3.2. Tác động đối với khu vực Đông Na mÁ
3.2.3. Nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế
Sau nửa thế kỷ thành lập, ASEAN ngày càng có ảnh hưởng trên trường quốc tế. Ngoài sự cố gắng chủ quan của các nước ASEAN thì Nhật Bản được coi là yếu
tố bên ngoài có tác động rất quan trọng. Các nước lớn đã từng bước coi ASEAN là một chủ thể không thểthiếu trong cơ cấu quyền lực quốc tế.ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển khu vực châu Á- TBD và trên thế giới, cụ thể:ASEAN là nhân tố quan trọng bảo đảm hoà bình và ổn định ở khu vực; Thúc đẩy tăng trưởng và bền vững kinh tế khu vực và thế giới; Quan hệ đối ngoại của ASEAN phát triển mạnh, thông qua đó ASEAN đã tranh thủ được sự hợp tác và hỗ trợ thiết thực từ các đối tác bên ngoài, phục vụ mục tiêu an ninh và phát triển của Hiệp hội, đồng thời góp phần quan trọng thúc đẩy và kết nối các mối liên kết khu vực với nhiều tầng nấc khác nhau ở Châu Á- TBD.
ASEAN đã tạo dựng được quan hệ hợp tác nhiều mặt với nhiều đối tác quan trọng trên thế giới thông qua khuôn khổ ASEAN+1 với 12 đối tác quan trọng bên ngoài, đồng thời khởi xướng thành công và giữ vai trò chủ đạo trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực ở Châu Á- TBD như ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Ngoài ra, ASEAN còn là nhân tố quan trọng của các khuôn khổ hợp tác khu vực và liên khu vực khác như Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á- TBD (APEC), Hội nghị Á-Âu (ASEM) và Diễn đàn Hợp tác Đông Á- Mỹ La Tinh (FEALAC).
“ASEAN+Nhật Bản” là một thành phần quan trọng trong cơ chế hợp tác “ASEAN+1”, có tác động trực tiếp đến “ASEAN+3” và việc thúc đẩy hợp tác Đông Á.
Trong các nước “ASEAN+1”, Nhật Bản là nước sớm nhất thiết lập mối quan hệ đối tác với các nước ASEAN. Từ năm 1977, hai bên bắt đầu đối thoại, và thông qua dự án hợp tác trong các lĩnh vực như công nghiệp, kỹ thuật, văn hóa, thương mại, đầu tư, thành lập mối quan hệ hợp tác đa tầng nấc. Năm 1977, hai bên còn tổ chức hội nghị lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo ASEAN-Nhật Bản. Từ những năm 90 thế kỷ 20 đến nay, cùng với Chiến tranh Lạnh kết thúc, sự phát triển của kinh tế Đông Á, trọng điểm ngoại giao của Nhật Bản bắt đầu chuyển sang châu Á. Nhật Bản thông qua việc tăng cường quan hệ với ASEAN để chủ đạo hợp tác Đông Á. Cuối những năm 90 thế kỷ 20, quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản đã được cơ chế
hóa. Bắt đầu từ năm 1997, Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN-Nhật Bản tổ chức không định kỳ trước đây chuyển thành hội nghị thường niên.
Nhật Bản là nước lớn châu Á và có nền kinh tế phát triển trên thế giới, việc thành lập cơ chế hợp tác “ASEAN+Nhật Bản” đã khiến cho các nước ASEAN tin tưởng hơn khi kết bạn với các nước lớn ngoài khu vực vàlà tấm gương để cho các nước khác xây dựng cơ chế hợp tác khu vực. Trên cơ sở đó, hình ảnh và vị thế của ASEAN, sau nửa thế kỷ qua đã được khẳng định, ngày càng được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi và tôn trọng.