Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 36 - 41)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Khái quát tình hình phát triển làng nghề ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê của hiệp hội làng nghề Việt Nam (2009), nước ta có hơn 2.200 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá... trải dài từ Bắc vào Nam. Nó thể hiện rõ bản sắc cũng như đặc trưng diện mạo nông thôn và nhiều đô thị Việt Nam. Những cái nôi của làng nghề là Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, BếnTre...

Vùng đồng bằng Bắc Bộ có mật độ làng nghề truyền thống khá cao, chiếm 2/3 tổng số làng nghề cả nước với những sản phẩm nổi danh như: Lụa Vạn Phúc, đồ gỗ Đồng Kỵ, đồ đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, cốm Vòng... Miền Trung có điêu khắc Mỹ Xuyên, tranh làng Sình, nón Phú Cam, đá Non Nước, gốm Thanh Hà... ở các tỉnh phía Nam, ven các con sông và ngoại vi thành

phố cũng hình thành những làng nghề, khu dân cư với các nghề thủ công lâu đời như đá Bửu Long, gốm Tân Vạn, sơn mài Tương Bình Hiệp; các làng nghề nhân giống, chiết cành, tạo dáng bon-sai nổi tiếng ở Sài Gòn, Bến Tre, An Giang... Những năm qua, các làng nghề truyền thống của Việt Nam có tốc độ phát triển khá mạnh mẽ. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mới đạt 274 triệu USD, thì năm 2006 đã đạt khoảng 650 triệu USD, năm 2008, ước tính đạt xấp xỉ 1 tỉ USD. Các mặt hàng được bán trên 100 nước và vùng lãnh thổ, chưa kể hai ngành gỗ, da giày xuất khẩu mỗi năm đạt giá trị hàng tỉ USD đều có đóng góp rất lớn của các làng nghề. Ước tính các làng nghề Việt Nam đang sử dụng trên dưới 1,5 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và từ 4 - 5 triệu lao động thời vụ. Rõ ràng làng nghề có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, trực tiếp giải quyết việc làm ở nông thôn. Các làng nghề còn góp phần gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống, tạo ra diện mạo đô thị hóa mới cho nông thôn, để nông dân "ly nông nhưng không ly hương" và làm giàu trên quê hương mình.

Hiện nay, thu nhập của người lao động hưởng lương mỗi tháng ở các làng nghề phổ biến khoảng 4- 5 triệu đồng, nói chung cao hơn nhiều so với những người làm ruộng lúa, đặc biệt là ở vùng đất hẹp người đông như đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, khu vực kinh tế làng nghề còn có thể sử dụng được lao động già cả, khuyết tật, trẻ em mà khác khu vực kinh tế khác không nhận.

2.2.2. Kinh nghiệm cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề của một số NHTM

2.2.2.1. Kinh nghiệm của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Giang

Agribank Bắc Giang đã tổ chức cho vay các hộ sản xuất theo cách phát triển hệ thống chân rết tới từng thôn, bản, thành lập các tổ vay vốn

2.2.2.2. Kinh nghiệm của ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bắc Ninh

Từ thực tế hoạt động, mô hình tổ vay vốn luôn được đánh giá cao về hiệu quả nhờ chuyển tải đồng vốn đến tay bà con nông dân một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất, sử dụng vốn vay và thanh toán nợ, lãi đúng thời hạn, không xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn, nợ đọng vốn vay, đồng thời tránh được những tiêu cực hoặc tình trạng “cò” tín dụng ở nông thôn. Mô hình này được triển khai hiệu quả còn cho thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa Agribank với các cấp ủy, chính quyền địa phương trong phối hợp triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ:

Tuy nhiên Agribank Bắc Giang chủ yếu tập trung cho vay vốn lưu động phục vụ nhu cầu sản xuất của hộ với các phương thức cho vay: Cho vay theo phương thức hạn mức; Cho vay theo phương thức từng. Rất ít tập trung vào cho vay theo dự án đầu tư, cho vay để mua sắm, đầu tư tài sản cố định trong các làng nghề do khi đầu tư cho vay theo dự án thì thường thời gian cho vay dài, các hồ sơ thủ tục vay vốn đòi hỏi phức tạp và khó khan hơn, bên cạnh đó lãi suất cho vay đối với các dự án đầu tư (thời gian dài) thường sẽ cao hơn so với lãi suất cho vay vốn lưu động.

Vietcombank Bắc Ninh đã triển khai những giải phải đồng bộ và tỉ mỉ. Trước hết, để đưa được dịch vụ ngân hàng tới gần doanh nghiệp hơn, chi nhánh đã lập phòng giao dịch ở Từ Sơn - địa bàn có nhiều làng nghề có tiếng là phát triển như Đồng Kỵ, Đa Hội… Dự kiến chi nhánh sẽ tiếp tục mở một số phòng giao dịch nữa tại các địa bàn Quế Võ, Tiên Sơn. Về công tác cán bộ, chi nhánh chủ trương tuyển dụng cán bộ làm chuyên môn sinh sống tại địa phương bởi các DN làng nghề mang tính chất gia đình nên việc hiểu cặn kẽ gốc gác từng khách hàng sẽ là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi khoản cho vay, bám được địa bàn là yếu tố rất quan trọng. Không chỉ đơn thuần hỗ trợ DN về vốn, Vietcombank Bắc Ninh còn đề cao việc tư vấn đầu tư cho các khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả của đồng vốn vay đồng thời giúp DN từng bước định hướng thị trường cho sản phẩm của mình, tạo ra mối liên hệ mật thiết gắn bó giữa doanh nghiệp và ngân hàng.

2.2.3. Bài học rút ra cho NHTM Công thương Việt Nam, Chi nhánh Tiên Sơn

Đa dạng hóa các hình thức cho vay, không chỉ tập trung cho vay vốn lưu động như các NHTM khác,việc áp dụng nhiều hình thức cho vay sẽ đáp ứng nhu cầu vốn của các cơ sở, hộ sản xuất làng nghề. Hơn nữa nhu cầu về vốn của khách hàng là rất cần đa dạng mà việc áp dụng nhiều hình thức cho vay khác nhau là rất cần thiết, nó sẽ giúp ngân hàng tránh được nhiều rủi ro không đáng kể.

Đơn giản hóa hồ sơ vay vốn giúp cho việc tiếp cận vốn vay được đơn giản và hiệu quả hơn. Hiện tại cho vay đối với làng nghề tại các NHTM phần lớn là áp dụng phương thức cho vay từng lần, một số ít các món là cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng.

Các hồ sơ vay vốn, đặc biệt là phương án kinh doanh cán bộ cho vay cần hướng dẫn khách hàng tự lập để thể hiện đúng thực tế và quy mô kinh doanh của

khách hàng, tuyệt đối không được lập hoàn toàn cho khách hàng vì có thể như thế sẽ không phản ánh đúng, đủ quy mô, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó xác định không đúng nhu cầu vốn vay của khách hàng, sẽ dẫn đến rủi ro trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.

Đa dạng mức lãi suất cho vay đối với từng nhóm khách hàng nhằm kích thích khách hàng sử dụng vốn vay một cách phù hợp với sản xuất kinh doanh. Chính sách lãi suất của khách hàng sẽ căn cứ vào thời hạn cho vay, dư nợ cho vay và mức độ tín nhiệm của khách hàng.

Đào tạo cán bộ về chuyện môn, nghiệp vụ cho vay để có thể tư vấn cho khác hàng các hình thức cho vay phù hợp nhất với mô hình sản xuất của khách hàng. Từ đó tư vấn khách hàng sử dụng đa dạng các hình thức vay vốn, sử dụng các sản phẩm bán chéo sản phẩm đó là hình thức marketing phù hợp với khách hàng làng nghề hiện nay.

2.2.4. Một số nghiên cứu trƣớc đây có liên quan đến đề tài

Các làng nghề truyền thống từ lâu đã có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với nhân dân Việt Nam, làng nghề không những giúp lưu giữ được những tinh hoa văn hóa lâu đời của dân tộc mà còn tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn và thành thị. Cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề với mục đích hỗ trợ vốn để đối mới công nghệ kỹ thuật, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các làng nghề nhằm khôi phục duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống.

Đến nay, đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu về cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề đã được tổ chức, cá nhân thực hiện dưới dạng luận văn, đề tài nghiên cứu như:

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung (2010) với đề tài “Giải pháp mở rộng cho vay phát triển làng nghề đối với Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Bình”. Luận văn thạc sĩ này đã đưa ra những cơ sở lý luận, cũng như thực trạng cho vay làng nghề của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Bình từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị mở rộng cho vay phát triển làng nghề. Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập, nghiên cứu đến vấn đề cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề mà chỉ tập trung phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp chung trong cho vay phát triển làng nghề.

Tác giả Nguyễn Tích Huy (2010) thực hiện nghiên cứu “Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Hòa Lạc”. Luận văn này đã đưa ra cơ sở lý luận và thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Hòa Lạc từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh. Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập, nghiên cứu đến vần đề cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề truyền thống ở nước ta hiện nay.

Qua quá trình đánh giá tổng thể luận văn, đề tài nghiên cứu liên quan đến cho vay hộ sản xuất hay cho vay phát triển làng nghề cho thấy các nghiên cứu đã góp phần hình thành một cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn khá đầy đủ và rõ ràng về các khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá; từ đó đưa ra các giải pháp mở rộng phát triển vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu thực tiễn trên đề cập đến những giải pháp chung nhất và mang tính thời điểm, phạm vi trong một tổ chức cụ thể. Do đó đứng trước bối cảnh hiện nay và với một địa bàn khác, tổ chức khác thì đề tài luận văn không trùng lập với các công trình đã nghiên cứu.

Đề tài “Giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn” được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn. Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trang cho vay giải hộ sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn và từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị có thể áp dụng vào thực tiễn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn nói riêng và các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung. Vì vậy, đề tài mang tính thực tiễn và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 36 - 41)