Đánh giá chung về cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 72)

thị xã Từ Sơn của Vietinbank Tiên Sơn

4.1.7.1. Những kết quả đã đạt được

Với chiến lược tập trung đầu tư để phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, mà nội dung quan trọng là khôi phục và phát triển các làng nghề, Vietinbank Tiên Sơn đã thực hiện cho vay mở rộng đối với làng nghề. Trong những năm qua vốn tín dụng của NH đã góp phần khá lớn và quan trọng vào quá trình phát triển của làng nghề. Có thể nói rằng hoạt động cấp tín dụng đối với làng nghề như ở trên đã phân tích, Vietinbank Tiên Sơn đã có những bước đi đúng đắn và phù hợp, góp phần không nhỏ vào việc cung ứng vốn cho đầu tư và phát triển kinh doanh tại làng nghề, đồng thời cũng mang lại hiệu quả cho chính bản thân ngân hàng. Những thành tựu mà ngân hàng đạt được trong hoạt động cho vay đối với làng nghề trong những năm qua có thể khái quát như sau:

trưởng dư nợ cao, đã thu hút được một lượng khách hàng lớn trên địa bàn. Trong đó tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đối với làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn tăng dần qua các năm, và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh, thường chiếm từ 50-60% tổng dư nợ toàn chi nhánh.

Ngân hàng không những đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của cá nhân hộ gia đình mà còn cho các doanh nghiệp trong làng nghề để phục vụ sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất kinh doanh giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của thị xã Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh. Cho vay sản xuất kinh doanh đã phần nào góp phần vào sự thành công của các khách hàng trong làng nghề, tạo lên các làng nghề, thương hiệu truyền thống nổi tiếng như đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ.

Ngoài việc cho vay, Vietinbank Tiên Sơn luôn mang đến cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ tiện ích đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và cấp thiết của khách hàng. Doanh số cho vay, dư nợ, doanh số thu nợ của Ngân hàng đều tăng lên theo các năm.

Bên cạnh việc tăng trưởng qui mô dư nợ và thu hút khách hàng mới, chi nhánh luôn coi trọng vấn đề chất lượng nợ, công tác quản lý và phòng ngừa rủi ro đặc biệt là rủi ro trong hoạt động cho vay được đưa lên hàng đầu. Vì vậy mà các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro cho vay của chi nhánh là tương đối thấp luôn ở mức an toàn. Nhưng xét về dài hạn thì Vietinbank Tiên Sơn vẫn phải thường xuyên quan tâm đến vấn đề quản lý nợ để giảm thiểu phát sinh nợ xấu trong dài hạn.

Những năm gần đây tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Tiên Sơn đối với làng nghề ở mức rất thấp và đã được kiểm soát. Nợ xấu phát sinh từ năm 2016, đến năm 2017, 2018 phát sinh không đáng kể. Công tác xử lý nợ có vấn đề của Ngân hàng tương đối tốt.

4.1.7.2. Những hạn chế

Vietinbank Tiên Sơn vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của làng nghề Bắc Ninh. Số hộ, cơ sở sản xuất có quan hệ tín dụng có tăng nhưng chỉ chiếm phần nhỏ so với số hộ, cơ sở sản xuất làng nghề. Cơ sở sản xuất có quan hệ tín dụng với ngân hàng chỉ chiếm 5% so với tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân: Do mạng lưới các phòng giao dịch và số lượng cán bộ cho vay còn hạn chế.

Ngân hàng mới chỉ áp dụng hai phương thức vay vốn là: Phương thức cho vay từng lần và phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Trong đó phương thức cho vay từng lần là chủ yếu. Nhiều hộ sản xuất có nhu cầu vốn thường xuyên, có tín nhiệm trong quan hệ vay vốn với ngân hàng nhưng mỗi lần vay mới lại phải làm lại hồ sơ từ đầu, gây tốn kém mất thời gian. Điều này làm nản lòng người vay vốn trong khi phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng lại hầu như không áp dụng với các hộ vay vốn. Nguyên nhân : Do cán bộ tín dụng chưa nắm rõ hết đặc thù đối với cho vay các hộ trong làng nghề.

Thời gian xử lý hồ sơ vay vốn đối với một khách hàng còn kéo dài. Theo kết quả điều tra 60 hộ sản xuất kinh doanh, có tới 63% cho biết rằng cần tới 3-5 ngày làm việc để giải quyết hồ sơ vay vốn. Thậm chí, có hồ sơ còn bị ngân hàng kéo dài hơn trên 5 ngày làm việc. Nguyên nhân: Do quy định cho vay còn rườm rà, qua nhiều khâu, bên cạnh đó còn có một số CBTD chưa đi sâu nghiên cứu hoạt động của các làng nghề về thị trường, sản phẩm, qui trình sản xuất, công nghệ cũng như xu thế phát triển của ngành nghề. Một số cán bộ mới vào chưa nắm vững quy trình nghiệp vụ nên khi cho vay còn sai sót.

Bảng 4.12. Kết quả khảo sát hộ sản xuất kinh doanh về thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn

Thời gian giải quyết 01 hồ sơ vay vốn Hộ SXKD

Số phiếu Tỷ lệ (%)

Đến 3 ngày làm việc 10 17 Từ 3 đến 5 ngày làm việc 38 63 Từ 5 đến 7 ngày làm việc 10 17 Trên 7 ngày làm việc 2 3

Tổng 60 100

Nguồn: Kết quả điều tra

Trong các năm gần đây chênh lệch từ hoạt động cho vay càng ngày càng thấp (biên độ giữa lãi suất cho vay và lãi suất thực huy động vốn ngày càng bị rút ngắn). Điều này phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay của Vietinbank Tiên Sơn ngày càng thấp.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CÁC LÀNG NGHỀ Ở THỊ XÃ TỪ SƠN CỦA VIETINBANK TIÊN SƠN 4.2.1. Yếu tố thuộc về Vietinbank Tiên Sơn

4.2.1.1. Trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng

Cán bộ tín dụng của vietinbank Tiên Sơn có trình độ chuyên môn cao, tuy nhiên vẫn chưa đi sâu nghiên cứu hoạt động của các làng nghề về thị trường, sản phẩm, qui trình sản xuất, công nghệ cũng như xu thế phát triển của ngành nghề. Một số cán bộ mới vào chưa nắm vững quy trình nghiệp vụ nên khi cho vay còn sai sót. Bên cạnh đó, một số CBTD vẫn còn bỡ ngỡ trong việc lựa chọn các hình thức cho vay do chưa nắm vững các hình thức cho vay.

4.2.1.2 .Thông tin tín dụng

Hệ thống thông tin kết nối giữa hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn với vietinbank Tiên Sơn còn hạn chế. Phần lớn quy mô tín dụng đối với các hộ sản xuất là nhỏ. Ngân hàng vẫn còn e dè trong việc cho vay đối với các hộ, các cơ sở sản xuất nên khi cho vay vẫn căn cứ vào tài sản bảo đảm trong khi vấn đề về tài sản thế chấp ở các làng nghề còn nhiều bất cập trong việc xác định giá trị tài sản.

4.2.1.3. Công tác tổ chức của ngân hàng

Chiến lược Marketing của Vietinbank Tiên Sơn với khách hàng ở làng nghề còn hạn chế. Nhiều hộ, cơ sở chưa nắm được các thông tin thủ tục quy trình cho vay, các giấy tờ hồ sơ cần thiết để được vay vốn ngân hàng nên phải đi lại nhiều lần, mất thời gian và chi phí tốn kém. Marketing mới chỉ thực hiện đơn giản ở mức tổ chức các đợt khuyến mại, thái độ niềm nở nhiệt tình của nhân viên, treo băng rôn trước cửa ngân hàng

4.2.1.4. Trang thiết bị ngân hàng phục vụ cho hoạt động cho vay

Các phòng giao dịch hiện đang phải sử dụng hệ thống máy tính được trang bị từ rất lâu, tốc độ xử lý chậm cũng làm ảnh hưởng đến việc cho vay, phân loại nợ…làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

4.2.2. Nhân tố thuộc về Hội sở chính

4.2.2.1. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng từ hội sở chính còn chồng chéo, rườm rà, nhiều văn bản, quy định ban hành chưa kịp thời.

4.2.2.2. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng thường bị kéo dài đặc biệt trong khâu thẩm định. Nguyên nhân là do sự phân cấp quyết định cho vay phải qua nhiều cấp quản lý, gây sự chồng chéo khi xét duyệt cho vay. Trong hồ sơ đòi hỏi nhiều giấy tờ nhiều loại chữ ký của các cơ quan khác nhau. Trong quy trình tín dụng một số ngân hàng cơ sở thực hiện quy trình cho vay còn sai sót, định kỳ hạn nợ chưa phù hợp cũng như chu kỳ sản xuất kinh doanh của các hộ, cơ sở sản xuất làm nghề. Việc phân tích nợ và chuyển nợ theo nhóm đối tượng chưa kịp thời. Công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng của một số ngân hàng cơ sở chưa chặt chẽ, chưa kiên quyết xử lý thu hồi nợ

4.2.2.3. Kiểm soát nội bộ

Bộ máy kiểm soát nội bộ còn cồng kềnh, chồng chéo và qua nhiều khâu,qua nhiều tay kiểm soát, đặc biệt là việc tác nghiệp trên nhiều hệ thống dẫn tới mất thời gian tác nghiệp của cán bộ.

4.2.3. Nhân tố thuộc về hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề

4.2.3.1. Nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất kinh doanh

Nhu cầu vốn ở các làng nghề là lớn, họ thực sự cần vốn để mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ nhưng không thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng vì những lý do sau:

+ Không đủ bảo đảm tiền vay: đối với các cơ sở, hộ sản xuất ở làng nghề phần lớn không đủ điều kiện vay tín chấp thì cũng chính là khách hàng không đủ tài sản đảm bảo cho việc vay vốn. Tài sản đảm bảo ở các làng nghề là động sản và bất động sản. Đối với tài sản là bất động sản : quyền sử dụng đất, nhà cửa ở nông thôn phần lớn không có giấy tờ. Đối với tài sản là động sản như: phương tiện vận tải, máy móc thiết bị… thường không đồng bộ chắp vá, nhiều bộ phận là tự chế giá trị sử dụng lớn nhưng giá trị thì thấp. Do vậy mà việc định giá tài sản là rất khó khăn, tài sản đảm bảo thông thường chỉ đáp ứng 40 %- 50% nhu cầu xin vay.

+ Căn cứ dùng để định giá trong việc cho vay trong làng nghề cũng là một vấn đề rất khó khăn cản trở việc mở rộng cho vay trong làng nghề. Vì khu vực làng nghề đa phần là đất ở khu vực nông thôn nên giá trị định giá của UBND tỉnh thường là thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường nên việc căn cứ vào bảng khung giá đất để định giá tài sản rất khó khăn.

+ Các tài sản hình thành trên đất ở khu vực nông thôn như nhà ở, công trình trên đất thường được xây dựng một cách tự phát không có giấy phép xây dựng nên không được đăng ký quyền sở hữu tài sản nên sổ hồng ảnh hưởng đến việc định giá tài sản và việc sử lý tài sản một khi xẩy ra tranh chấp

Bảng 4.13. Kết quả khảo sát tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản của khách hàng vay

Tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản của khách hàng Hộ SXKD Số phiếu Tỷ lệ % < 40% 9 15 Từ 40% - 50% 21 35 Từ 50% - 70% 14 23 >70% 16 27 Tổng 60 100

Nguồn: Kết quả điều tra

4.2.3.2. Tình trạng tài chính của hộ sản xuất kinh doanh ở làng nghề

Thực tế rất ít chủ cơ sở, chủ hộ có khả năng lập được dự án, trình bày rõ ràng các đề xuất vay vốn của dự án đó. Nguyên nhân là do các chủ hộ, chủ cơ sở chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính tín dụng, về quản trị kinh doanh. Vì vậy khi ngân hàng yêu cầu chứng minh những điều kiện trong quy chế cho vay đặt ra chẳng hạn phương án sản xuất kinh doanh thì họ không biết được phải chuẩn bị những gì, nên khâu hoàn thiện thường mất nhiều thời gian, điều này làm nản lòng người vay vốn. Do đó để chớp thời cơ trong kinh doanh họ phải tìm đến những nguồn phi chính thức khác.

Việc thiếu đi sự quy hoạch tổng thể, quy hoạch phát triển nóng của làng nghề dẫn tới nhiều vấn đề: cơ sở hạ tầng yếu kém như điện, nước, đường xá… ôi nhiễm môi trường, thiếu hụt nguồn cung đầu vào, sản phẩm đầu ra dư thừa… gây lãng phí các nguồn lực của xã hội, và ảnh hưởng lớn đến sư phát triển bền vững của các làng nghề.

Các sản phẩm của làng nghề hầu hết là mang tính chất nhỏ lẻ hộ gia đình, sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, hiệu quả thấp giá thành cao, chất lượng không đảm bảo, ôi nhiễm môi trường, không có kiểm định chất lượng như nghề sắt ở Đa Hôi, rất khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại từ nước

ngoài nhập khẩu, nhất là các sản phẩm đến từ Trung Quốc. Một khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa và hội nhập các rào cản thuế quan bị dỡ bỏ thì các sản phẩm này sẽ khó mà có thể đứng vững được trên thị trường.

4.2.3.3. Tư cách đạo đức và trình độ quản lý của hộ sản xuất kinh doanh ở làng nghề

Do đặc điểm sản xuất quy mô nhỏ nên các chủ hộ, chủ cơ sở đều xem nhẹ công tác kế toán. Một số thực sự lúng túng trong việc thực hiện công tác kế toán và lập báo cáo tài chính do những quy định về chế độ kế toán phức tạp, chưa phù hợp với điều kiện sản xuất. Một số khác lại thực hiện chỉ để đối phó với cơ quan quản lý. Đây là nguyên nhân gây ra sự không tin tưởng của ngân hàng đối với các thông tin mà các chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất cung cấp.

Bên cạnh đó không ít hộ chỉ giới hạn sản xuất kinh doanh trong phạm vi tự có. Ở những hộ này thường sử dụng công nghệ truyền thống là phổ biến. Công nghệ cổ truyền cũng có ưu điểm vốn ít, phù hợp trình độ của người lao động. Song nó cũng có nhiều hạn chế như: năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Vì thế những hộ này thường chỉ vay mượn vốn, kể cả vốn tại Qũy tín dụng Nhân dân.

4.2.4. Nhân tố thuộc về môi trƣờng vĩ mô

4.2.4.1. Môi trường pháp lý

Trong điều kiện môi trường kinh doanh, môi trường pháp luật chưa ổn định nhưng các hộ sản xuất kinh doanh qui mô lớn, doanh nghiệp tư nhân và các công ty TNHH không ngừng tăng về số lượng. Hiện nay trên toàn tỉnh có 2.164 doanh nghiệp. Song do hạn hẹp về vốn, uy tín trên thị trường chưa được tạo dựng, vì vậy họ khó có thể ứng phó trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, điều này cản trở cho việc tiếp cận vay vốn ngân hàng.

Chính sách lãi suất: trong thời gian qua, NHNN quy định lãi suất thống nhất, chưa có sự ưu đãi đối với làng nghề. Điều này không thu hút được khách hàng.

Việc làng nghề chưa được thừa nhận về địa vị pháp lý cũng gây ra tâm lý e ngại của ngân hàng khi mở rộng vay vốn vào khu vực vày.

Việc xử lý tài sản thế chấp gặp khó khăn do không bán được tài sản thế chấp trong làng hoặc chỉ bán được tài sản cho những người trong làng mua. Vì vậy, việc xử lý rủi ro không được triệt để như vậy thì không xử lý rủi ro được. Điều này hạn chế khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng.

4.2.4.2. Môi trường kinh tế, chính trị

Kinh tế Việt Nam các năm gần đây đều ổn định và phát triển, năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua. Chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh. Nền tảng kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 72)