranh chấp lãnh thổ đã phủ bóng đen lên mối quan hệ Nhật - Hàn trong hàng thập kỉ qua.

Việc chính quyền Hàn Quốc kết tội một cựu trưởng văn phòng của báo Sankei Shimbun ở Seoul về những cáo buộc được đăng trên báo nhắm vào bà Tổng thống Park cũng đã làm u ám thêm quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Có thể thấy rằng triển vọng thúc đẩy mối quan hệ giữa hai láng giềng trong tương lai giữa hai nước vẫn còn mờ nhạt.

Theo báo chí, các hành động mang tính xét lại lịch sử của ông Abe lúc nào cũng làm cho Trung Quốc và Hàn Quốc bực tức, bị Mỹ coi là một tín hiệu tiêu cực và gây mất ổn định. Ông Abe cần phải hiểu rằng lời kêu gọi của ông theo đó, cần có một sự khởi phát từ một chế độ hậu chiến, có thể được diễn giải như là một sự chối bỏ những phán quyết của Tòa án Quân sự Quốc tế khu vực Viễn Đông, tại đó, các lãnh đạo chiến tranh của Nhật Bản bị xét xử dưới thời Mỹ chiếm đóng và bản thân giai đoạn này thuộc về thời kỳ hậu chiến quốc tế - và điều này có thể đưa đến việc cô lập Nhật Bản đối với cộng đồng quốc tế.

Kẹt giữa một Trung Quốc đang vươn lên và một Nhật Bản đang hồi phục, cả Hàn Quốc và Triều Tiên lạc vào môi trường chiến lược mới mẻ và phức tạp, dù theo những cách khác nhau. Tất nhiên, việc Triều Tiên theo đuổi hạt nhân đã khiến cả Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đứng ngồi không yên, tới mức vấn đề này đã chiếm tỷ lệ lớn trong các hoạt động mở rộng quân sự của Hàn Quốc và Nhật Bản trong những năm gần đây44. Năm 2017, Triều Tiên tiếp tục thực hiện thêm các vụ thử nghiệm hạt nhân vì mục đích kỹ thuật hay chính trị. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 14/9/2017 tuyên bố trong thời gian ông tại nhiệm, Hàn Quốc sẽ không có vũ khí hạt nhân bất kể Triều Tiên có làm gì. Đây cũng chính là lập trường của Nhật Bản, vì với đa số người dân Nhật Bản "ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân tại Nhật Bản còn bị phản đối rõ ràng hơn ý tưởng sửa đổi hiến pháp", Giáo sư, Tiến sỹ Ari Nakano, chuyên ngành chính trị học, Đại học Daito Bunka tại Nhật Bản cho biết45.

Nhìn chung, mối quan hệ Nhật - Hàn xét ở phương diện nào đó đều chia sẻ điểm chung về các giai đoạn phát triển kinh tế và quan niệm xã hội. Hai nước vốn đang đối mặt với những vấn đề như sự gia tăng lao động phi chính quy, già hóa dân số có thể tham khảo kinh nghiệm của nhau. Trong các chính sách liên quan tới người khuyết tật và lao động người nước ngoài trước đó các nhà nghiên cứu Nhật Bản và đoàn thể công dân đã tham khảo rất nhiều ví dụ đi trước của Hàn Quốc. 50

442017 Annual focast: East Asia, Stratfor, https://worldview.stratfor.com/forecast/2017-annual-forecast-east-

asia/east-asia, 27/12/2016.

năm quan hệ hai nước mặc dù trải qua những khúc quanh nhưng đã hợp tác và thúc đẩy quan hệ phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đông á trong chính sách đối ngoại của nhật bản dưới thời thủ tướng shinzo abe (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)