Tạo điều kiện cho cácnước Đông Na mÁ phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đông á trong chính sách đối ngoại của nhật bản dưới thời thủ tướng shinzo abe (Trang 92 - 94)

3.2. Tác động đối với khu vực Đông Na mÁ

3.2.1. Tạo điều kiện cho cácnước Đông Na mÁ phát triển kinh tế

Trên thực tế, không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của Nhật Bản trong quá trình hợp tác phát triển kinh tế với các nước ASEAN. Sự tăng trưởng nhanh chóng của các nền kinh tế ASEAN không thể có được nếu tách rời nhân tố Nhật Bản. Với sự hợp tác mở rộng, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế và hỗ trợ phát triển (ODA) đã phản ánh rõ nét sự gần gũi và hỗ trợ mật thiết lẫn nhau giữa các nền kinh tế ASEAN và Nhật Bản và vai trò của Nhật Bản đối với nền kinh tế ASEAN.

Trong Diễn đàn ASEAN-Nhật Bản lần thứ 32 (3/2017), hai bên khẳng định Nhật Bản đã trở thành đối tác quan trọng của ASEAN trên tất cả các lĩnh vực

vàNhật Bản tiếp tục coi ASEAN là ưu tiên lớn trong chính sách đối ngoại của nước này.

Về kinh tế, ASEAN và Nhật Bản nhất trí triển khai hiệu quả Lộ trình hợp tác kinh tế chiến lược 10 năm ASEAN-Nhật Bản (2012-2022) mới được cập nhật năm 2015 nhằm đẩy mạnh hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về thương mại, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Nhật Bản cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ ASEAN thực hiện Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) và Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) giai đoạn tiếp theo. Hai bên cũng ủng hộ các tiến trình liên kết kinh tế khu vực, thuận lợi hóa thương mại, hướng tới các thỏa thuận tự do hóa thương mại chất lượng cao, bình đẳng và minh bạch.

Những cam kết ủng hộ của Nhật Bản cũng như các đối tác khác trong thời gian qua là động lực giúp các nước ASEAN xây dựng và củng cố một cộng đồng năng động và phát triển. Đặc biệt, cơ chế đối thoại ASEAN+1 giai đoạn sau 2015 có ý nghĩa quan trọng đối với vị thế của khối và cũng là chính sách ưu tiên của ASEAN. ASEAN hiện đã đạt được thành quả lớn nhất trong hội nhập kinh tế đó là đã tạo lập được một Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) từ cuối năm 2015. Vì vậy, hợp tác kinh tế thương mại trong khuôn khổ ASEAN+1 rất được các thành viên của khối quan tâm và coi đó là một trọng tâm ưu tiên. Trước hết phải kể đến Nhật Bản, quốc gia Châu Á có tiềm lực kinh tế vững mạnh. Nhật Bản đã dành nhiều hỗ trợ cho tiến trình xây dựng Cộng đồng của ASEAN, trong đó có cam kết hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển, hiện thực hóa "tăng trưởng có chất lượng" ở tiểu vùng Mekong, triển khai Chiến lược Tokyo 2015. Hiện nay, hai bên xúc tiến kiểm điểm Lộ trình 10 năm hợp tác Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản, hướng tới Lộ trình giai đoạn mới 2016-2025.

Hiện tại, Nhật Bản vẫn là nguồn cung cấp ODA và FDI quan trọng nhất của khu vực (chỉ sau EU) và là một trong những đối tác chủ động nhất trong ARF. Trong bối cảnh sự hiện diện và ảnh hưởng của Nhật trong khu vực đã phần nào giảm sút do Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng kinh tế và quân sự tại châu

Á,Nhật Bản bắt đầu tăng cường hợp tác chiến lược với các nước Đông Nam Á, hình thành quan hệ đối tác chiến lược với một số nước như Philippines và Việt Nam.

Quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với các nước ASEAN không ngừng phát triển trên 3 lĩnh vực là viện trợ, buôn bán và đầu tư. Tính đến nay các nước ASEAN nhận được nhiều viện trợ kinh tế nhất của Nhật Bản, chiếm khoảng trên 30% tổng kim ngạch viện trợ hàng năm của Nhật Bản cho các nước trên thế giới. Điều này đã đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của các nước này. Ngoài ra, các nước ASEAN cũng là một trong những trọng điểm đầu tư của Nhật Bản ở Châu Á.

Tóm lại, có thể thấy chính sách của Nhật Bản đối với ASEAN về kinh tếđã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng. Lý do đúng như cựu Thủ tướng Malaixia Mahathir từng đưa ra là: về kinh tế, Nhật Bản là quốc gia hùng mạnh.Lời nói và hành động của nước này tất nhiên được các nước khác của châu Á quan tâm chặt chẽ. Hai là, tầm quan trọng của Nhật Bản đối với tương lai kinh tế Đông Á là Nhật Bản đầu tư lượng lớn các cơ sở và thiết bị sản xuất vào khu vực này. Ba là, đạo đức nghề nghiệp của người Nhật Bản và nền văn hóa đặc sắc của nước này có ảnh hưởng rất lớn đến các nước khác Đông Á. Đạo đức nghề nghiệp, tính kỷ luật, kỹ thuật, kỹ năng của người Nhật Bản vẫn rất đáng để các nước học tập. Sự hợp tác chặt chẽ về kinh tế của Nhật Bản đã và đang đem lại sự phát triển và ổn định cho khu vực Đông Nam Á/ASEAN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đông á trong chính sách đối ngoại của nhật bản dưới thời thủ tướng shinzo abe (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)