Thực trạng cho vay hộ sản xuấ kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 56)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng cho vay hộ sản xuấ kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn

LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN CỦA VIETINBANK TIÊN SƠN

4.1.1. Tổng quan về kết quả cho vay của Vietinbank Tiên Sơn

Huy động vốn là công tác nhằm tạo ra đầu vào, còn công tác cho vay chính là việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra của các ngân hàng thương mại. Hoạt động này là hoạt động chính truyền thống, chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động Ngân hàng thương mại. Là một Chi nhánh thành lập chưa lâu, song có thể nhận thấy Vietinbank Tiên Sơn đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng, cũng như xây dựng được thương hiệu thu hút được nhiều khách hàng trên địa bàn. Tình hình phát triển của hoạt động cho vay tại Vietinbank Tiên Sơn được khái quát ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Dƣ nợ cho vay của Vietinbank Tiên Sơn

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Giá trị cấu Giá trị cấu Giá trị cấu CL tuyệt đối CL tƣơng đối (%) CL tuyệt đối CL tƣơng đối (%) Tổng dƣ nợ 2.785 100 3.328 100 3.835 100 543 19,5 507 15

I. Phân dƣ nợ theo thời gian

1. Dư nợ ngắn hạn

bình quân 2.519 90 3029 91 3.548 92,5 510 20 519 17 2. Dư nợ trung và

dài hạn 266 10 299 9 287 7,5 33 12 (12) -4

II. Phân dƣ nợ theo loại tiền

1. Nội tệ 2.769 99 3.314 100 3.835 100 545 20 521 16 2. Ngoại tệ quy đổi 16 1 14 0 (2) -13 (14) -100

III. Phân dƣ nợ theo đối tƣợng cho vay

1. Doanh nghiệp 1.314 47,2 1.527 45,9 1.841 48,0 213 16 314 21 2. Hộ gia đình 1.471 52,8 1.801 54,1 1.994 52,0 330 22 193 11 Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank Tiên Sơn

Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy tình hình phát triển hoạt động cho vay của Vietinbank Tiên Sơn đều tăng cả về lượng tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 2017 dư nợ bình quân đạt 3.328 tỷ đồng tăng 543 tỷ đồng tương đương tăng 19% so với dư nợ bình quân năm 2016. Sang đến năm 2018 dư nợ tăng lên 507 tỷ đồng tương đương tăng 15% sơ với năm 2017. Sở dĩ có được thành tích trên một phần là do uy tín của Vietinbank - là một ngân hàng quốc doanh vững mạnh với bề dày hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cùng nguồn vốn khổng lồ. Bên cạnh đó việc trở thành một ngân hàng cổ phần đã góp phần tạo ra sự phát triển năng động của cả hệ thống Vietinbank nói chung và Vietinbank Tiên Sơn nói riêng. Một chính sách cho vay linh hoạt, phù hợp cùng với chiến lược marketing cũng đã góp phần tạo nên sự phát triển nhanh chóng của Chi nhánh. Bắt đầu từ năm 2016, Vietinbank nói chung và Vietinbank Tiên Sơn nói riêng thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thống đốc NHNN, kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh, NHNN tỉnh Bắc Ninh cho nên Vietinbank Tiên Sơn tăng cường cho vay phát triển làng nghề truyền thống, giảm thiểu cho vay phi sản xuất kinh doanh như cho vay mua chứng khoán, cho vay kinh doanh Bất động sản…

Nếu xét theo thời hạn cho vay thì ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Cụ thể năm 2016 dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 90,4% , sang năm 2017 chiếm tỷ trọng 91,01%, năm 2018 là 92,51%. Hơn nữa tốc độ tăng dư nợ cho vay ngắn hạn qua các năm cũng đều tăng trưởng khá đều tuy mức độ tăng trưởng trong năm 2018 thấp hơn 2017 nhưng đây cũng là kết quả khả quan trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm và tình hình sản xuất kinh doanh trong làng nghề đang có dấu hiệu chững lại. Dư nợ trung và dài hạn lại có xu thế giảm, đặc điểm này xuất phát từ môi trường kinh doanh của địa bàn Từ Sơn, ở khu vực này chủ yếu là các doanh nghiệp làng nghề có qui mô siêu nhỏ, vừa và nhỏ, cho nên cho vay theo dự án đầu tư để xây dựng nhà xưởng và mua máy móc thiết bị…( đối tượng cho vay trung và dài hạn) ít, chủ yếu các doanh nghiệp trong khu vực làng nghề họ vay để bổ sung phần vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh. Thời gian tài trợ như vậy cũng tương đối phù hợp với thời gian nguồn vốn huy động, từ đó nó góp phần làm giảm rủi ro thanh khoản của Ngân hàng.

Xét theo đối tượng cho vay thì cho vay hộ gia đình năm 2016 chiếm tỷ trọng 52,8% một tỷ lệ tương đối cao và tăng dần qua các năm như năm 2017 chiếm tỷ trọng 54,11 %, năm 2018 là 51,99 %. Tỷ lệ tăng phản ánh chiến lược của

Vietinbank Tiên Sơn đang chủ động đẩy mạnh cho vay phát triển các hộ sản xuất trong làng nghề, tuy nhiên năm 2018 tỷ lệ cho vay hộ gia đình giảm hơn so với các năm liền kề trước đó do bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm, cho vay trong các làng nghề trên địa bàn có dấu hiệu chững lại.

4.1.2. Quy trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề của Vietinbank Tiên Sơn Vietinbank Tiên Sơn

Căn cứ theo văn bản của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc cấp tín dụng cho khác hàng cá nhân, hộ gia đình, hiện nay việc thực hiện tổ chức quản lý cho vay hộ sản xuất được thực hiện kể từ khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng đến khi khách hàng trả hết nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình được thể hiện qua sơ đồ 4.1.

Sơ đồ 4.1. Quy trình cho vay hộ SXKD của Vietinbank Tiên Sơn Bƣớc 1: Thẩm định các điều kiện cấp tín dụng Bƣớc 1: Thẩm định các điều kiện cấp tín dụng

* Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Cán bộ quan hệ khách hàng thông qua kênh tiếp cận và nguồn tìm kiếm theo định hướng trong từng thời kỳ của khối bán lẻ để tiếp cận và tiếp nhận nhu cầu tín dụng của khách hàng.Từ đó hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ vay vốn; tiếp nhận hồ sơ vay vốn, đối chiếu và kiểm tra sự đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ, đối chiếu các nguồn thông tin cần thiết khác thu thập được.

Thẩm định điều kiện cấp tín dụng Kiểm soát thẩm định Phê duyệt khoản vay

Thông báo cho khách hàng và soạn hợp đồng

Khai báo, phê duyệt trên

Incas Giải ngân theo

hợp đồng đã ký Kiểm tra giám

sát tín dụng và quản lý thu nợ Cơ cấu lại thời

hạn trả nợ hoặc chuyển nợ

Thanh lý hợp đồng tín dụng,

* Thẩm định và lập báo cáo thẩm định

- Người thực hiện: Cán bộ thẩm định căn cứ vào thông tin đề xuất cấp tín dụng của cán bộ quan hệ khách hàng bàn giao và thông tin, hồ sơ tự thu thập được, cán bộ thẩm định thực hiện công tác thẩm định nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng. Nội dung thẩm định gồm:

+ Thẩm định khách hàng

+ Thẩm định phương án, dự án, đề nghị cấp tín dụng. + Thẩm định biện pháp bảo đảm

+ Thực hiện chấm điểm tín dụng trên hệ thống.

- Lập Báo cáo thẩm định: Đề xuất cho vay/không cho vay (trường hợp không đồng ý cho vay phải nêu rõ lý do) trình Người kiểm soát khoản vay.

Bƣớc 2: Kiểm soát thẩm định

- Người thực hiện: Lãnh đạo phòng phụ trách tín dụng theo thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề xuất cấp tín dụng và kiểm soát sự đầy đủ về số lượng, tính nhất quán về nội dung của hồ sơ.

- Nội dung kiểm soát:

+ Kiểm soát tính trung thực, chính xác đầy đủ, của thông tin chấm điểm của cán bộ trên hệ thống và đề xuất hạng khách hàng.

+ Kiểm soát sự phù hợp giữa các nhận định, đánh giá, đề xuất cấp tín dụng của cán bộ với các hồ sơ, thông tin thu thập được và các quy định cấp tín dụng của pháp luật và của Ngân hàng Công thương.

+ Kiểm soát nội dung Báo cáo thẩm định nêu rõ ý kiến đồng ý/không đồng ý với nội dung báo cáo thẩm định; đề xuất cho vay/không cho vay để trình Người phê duyệt khoản vay.

Bƣớc 3: Phê duyệt khoản vay

- Người thực hiện: Lãnh đạo phòng hoặc lãnh đạo Chi nhánh phụ trách tín dụng theo thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề xuất cấp tín dụng, xem xét quyết định hạng tín dụng khách hàng theo đề xuất của phòng thẩm định.

- Nhiệm vụ: Kiểm soát nội dung thẩm định, đề xuất cấp tín dụng của phòng thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng. Nội dung quyết định cấp tín dụng phải có ý kiến rõ ràng: Đồng ý cấp tín dụng hay không đồng ý cấp tín dụng hay

đồng ý cấp tín dụng có điều kiện.

Bƣớc 4: Thông báo cho khách hàng và soạn thảo, ký kết hợp đồng cấp tín dụng

và hợp đồng bảo đảm (Nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản).

Người thực hiện: Cán bộ thẩm định soạn thảo và ký văn bản thông báo tín dụng trình lãnh đạo phòng kiểm soát tín dụng ký kiểm soát nội dung và trình lãnh đạo tín dụng ký văn bản quyết đinh tín dụng.

Nếu từ chối cấp tín dụng cho khách hàng thì thông báo từ chối cấp tín dụng phải ghi rõ lý do từ chối.

Nếu đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng thì thông báo đồng ý cấp tín dụng phải thể hiện đầy đủ các nội dung và điều kiện cấp tín dụng.

Sau khi quyết định cấp tín dụng, Chi nhánh tiếp tục hoàn thiện thủ tục nhận tài sản bảo đảm, soạn thảo hợp đồng bảo đảm (nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản) và hợp đồng cấp tín dụng cho khách hàng.

Kết hợp với khách hàng thực hiện ký kết hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm tài sản và thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật và quy định của Ngân hàng Công thương.

Bƣớc 5: Khai báo, phê duyệt thông tin vào hệ thống INCAS

Cán bộ hỗ trợ tín dụng căn cứ hồ sơ khách hàng, hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm tài sản đã được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định thì Chi nhánh nhập thông tin khách hàng trên hệ thống INCAS

Bƣớc 6: Giải ngân khoản vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký kết

Cán bộ thẩm định xem xét đề nghị giải ngân của khách hàng, kiểm tra sự đầy đủ, hợp pháp hợp lệ của hồ sơ giải ngân. Thực hiện ký kết giấy nhận nợ (nếu hồ sơ giải ngân đầy đủ hợp lệ theo quy định) giữa khách hàng và người có thẩm quyền ký giấy nhận nợ.Thực hiện giải ngân cho khách hàng theo đúng hồ sơ giải ngân.

Bƣớc 7: Kiểm tra giám sát tín dụng và quản lý thu hồi nợ.

Cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm (nếu có), tình hình trả nợ và thực hiện cam kết theo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay của khách hàng.

Bƣớc 8: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc chuyển nợ quá hạn, phân loại nợ.

Cán bộ thẩm định thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc chuyển nợ quá hạn nếu như khách hàng trả nợ không đúng hạn, vi phạm hợp đồng tín dụng, vi phạm quy định cho vay của pháp luật. Phân loại nhóm nợ theo đúng quy định.

Bƣớc 9: Thanh lý Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và giải chấp

tài sản bảo đảm

Sau khi trả hết nợ gốc, lãi vay và phí thì Chi nhánh thực hiện thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản bảo đảm.

4.1.3. Mạng lƣới cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn của Vietinbank Tiên Sơn

Bảng 4.2 Dƣ nợ cho vay hộ sản xuất trong làng nghề theo mạng lƣới các phòng giao dịch

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017

Giá trị cấu (%) Giá trị cấu (%) Giá trị cấu (%) CL tuyệt đối CL tương đối (%) CL tuyệt đối CL tương đối (%) Tổng dƣ nợ 1.360 100 1.494 100 1.572 100 134 9,9 78 5,2 Trụ sở chính 139 10 146 10 161 10 7 5 15 9 PGD Bắc Từ Sơn 380 28 425 28 445 28 45 12 20 4 PGD Đồng Nguyên 82 6 88 6 93 6 6 7 5 5 PGD Châu Khê 235 17 258 17 262 17 23 10 4 1 PGD Phù Khê 280 21 310 21 326 21 30 11 16 5 PGD Yên Phong 110 8 124 8 130 8 14 13 6 5 PGD Nam Bắc Ninh 68 5 73 5 80 5 5 7 7 9 PGD Nam Tiên Sơn 66 5 70 5 75 5 4 6 5 7 Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP Công thương Tiên Sơn

Để tạo điều kiện cho các hộ sản xuất kinh doanh tiếp cận đến nguồn vốn vay, Vietinbank Tiên Sơn thành lập các phòng giao dịch tại các địa bàn thuận lợi. Hiện nay tất cả 07 phòng giao dịch và phòng khách hàng của Vietinbank Tiên Sơn đều tiếp cận và cho vay các khách hàng trong các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên đối với các làng nghề truyền thống trên địa bàn thị xã Từ Sơn thì dư nợ được tập trung tại phòng bán lẻ; PGD Bắc Từ Sơn; PGD Châu Khê; PGD Phù Khê với dư nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu dư nợ tại các làng nghề lần lượt là: 10%; 28%; 17%; 21%. Trong đó PGD Bắc Từ Sơn có dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 28%. Việc dư nợ tại các làng nghề được tập trung tại phòng bán lẻ và các PGD kể trên là do có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý nằm trong các làng nghề và nằm giáp ranh làng nghề, bên cạnh đó còn các điều kiện thuận lợi khác như: Cơ sở trang thiết bị; đội ngũ cán bộ…,

Bảng 4.3 Đặc điểm mạng lƣới cho vay các hộ SXKD tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn tại vietinbank Tiên Sơn

Tên phòng Địa chỉ Số lƣợng CBTD Số lƣợng máy tính làm việc Phòng Bán lẻ

Trung tâm thị xã Từ Sơn: Giáp làng nghề gỗ Đồng Kỵ, Phù Khê, làng nghề sắt thép Đa Hội – Châu Khê

5 8

PGD Bắc Từ Sơn CCN Đồng Kỵ - Từ Sơn: Nằm tại trung

tâm của làng nghề gỗ Đồng Kỵ 3 7 PGD Châu Khê Đa Hội - Châu Khê - Từ Sơn: Tại trung tâm

làng nghề sắt thép Đa Hội – Châu Khê 2 5 PGD Phù Khê Xã Phù Khê - Từ Sơn: Tại trung tâm làng

nghề gỗ Phù Khê 3 6 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính NHTMCP Công thương Tiên Sơn

Hiện nay có 04 phòng khách hàng đang cung cấp vốn vay cho các hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Các phòng đều có vị trí địa lý thuận lợi như nằm tại trung tâm làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, làng nghề sắt Đa Hội, thuận lợi cho việc đáp ứng các nhu cầu vay của

các khách hàng làng nghề.

4.1.4. Các hình thức cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn của Vietinbank Tiên Sơn địa bàn thị xã Từ Sơn của Vietinbank Tiên Sơn

a. Cho vay vốn lưu động phục vụ nhu cầu sản xuất của hộ

Đây là hình thức cho vay nhằm bổ sung vốn ngắn hạn thiếu hụt tạm thời của hộ sản xuất nhằm tăng thêm vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hộ. Cho vay vốn lưu động phục vụ cầu sản xuất thường có thời hạn ngắn không quá 12 tháng.

Căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ thường xuyên , có uy tín với Ngân hàng, căn cứ trên cơ sở dự tính về lượng vốn lớn nhất mà hộ sản xuất có thể cần trong suốt thời ha ̣n duy trì ha ̣n mức tín du ̣ng từ đó Ngân hàng tính toán hình thức cho vay hộ sản xuất phù hợp với khách hàng. Có thể cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng hoặc cho vay theo hình thức từng lần.

Cho vay theo phƣơng thức hạn mức: là hình thức cho vay hộ sản xuất

mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuâ ̣n mô ̣t ha ̣n mức tín du ̣ng , duy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 56)