Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, một bộ phận quan trọng của khu vực Đông Á. Do vậy, tình hình phát triển của khu vực này có ảnh hưởng rất lớn đối với Việt Nam hiện nay và trong tương lai.
Việt Nam và Nhật Bản đều có nhiều điểm tương đồng về lợi ích. Đây sẽ là những động lực, nền tảng để hai quốc gia tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Việc Nhật Bản đẩy mạnh quan hệ với Đông Á nói chung và với Đông Nam Á nói riêng đã và đang có tác động tích cực đối với Việt Nam, mà nó còn có những tác động tích cực cho mạng lưới quan hệ song phương và đa phương trong khu vực.
Hơn nữa, ông Abe là một người có nhiều nỗ lực trong việc củng cố quan hệ Việt – Nhật suốt những năm qua. Ngoài trụ cột kinh tế, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản còn phát triển mạnh mẽ trên hàng loạt lĩnh vực từ giáo dục cho đến nông nghiệp, du lịch, lao động, ứng phó biến đổi khí hậu, hợp tác giữa các địa phương…Việc củng cố các mối quan hệ song phương đã không giới hạn ở các tuyên bố chung và các lĩnh vực khác nhau gắn liền với mối quan hệ này. Riêng mối quan hệ song phương đã đặc biệt phát triển mạnh trong 3 lĩnh vực kinh tế then chốt: viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, đầu tư và thương mại.
Tính đến tháng 9/2016, Nhật Bản đã cung cấp xấp xỉ 2.800 tỷ yên ODA cho Việt Nam. Số tiền đó đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cũng như việc áp dụng nhiều cải cách kinh tế - xã hội của Việt
Nam. Đến lượt mình, các dự án lớn của Việt Nam được ODA của Nhật Bản cấp vốn đã thúc đẩy xuất khẩu của Nhật Bản sang Việt Nam và mang lại các cơ hội kinh doanh cho các nhà thầu Nhật Bản. Vào cuối năm 2016, các công ty Nhật Bản đã đầu tư vào 3.320 dự án ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký 42,5 tỷ USD, bằng 14,6% tổng vốn tích lũy FDI đã đăng ký ở Việt Nam. Việc này làm cho Nhật Bản trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai ở Việt Nam sau Hàn Quốc.
Về thương mại, trong năm 2016, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản và hàng Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam lần lượt trị giá 14,68 tỷ USD và 15,04 tỷ USD. Do đó, Nhật Bản hiện nay là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam, sau Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc. Các mối quan hệ đầu tư và thương mại song phương sẽ mở rộng thêm nếu Hiệp định đối tác xuyên TBD vượt qua được những trở ngại hiện nay để đi vào có hiệu lực trong tương lai61.
Sau khi ông Shinzo Abe quay trở lại ghế thủ tướng vào tháng 12/2012, sự hợp tác chiến lược giữa hai nước về quốc phòng và an ninh được củng cố và đa dạng hóa nhanh chóng. Tháng 01/2013, ông Abe đã lựa chọn Việt Nam làm điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông trong nhiệm kỳ mới.
Trong bối cảnh vấn đề Biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng đe dọa tới sự phát triển và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam thì việc Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng.
Nhật Bản là quốc gia có tiềm lực mạnh về kinh tế, năng lực biển của Nhật Bản cũng rất phát triển. Do đó, với khoảng cách chênh lệnh về sức mạnh trên biển giữa Trung Quốc với Việt Nam nói riêng và với các quốc gia ASEAN nói chung như hiện nay, Nhật Bản đã chủ động tăng cường hỗ trợ và xây dựng năng lực trên biển cho Việt Nam thông qua hỗ trợ cả về phần cứng (tàu tuần tra, trang thiết bị bán quân sự…) và phần mềm (huấn luyện và đào tạo…). Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Nhật Bản từ ngày 15-18/9/2015, hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung chia sẻ quan ngại sâu sắc, đồng thời lên án việc bồi đắp đảo và
xây dựng công sự quy mô lớn ở Biển Đông.Với mong muốn cùng nhau thúc đẩy an ninh biển, hai bên đã ký công hàm trao đổi về việc chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại dự án trị giá 200 tỷ yên để đảm bảo an toàn hàng hải trong tài khóa 2015.
Hợp tác trong lĩnh vực an ninh quốc phòng còn là đòn bẩy để tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác, góp phần tạo dựng lòng tin giữa hai quốc gia, đưa mối quan hệ hai nước phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Trong số sáu văn bản hợp tác đạt được trong chuyến thăm của Tổng Bí thư đã có hai văn bản giữa Bộ Quốc phòng hai nước về hợp tác trong lĩnh vực giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc và giữa Cảnh sát Biển Việt Nam và Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản về thiết lập quan hệ phối hợp nhằm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và phát triển hợp tác chung.
Về vấn đề Biển Đông, Nhật Bản khẳng định cần đảm bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông; ủng hộ quan điểm của Việt Nam là các tranh chấp tại Biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình, không sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) phản đối các hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông. Trong hợp tác kinh tế, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực và là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Tất cả những điều đó đã và đang mang lại cho Việt Nam sự phát triển ổn định và nâng cao uy tín trên trường quốc tế.
Bên cạnh những nhân tố thuận lợi, chính sách chủ động và tích cực của Nhật Bản vào vấn đề Biển Đông cũng sẽ tạo ra những thách thức nhất định đối với Việt Nam.
Thứ nhất, tạo nên sức ép trong quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc - Việt Nam.
Việc Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh sẽ tạo ra một số khó khăn cho Việt Nam trong việc xử lý quan hệ với Trung Quốc cũng như với các quốc gia ASEAN khác, đặc biệt là trong vấn đề tranh chấp biển Hoa Đông. Những vấn đề như vậy sẽ khiến cho việc bày tỏ thái độ
và lập trường của Việt Nam gặp khó khăn bởi sẽ phải tính đến thái độ của cả Trung Quốc và Nhật Bản, ASEAN, tác động đến đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam.
Thứ hai, tác động tới sự đoàn kết nội khối, gia tăng sự khác biệt và quan điểm trong mối quan hệ với Trung Quốc của các quốc gia ASEAN, từ đó gây ra khó khăn cho Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông theo hướng có lợi cho Việt Nam. Chính sách can dự của Nhật Bản, cùng với chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ đã tạo ra sự xung đột, cạnh tranh quyết liệt với chính sách Biển Đông của Trung Quốc; ở mức độ nhất định tác động tới sự không thống nhất trong ASEAN về vấn đề Biển Đông giữa một bên là các quốc gia có lợi ích trực tiếp như Philippines và Việt Nam với một bên là các quốc gia không có tranh chấp như Myanmar, Lào hoặc “cùng phe” với Trung Quốc như Campuchia.
Tóm lại, hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được đẩy mạnh hơn trong những năm gần đây dưới thời cầm quyền của thủ tướng Shinzo Abe trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực khác. Điều đó tiếp tục tác động nhiều mặt tới Việt Nam lẫn Nhật Bản.
KẾT LUẬN
Từ khi lên nắm quyền tháng 12/2012, Thủ tướng Shinzo Abe đã khôi phục vị thế địa chính trị quan trọng của Đông Á trong chiến lược phát triển của Nhật Bản nói chung, của chính sách đối ngoại nói riêng, nhằmbảo đảm an ninh quốc gia, tạo dựng một môi trường hòa bình và ổn định của khu vực, tạo điều kiện phát triển đất nước.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Abe tích cực triển khai các hoạt động đối ngoại trong khu vực nhằm: đẩy mạnh quan hệ nhiều mặt với các nước Đông Á, coi hòa bình ổn định hợp tác và phát triển tại khu vực này là yếu tố đảm bảo cho sự ổn định về mặt an ninh chính trị và thúc đẩy hồi phục kinh tế của Nhật Bản; không chấp nhận Trung Quốc thay đổi hiện trạng bằng sức mạnh nhưng bình tĩnh ứng phó và sẵn sàng đối thoại; coi trọng quan hệ với Hàn Quốc; sử dụng phương châm “đối thoại và gây áp lực” nhằm yêu cầu Triều Tiên có hành động cụ thể hướng tới giải quyết toàn diện các vấn đề bắt cóc, tên lửa và hạt nhân; khẳng định ASEAN là đối tác của hòa bình, ổn định và thịnh vượng, ưu tiên tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh- quốc phòng nhằm đối phó và kiềm chế Trung Quốc gia tăng hoạt động trên biển.
Để thực hiện mục tiêu cốt lõi nhằm nâng cao vị thế của Nhật tại khu vực Đông Á, một trong những trọng điểm đối ngoại của Thủ tướng Shinzo Abe là quan hệ với cácnước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Thực tế, quan hệ Nhật Bản – ASEAN đã có những bước phát triển mạnh mẽ và sâu rộng trên cả bình diện quan hệ song phương với từng nước cũng như trong các cơ chế, tổ chức đa phương khu vực và các lĩnh vực quan trọng khác. Tuy nhiên, quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á cũng không tránh khỏi những trở ngại về cả hai phía. Trước hết là sự chưa thống nhất về quan điểm, thái độ của các nước Đông Nam Á trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt. Mặt khác, về phía Nhật Bản còn những hạn chế về luật pháp và quan điểm khác nhau trong xã hội Nhật Bản.
Đối với Việt Nam,quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với sự tin cậy cao. Hai nước hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương. Bên cạnh những thành tựu đạt
được trong quan hệ hai nước, còn tồn tại một số nguy cơ có thể xảy ra khi Nhật Bản tích cực nâng cao ảnh hưởng của mình đối với Việt Nam. Do đó, để đạt được lợi ích chung, cả Nhật Bản và Việt Nam cần thận trọng trong quan hệ đối ngoại vì mục tiêu phát triển, thịnh vượng và vì hòa bình ổn định của hai nước nói riêng, của khu vực Đông Á nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Hoàng Anh (2014), “Điểm lại chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á qua các đời thủ tướng”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8 (162) 8/2014.
2. Linh Anh (2015), Hội nghị thượng đỉnh ba bên: Ý nghĩa đặc biệt với Đông Á, http://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=363004,
28/11/2015.
3. Ngô Phương Anh (2013), Quan điểm của Nhật Bản về tiến trình liên kết Đông
Á, Tạp chí lý luận chính trị,http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-
te/item/352-quan-diem-va-chinh-sach-cua-nhat-ban-doi-voi-tien-trinh-lien-ket- o-dong-a.html, 27/3/2013.
4. Tú Anh, Phỏng vấn Thủ tướng Shinzo Abe “Tôi quyết tâm phát triển hơn nữa quan hệ Việt – Nhật”, Báo Tuổi trẻ, tr.20, số ra ngày 16/01/2017.
5. Đỗ Thị Ánh (2017), Vai trò của Nhật Bản đối với hội nhập Đông Á, Nghiên cứu
Nhật Bản, http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=1244, 18/6/2017.
6. Đặng Ánh (2016), Vai trò của Nhật Bản trong an ninh khu vực Đông Á, Báo
Hải quan, http://www.baohaiquan.vn/Pages/Vai-tro-cua-Nhat-Ban-trong-an-
ninh-khu-vuc-Dong-A.aspx, 26/4/2016.
7. Báo mới, Nước cờ khôn ngoan của Nhật Bản đối với các “hàng xóm”.
https://www.baomoi.com/nuoc-co-khon-ngoan-cua-nhat-ban-doi-voi-cac-hang- xom/c/10165906.epi, 11/01/2013.
8. Nguyễn Thanh Bình (2010), Quan hệ Nhật Bản-Đài Loan từ 1992 đến nay, Viện
Nghiên cứu Đông Bắc Á, 01/10/2014.
9. Đỗ Thanh Bình, Văn Ngọc Thành (2012), Quan hệ quốc tế thời hiện đại –
những vấn đề mới đặt ra, NXB CTQG, Hà Nội.
10. Ngô Xuân Bình chủ biên (2000), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ
11. Trần Quang Châu (2015), Vấn đề biển Đông trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản, Nghiên cứu Biển Đông, http://www.nghiencuubiendong.vn/y-kien- va-binh-luan/5284-van-de-bien-dong-trong-chinh-sach-doi-ngoai-cua-nhat-ban, ngày 16/9/2015.
12. Chiến lược ngoại giao Đông Á của Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Quốc gia NIRA, số 54, 4/2010.
13. Văn Cường (2016), Những xu hướng chính trị ở Đông Á, Nghiên cứu Biển Đông, 20/7/2016.
14. Nguyễn Duy Dũng (2017), Xây dựng cộng đồng Đông Á: Những thách thức chủ yếu, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, 2017.
15. Tùng Dương (2015), Những cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, Báo Tiền phong, http://www.tienphong.vn/xa-hoi/nhung-cot-moc-quan- trong-trong-quan-he-viet-nam-nhat-ban-1125573.tpo,01/3/2017.
16. Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Tài liệu cơ bản về Nhật Bản và tình hình
quan hệ Việt-Nhật, http://www.vnembassy-jp.org/vi/quan-h%E1%BB%87-vn-
nb7/2015.
17. Vũ Minh Giang (2008), So sánh văn hóa Đông Á và Đông Nam Á (trường hợp Việt Nam và Nhật Bản), Văn hóa học, http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghien- cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/van-hoa-hoc-so-sanh/424.html?task=view, 02/2016. 18. Nguyễn Hoàng Giáp (2012), Một số điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật
Bản với Đông Nam Á những năm 90, Nghiên cứu quốc tế, Học viện Ngoại giao, số 19, http://www.dav.edu.vn/en/publications/international-studies- review/back-issues/1997/313-so-19-mot-so-dieu-chinh-trong-chinh-sach-dong- nam-a-cua-nhat-ban-nhung-nam-90.html, 2012.
19. Đỗ Thị Thu Hà (2010), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Đông Á
dưới thời thủ tướng Koizumi (2001-2006), Đại học KHXH&NV, Hà Nội.
20. Vũ Văn Hà (2007), Quan hệ Trung Quốc – ASEAN – Nhật Bản trong bối cảnh
21. Hoàng Hồng Hạnh, Những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển hợp tác ASEAN-Nhật Bản trong những năm tới, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội, 2007, tr.78-80.
22. Vũ Hiền (2012), Sự phát triển của cơ chế hợp tác ASEAN+Nhật Bản,Nghiên
cứu Biển Đông, http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/3191-su-phat-trien-
cua-co-che-hop-tac-asean-nhat, 07/12/2012.
23. Lê Hồng Hiệp (2017), Tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org/2017/05/18/tam-quan- trong-chien-luoc-cua-quan-viet-nhat/, 06/6/2017.
24. Ngô Hồng Hiệp (2007), Xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản tại Đông Nam Á trong thập niên đầu thời kỳ sau chiến tranh lạnh, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5, tr. 25-28.
25. Minh Hoàng (2014), Những chuyển dịch quan trọng trong cục diện địa chính trị Đông Á hiện nay, Tạp chí quốc phòng toàn dân, http://tapchiqptd.vn/vi/quoc- phong-quan-su-nuoc-ngoai/nhung-chuyen-dich-quan-trong-trong-cuc-dien-dia- chinh-tri-dong-a-hien-nay/6431.html, 27/10/2014.
26. Vũ Hoàng (2017), Phóng tên lửa qua Nhật – bước leo thang gây lo ngại của Triều Tiên, báo Vnexpress, https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan- tich/phong-ten-lua-qua-nhat-buoc-leo-thang-gay-lo-ngai-cua-trieu-tien-
3634112.html, 29/8/2017.
27. Bùi Hùng (2015), Nhật-Hàn hòa giải, cán cân quyền lực Đông Á biến chuyển,