Bối cảnh tình hình khi Thủ tướng Shinzo Abe tái đắc cử năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đông á trong chính sách đối ngoại của nhật bản dưới thời thủ tướng shinzo abe (Trang 33 - 36)

1.2.3.1. Tình hình thế giới, khu vực

Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền trong bối cảnh thế giới biến động phức tạp khó lường, tồn tại nhiều thuận lợi cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức lớn.

Năm 2012 gắn với nhiều sự kiện mang tính chất toàn cầu, những bất ổn trong xã hội châu Âu. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, tồn tại nguy cơ suy thoái. Khủng hoảng nợ công tại nhiều quốc gia châu Âu như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha … dẫn tới nhiều vấn đề kinh tế - xã hội gia tăng như thất nghiệp, chính sách phúc lợi, y tế,

giáo dục, tệ nạn xã hội… Cùng với đó, trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến những khủng hoảng chính trị ở nhiều quốc gia trên các châu lục, như cách mạng “Mùa xuân Ả-rập” mà hậu quả để lại là những thiệt hại về người và của do bạo động, bạo loạn, và thay đổi thể chế, chính quyền. Đó là Gruzia, Tunisia, Algeria, Ai Cập, Yemen, Jordan, Ả Rập, Oman, Sudan, Syria, Iraq, Lybia … Trong khi đó, chủ nghĩa khủng bố ngày càng lan rộng và có các hoạt động gây thiệt hại lớn hơn. Việc xuất hiện Nhànước Hồi giáo tự xưng IS đã cho thấy chủ nghĩa khủng bố là một mối đe dọa hiện hữu đối với người dân thế giới.

Đặc biệt, tình hình khu vực Đông Á diễn ra phức tạp. Tổng thống Obama thắng cử, tiếp tục thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á – TBD của Mỹ.

Biển Đông sôi sục. Trung Quốc lập ra cái gọi là "thành phố Tam Sa" gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, âm mưu từng bước thâu tóm toàn bộ Biển Đông, Theo ICG, một tổ chức nghiên cứu tầm cỡ quốc tế, căng thẳng ở Biển Đông có nguy cơ trở thành xung đột, bởi lực lượng vũ trang của các nước ngày càng tăng trong khi tranh chấp không được giải quyết.

Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 diễn ra vào đầu tháng 11/2012 đánh dấu sự thay đổi thế hệ lãnh đạo của nền kinh tế số 2 thế giới. Ông Tập Cận Bình trở thành Tổng bí thư mới của đảng và hạ quyết tâm chấn hưng Trung Quốc, tăng gấp đôi GDP vào năm 2020.Sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến Nhật Bản phải quan tâm.

Bán đảo Triều Tiên tiếp tục trở thành điểm nóng trong khu vực với việc Triều Tiên liên tục phóng tên lửa để "đưa vệ tinh lên vũ trụ" mà các nước Mỹ, Nhật, Hàn cho rằng hành động của Bình Nhưỡng thực chất là nhằm thử nghiệm tên lửa đạn đạo.

1.2.3.2. Tình hình trong nước

Trong vòng 5 năm từ 2008 đến 2012, nền kinh tế Nhật Bản đã rơi vào suy thoái ba lần qua sau hai cú sốc nghiêm trọng là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và động đất, sóng thần năm 2011. Năm 2012, Nhật Bản vẫn còn đối mặt với những rủi ro về sự suy thoái trong quan hệ kinh tế ở nước ngoài bắt nguồn từ vấn đề

nợ của châu Âu và sự tác động của nó lên thị trường tài chính, cũng như hạn chế nguồn cung cấp năng lượng sau cuộc khủng hoảng phóng xạ Fukushima do thảm họa động đất và sóng thần tháng 3 năm 2011 gây ra. Sóng thầnđã nhấn chìm nước Nhật, tàn phá nhiều thị trấn, đô thị ven biển miền Bắc, làm nhiều người thiệt mạng, mất tích, dẫn đến cảnh thiếu thốn lương thực, thuốc men và chỗ ở. Ngay sau thảm họa sóng thần, Nhật Bản lại phải đối mặt với sự cố điện hạt nhân xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, rò rỉ phóng xạ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người dân và ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Nhật Bản. Sự cố Fukushima đã làm gia tăng những lo ngại chung về an toàn hạt nhân, ngăn chặn việc khởi động lại các lò phản ứng đang đóng cửa để kiểm tra thường xuyên, và sự mất mát nguồn điện hạt nhân đã làm tăng chế độ phân phối điện bắt buộc, nhu cầu năng lượng đặt ra một cách cấp thiết. Việc khắc phục thảm họa động đất và sóng thần này đã đặt ra thách thức đối với chính phủ Nhật Bản.

Hơn nữa, năm 2012 Nhật Bản vẫn còn bị mắc kẹt trong giảm phát, giá tiêu dùng và giá tài sản tiếp tục giảm mặc dù Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp nới lỏng định lượng với tỷ lệ lãi suất gần như bằng không. Tăng trưởng sản lượng chậm, chi tiêu công gia tăng, đã đẩy tổng nợ công của Nhật Bản lên tới hơn 200% GDP19, gia tăng lo ngại về tính bền vững tài chính, làm giảm tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản. Kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu suy giảm do giá trị đồng yên tăng cao, khủng hoảng kinh tế thế giới, sức mua giảm khiến xuất khẩu bị hạn chế.

Ngoài ra, trong xã hội Nhật Bản tồn tại nhiều nguy cơ bất ổn chính trị. Từ năm 2008, Nhật Bản đã thay thế 6 đời thủ tướng. Điều này đã gây trở ngại cho hoạch định chính sách kinh tế, xã hội trong dài hạn. Tình trạng dân số già, thiếu lao động trầm trọng trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp càng khiến cho việc khắc phục tăng trưởng kinh tế, giảm tải gánh nặng cho chính phủ càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Bên cạnh những khó khăn đặt ra đối với chính quyền Tổng thống Shinzo Abe, Nhật Bản vẫn có các điều kiện thuận lợi nhất định. Đó là tinh thần vươn lên khắc phục khó khăn của người Nhật, thành tựu vượt trội trong khoa học - công nghệ, luồng vốn đầu tư tài chính ổn định.

Theo các nhà phân tích, ông Abe sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong nhiệm kỳ lần hai này như vực dậy nền kinh tế đang trì trệ, khắc phục tình trạng giảm phát và khôi phục nền tài chính công… Ông cũng cho biết sẽ làm tăng chi tiêu công bắt đầu từ hoạt động xây dựng các công trình công cộng trên khắp đất nước, đồng thời tăng hỗ trợ cho các vùng nông thôn. Bên cạnh đó, ông cũng cam kết sẽ dành 10.000 tỷ yên (119 tỷ USD) cho việc tái thiết và phòng chống thiên tai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đông á trong chính sách đối ngoại của nhật bản dưới thời thủ tướng shinzo abe (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)