Giải pháp thúc đẩy cho vay hộ SXKD tại các làng nghề trên địa bàn thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 83 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề của Vietinbank

4.3.2. Giải pháp thúc đẩy cho vay hộ SXKD tại các làng nghề trên địa bàn thị xã

thị xã Từ Sơn của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn

4.3.2.1. Đa dạng hóa các hình thức cho vay

vay đối với làng nghề mà đối với các đối tượng nói chung với mục đích mở rộng quy mô tín dụng trong làng nghề. Việc áp dụng nhiều hình thức cho vay sẽ đáp ứng nhu cầu vốn của các cơ sở, hộ sản xuất làng nghề, đồng thời ngân hàng sẽ sử dụng triệt để, có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng. Điều này sẽ dẫn đến giảm được chi phí quản lý, chi phí hoạt động, lợi nhuận tăng lên, hiệu quả sử dụng vốn của NH tăng cao. Hơn nữa nhu cầu về vốn của khách hàng là rất cần đa dạng mà việc áp dụng nhiều hình thức cho vay khác nhau là rất cần thiết, nó sẽ giúp ngân hàng tránh được nhiều rủi ro không đáng kể.

Đơn giản hóa hồ sơ vay vốn giúp cho việc tiếp cận vốn vay được đơn giản và hiệu quả hơn. Hiện tại cho vay đối với làng nghề tại vietinbank Tiên Sơn phần lớn là áp dụng phương thức cho vay từng lần, một số ít các món là cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng. Trong thời gian tới ngân hàng cần mở rộng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các hộ, cơ sở sản xuất có đủ điều kiện nhằm đơn giản hóa thủ tục, giảm hồ sơ vay vốn đồng thời tiết kiệm chi phi cho cả ngân hàng và khách hàng, đáp ứng kịp thời vốn cho làng nghề, đặc biệt là các cơ sở có nhu cầu vốn thường xuyên.

Đa dạng mức lãi suất cho vay đối với từng nhóm khách hàng nhằm kích thích khách hàng sử dụng vốn vay một cách phù hợp với sản xuất kinh doanh. Chính sách lãi suất của khách hàng sẽ căn cứ vào thời hạn cho vay, dư nợ cho vay và mức độ tín nhiệm của khách hàng.

Đào tạo cán bộ về chuyện môn, nghiệp vụ cho vay để có thể tư vấn cho khác hàng các hình thức cho vay phù hợp nhất với mô hình sản xuất của khách hàng. Từ đó tư vấn khách hàng sử dụng đa dạng các hình thức vay vốn, sử dụng các sản phẩm bán chéo sản phẩm đó là hình thức marketing phù hợp với khách hàng làng nghề hiện nay.

Đa số khách hàng ở làng nghề đều phân tán, nằm sâu trong các ngõ xóm, điều kiện đi lại khó khăn, nhiều món vay nhỏ lẻ, chi phí hoạt động của ngân hàng cũng như chi phí giao dịch của khách hàng tăng cao làm giảm hiệu quả hoạt động từ cả hai phía. Mặt khác, do số lượng khách hàng ở các làng nghề lớn trong khi cán bộ tín dụng là không nhiều nên một cán bộ tín dụng phải phụ trách nhiều khách hàng từ 80-100 hộ, cơ sở sản xuất. Đây là nguyên nhân dẫn đến phát sinh nợ quá hạn hay tâm lý e ngại khi cho vay với khu vực này, để khắc phục tình trạng trên ngân hàng cần mở rộng hình thức tín dụng gián tiếp.

Bộ phận thực hiện: Vietinbank thực hiện ban hành các quy định nhằm đơn giản hóa quá trình cho vay; Vietinban Tiên Sơn tổ chức đào tạo cán bộ, định hướng cán bộ tín dụng.

4.3.2.2. Mở rộng cho vay trung và dài hạn để đối mới trang thiết bị kỹ thuật công nghệ

Hiện nay vấn đề đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất đã được các làng nghề chú trọng, đặc biệt đối với các làng nghề sắt thép, đồ gỗ mỹ nghệ. Tuy nhiên sự chuyển đổi một số khâu trong quá trình sản xuất từ lao động thủ công lên lao động cơ khí hiện đại tiến tới là sự thay thế dây chuyền máy móc kỹ thuật cho sản xuất tại cơ sở, hộ sản xuất làng nghề đòi hỏi vốn trung và dài hạn là rất lớn, trong khi đó khả năng về vốn tự có của các cơ sở sản xuất là có hạn. Thời gian qua vietinbank Tiên Sơn chủ yếu cho vay ngắn hạn do chưa có sự tin tưởng về khả năng phát triển kinh tế làng nghề trong cơ chế thị trường. Do vậy người sản xuất làng nghề không có điều kiện nâng cao máy móc, kỹ thuật trong sản xuất, một vài cơ sở sản xuất đã chủ động tự liên doanh, liên kết nhưng khả năng còn hạn chế.

Vì vậy để tạo điều kiện cho các cơ sở, hộ sản xuất tại các làng nghề đổi mới kỹ thuật công nghệ ngân hàng Vietinbank Tiên Sơn cần mở rộng đầu tư tín dụng trung và dài hạn đúng mức, đúng đối tượng, góp phần nâng cao năng lực sản xuất của cơ sở, hộ sản xuất tạo tiền đề cho vay ngắn hạn hiệu quả. Trước mắt đối với những khoản vay này do thời gian dài nên ngân hàng cần đòi hỏi tài sản đảm bảo, các tài sản này có thể là chính máy móc, thiết bị hình thành từ vốn vay.

4.3.2.3. Đổi mới công nghệ, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng

Đây là yêu cầu cấp thiết của hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay nếu như họ muốn tồn tại và phát triển. Đổi mới công nghệ ngân hàng không chỉ đơn thuần là trang bị kỹ thuật hiện đại mà còn gắn liền với việc đổi mới quy trình sản xuất. Thời gian trước đây khách hàng tự tìm đến ngân hàng thì hiện nay do sự cạnh tranh gay gắt nên ngân hàng cần tìm các biện pháp để tiếp cận khách hàng. Để giữ vững thị phần của mình ngân hàng có thể tập trung vào những khía cạnh sau:

Hiện đại hóa hệ thống thanh toán bằng việc tranh bị hệ thống máy vi tính và cải thiện hệ thống thanh toán. Hiện nay, hệ thống máy tính của ngân hàng chưa được trang bị đầy đủ đặc biệt ở các điểm giao dịch, việc trang bị thêm những thiết bị hiện đại sẽ giúp ngân hàng quản lý những khoản vay tốt hơn.

Triển khai chương trình hiện đại hóa ngân hàng Worldbank.

Kết hợp việc đầu tư để thay đổi quy trình sản xuất cũ của làng nghề với việc đầu tư vốn cho vùng sản xuất, vùng cung cấp nguyên liệu và các cá nhân làm dịch vụ thu mua và cung cấp nguyên vật liệu cho làng nghề.

Thường xuyên tổ chức khảo sát nghiên cứu thị trường nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm để có kế hoạch và biện pháp mở rộng kinh doanh.

Ngân hàng nên thực hiện tư vấn cho các hộ, cơ sở sản xuất ở làng nghề về cách lập báo cáo, phương án, dự án… tư vấn về công nghệ, kỹ thuật, các đối tác cung cấp nguyên liệu, thu mua sản phẩm nhằm đảm bảo cơ sở cho làng nghề tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Ngân hàng cũng nên phối hợp với các ngành hữu quan như sở thương mại, sở công nghiệp… để có những thông tin chính xác về các làng nghề phục vụ đầu tư có hiệu quả.

Ngân hàng cần mở rộng các hình thức tiếp thị đối với làng nghề về các dịch vụ ngân hàng, các khách hàng ở làng nghề đặc biệt là các hộ sản xuất chưa có thói quen quan hệ với ngân hàng do vậy ngân hàng không thể đợi cho khách hàng đến với mình mà phải tự tìm đến với khách hàng. CBTD có thể tìm đến các làng nghề đang phát triển để phổ biến về các điều kiện cần và đủ để vay vốn, những ưu đãi của ngân hàng, chỉ dẫn và giải đáp thắc mắc. Thông qua đó cán bộ tín dụng cũng có thể thu thập thông tin khách hàng ở các làng nghề về quy trình công nghệ, sản phẩm của làng nghề…

Ngân hàng cũng đẩy mạnh quảng cáo về các dịch vụ tiện ích mà ngân hàng có thể cung cấp như: thu hộ, chi hộ… bằng cách tăng cường công tác quảng cáo trên báo chí, truyền thanh, thuyền hình của địa phương, phát tờ rơi, băng rôn trước cửa ngân hàng… Chi nhánh có thể mở rộng củng cố mạng lưới hệ thống ngân hàng liên xã, ngân hàng lưu động, củng cố vừa tạo điều kiện cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đối với cơ sở làng nghề, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên việc mở rộng mạng lưới cần đảm bảo yêu cầu sau: Phải gần với dân, sát dân, tiện lợi cho dân, mở tại các nơi mà làng nghề đang phát triển để giữ vững thế mạnh hiện có với khách hàng truyền thống đồng thời thu hút .thêm các cơ sở, hộ sản xuất tham gia vay vốn.

4.3.2.4. Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng trong lĩnh vực cho vay làng nghề

Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng là vấn đề then chốt ảnh hưởng quyết định đến chất lượng tín dụng. Để mở rộng cho vay đối với làng nghề có hiệu quả thì ngân hàng cần đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng chuyên sâu về làng nghề.

Trước hết một cán bộ tín dụng phải nắm vững nghiệp vụ tín dụng, hiểu rõ bản chất của các hình thức cho vay, phương thức vay, hiểu biết về làng nghề… do đó sẽ lựa chọn hình thức, lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Trong hoạt động cho vay đối với làng nghề có nhiều phức tạp đặc biệt là vấn đề tài sản đảm bảo, do đó đòi hỏi CBTD phải hiểu rõ địa bàn mình phụ trách, hiểu rõ về đặc điểm thị trường ngành nghề, từ đó thấy được lĩnh vực, ngành nghề nào đang có xu hướng phát triển. Đồng thời cán bộ tín dụng phải luôn cập nhất những thông tin về nhà đất, công nghệ, lao động… bởi nó sẽ giúp cán bộ tín dụng khi thẩm định ra quyết định cho vay.

Ngân hàng khuyến khích cán bộ tín dụng say mê, nhiệt tình trong công tác thì ngân hàng cần có chế độ thưởng phạt công minh. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp giám sát món vay nên nếu khoản vay an toàn thì không sao, nhưng nếu khoản vay có vấn đề thì họ lại là người chịu trách nhiệm. Do vậy để khuyến khích cán bộ tín dụng tích cực trong công tác cho vay, thu nợ ngân hàng nên có thêm chế độ khen thưởng kịp thời đối với cán bộ, thực hiện món vay an toàn, hiệu quả. Tránh tình trạng là cán bộ tín dụng có tâm lý e ngại khi cho vay đối với khách hàng ở làng nghề vì vay nhiều thì họ không được gì. Những hình thức khen thưởng nên được cụ thể hóa bằng vật chất. Ngược lại, đối với những cán bộ vi phạm qui trình nghiệp vụ tín dụng là trái với chính sách tín dụng ngân hàng thì nên có biện pháp xử lý kịp thời, có như vậy mới nâng cao được trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 83 - 88)