Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Triều Tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đông á trong chính sách đối ngoại của nhật bản dưới thời thủ tướng shinzo abe (Trang 66 - 67)

Nằm giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Nga, bán đảo Triều Tiên có vị trí chiến lược quan trọng về nhiều mặt đối với Nhật Bản. Cách các đảo Honshu và Kyushu của Nhật chỉ 190 km về phía đông nam, bán đảo này là một trong ba con đường để Nhật Bản tiến vào lục địa và cũng là con đường từ lục địa tiến sang Nhật Bản.Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên không có quan hệ ngoại giao nhưng từ trước tới nay hai nước lại có mối liên kết khá phức tạp và nhiều rắc rối.

Nhật Bản thúc giục Triều Tiên nhanh chóng điều tra các vụ bắt cóc công dân Nhật Bản trong thời gian từ 1977 đến 1983 và thông báo cho Nhật Bản về kết quả của cuộc điều tra toàn diện mới nhất mà Triều Tiên đang tiến hành về số phận tất cả các công dân Nhật Bản ở nước này, bao gồm cả các công dân bị bắt cóc. Vấn đề bắt cóc hiện vẫn là điểm khúc mắc giữa Nhật Bản và Triều Tiên để tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Ông Abe đã cố gắng giải quyết vấn đề các công dân Nhật bị tình báo Triều Tiên bắt cóc bằng cách bãi bỏ một phần các trừng phạt kinh tế nhắm vào đất nước này, đổi lấy việc Triều Tiên hứa sẽ điều tra làm rõ số phận những người bị bắt cóc. Việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có những phối hợp giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử của Triều Tiên không thể giải quyết được mà không có sự hợp tác giữa Nhật Bản và các thành viên khác trong vòng đàm phán sáu bên về vấn đề này, bao gồm cả Trung Quốc và Nga. Tái dựng lòng tin với Trung Quốc và Hàn Quốc là cần thiết với Nhật Bản vào lúc Nhật Bản cố gắng xử lý các vấn đề tồn tại trong quan hệ với Triều Tiên. Chủ trương tổ chức Hội nghị 4+2 là một minh chứng rõ nét cho mong muốn đóng góp tiếng nói và ảnh hưởng của Nhật Bản trong việc giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, trước những hành động ngang ngược của Triều Tiên phóng tên lửa qua không phận của Nhật Bản thời gian vừa qua đã làm mối quan hệ hai nước trở nên “nóng” hơn bao

giờ hết. Triều Tiên từng phóng tên lửa vào quỹ đạo mang theo vệ tinh vào năm 1998 và 2009 cũng đi qua Nhật Bản, nhưng nó không phải phóng tên lửa thực sự như lần phóng tên lửa thực sự qua không phận Nhật Bản ngày 29/8/201746. Thủ tướng Shinzo Abe đã lên án mạnh mẽ hành động phóng tên lửa của Triều Tiên. “Nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc cho thấy thiện chí của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết vấn đề Triều Tiên một cách hòa bình. Nhưng Triều Tiên vẫn có hành động khiêu khích này. Đó là điều không thể chấp nhận được… Nếu Triều Tiên tiếp tục con đường này, họ sẽ không có tương lai tươi sáng. Chúng tôi cần Triều Tiên hiểu điều đó”, ông Abe nói tại cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 15/9/2017. Dù ý đồ của Triều Tiên khi phóng tên lửa qua Nhật Bản là gì đi nữa, thì hành động này là mối đe dọa nghiêm trọng chưa từng có đối với an ninh Nhật Bản. Thủ tướng Shinzo Abe lên án mạnh mẽ hành động trên và kêu gọi cộng đồng quốc tế cắt đứt quan hệ ngoại giao với Triều Tiên.

Nhìn chung, có thể thấy rằng viễn cảnh về việc bình thường hóa quan hệ Nhật - Triều trong thời gian trước mắt dường như là điều khó có thể đạt được. Cho tới thời điểm hiện tại, ngoài những vướng mắc giữa cả hai nước xung quanh các vấn đề như bắt cóc con tin Nhật Bản, chương trình hạt nhân và các vụ thử tên lửa qua lãnh hải Nhật Bản của Triều Tiên, vấn đề bồi thường sau chiến tranh, tàu buôn lậu và do thám Triều Tiên, mối quan hệ của hai quốc gia này còn bị tác động sâu sắc bởi tình hình khu vực mà cụ thể là từ Mỹ và Trung Quốc47. Đằng sau những yếu tố được kể tới ở trên, có thể nhận thấy về cơ bản giữa hai bên còn một khoảng cách rất lớn về lòng tin cho dù đã có nhiều nỗ lực từ hai phía.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đông á trong chính sách đối ngoại của nhật bản dưới thời thủ tướng shinzo abe (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)