2.1. Quan điểm chính trong chính sách đối ngoại đối với Đôn gÁ của Thủ
2.1.2. Coi trọng quan hệ với cácnước láng giềng
Đối với các quốc gia láng giềng, Nhật Bản coi trọng đường lối ngoại giao thận trọng, mềm dẻo, khôn khéo, nhất là đối với các nước lớn như Nga, Trung Quốc trong vấn đề giải quyết tranh chấp lãnh thổ, các vấn đề lịch sử và hợp tác phát triển kinh tế. Đặc biệt, đối với láng giềng khu vực Đông Á, Nhật Bản luôn coi trọng quan hệ với các nước trong khu vực.
Bên cạnh thái độ cứng rắn với Trung Quốc trong giải quyết vấn đề tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư, Thủ tướng Shinzo Abe cũng có có những lời phát biểu thể hiện sách lược mềm dẻo với Trung Quốc. Cũng trong phát biểu trước Quốc hội, ông Abe đã kêu gọi đàm phán bình tĩnh với Trung Quốc: “Quan hệ Nhật - Trung là một trong những quan hệ song phương quan trọng nhất. Tôi đề nghị Trung Quốc trở lại gốc rễ của quan hệ chiến lược cùng có lợi...” 31. Điều này có liên quan đến vấn đề lợi ích và an ninh kinh tế trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản bị suy thoái, trong khi Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Nhật Bản.
Đối với Bắc Triều Tiên, ông Abe lên tiếng sẵn sàng đàm phán với Bình Nhưỡng đề giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị Bắc Triều Tiên bắt cóc trước đây và thể hiện quan điểm cứng rắn đối với chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này.
Nhật Bản cũng sẽ tăng cường quan hệ an ninh với các đồng minh và đối tác khác của Mỹ. Ông Abe đã cố gắng xây dựng lại mối quan hệ với Hàn Quốc, vốn bị xấu đi dưới thời tiền nhiệm của DPJ do tranh chấp chủ quyền về quần đảo Takeshima/Dokdo. Tháng 01/2013, ông Abe đã cử chính trị gia của LDP, ông
Fukushiro Nukura sang Hàn Quốc để gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và chuyển tới nhà lãnh đạo Hàn Quốc rằng Hàn Quốc là “nước quan trọng nhất đối với Nhật Bản”32.
Ông Abe cũng mong muốn thúc đẩy quan hệ an ninh với Australia và Ấn Độ. Tháng 5/2013, Phó Thủ tướng Nhật Bản Aso Taro cũng sang thăm Ấn Độ nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ chiến lược giữa hai nước và đẩy mạnh hợp tác song phương trong lĩnh vực an ninh hàng hải và chống khủng bố.
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Shinzo Abe sau khi tái đắc của Thủ tướng là đến Việt Nam và Indonesia, sau đó là Philippines và các nước khác ở Đông Nam Á thể hiện rằng khu vực này là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Về phương diện lợi ích kinh tế, hợp tác với ASEAN không những là thị trường tiềm năng giúp vực dậy nền kinh tế Nhật Bản. Trên phương diện chính trị - an ninh việc thắt chặt quan hệ với các nước Đông Nam Á giúp Nhật Bản giảm tải sức ép từ Trung Quốc mà còn đặt Trung Quốc vào thế thủ. Hợp tác quốc phòng cũng là một nội dung quan trọng trong quan hệ giữa Nhật Bản với các nước Đông Nam Á. Nhật Bản đã xem xét sử dụng viện trợ vốn ODA giúp tăng cường năng lực đảm bảo an ninh trên biển cho các nước ASEAN. Nhật Bản và Philippines đã đạt được thỏa thuận về sử dụng quỹ ODA để trang bị cho Philippines 10 tàu tuần tra. Nhật Bản cũng đang đồng ý cung cấp cho Việt Nam 10 tàu tuần tra trong trường hợp Việt Nam tách lực lượng bảo vệ bờ biển ra khỏi biên chế của Bộ quốc phòng. Bất chấp với những khó khăn nội tại và những thách thức của bối cảnh quốc tế mới, xét cả về chính trị và kinh tế, Nhật Bản vẫn chứng tỏ là đối tác quan trọng của các nước Đông Nam Á và là đối trọng với Trung Quốc trong khu vực.