Định hướng cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề của Vietinbank Tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 79 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề của Vietinbank

4.3.1. Định hướng cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề của Vietinbank Tiên

Tiên Sơn

4.3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển làng nghề và nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất tại các làng nghề

a. Dự báo xu hướng phát triển làng nghề

Làng nghề ở thị xã Từ Sơn có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố rộng khắp trên địa thị xã Từ Sơn và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh

tế chủ yếu. Trong những năm qua, nhất là khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì hoạt động làng nghề ở Từ Sơn đã có bước nhảy vọt lớn, sôi động chưa từng thấy. Đến nay, Từ Sơn có 3 làng , chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sắt, thép tái chế, phế liệu...; trong đó có 2 làng nghề truyền thống và 1 làng nghề mới, có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước.

Phát triển làng nghề ở Từ Sơn phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp của Tỉnh. Đồng thời, cần có chính sách đầu tư liên kết, hợp tác giữa các làng nghề với nhau, giữa làng nghề với cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và với các doanh nghiệp công nghiệp lớn để hợp tác gia công và tiêu thụ sản phẩm:

Xác định phát triển làng nghề là góp phần tạo việc làm cho người lao động ngay tại địa phương, và thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo quan điểm "Ly nông bất ly hương".

Việc giữ gìn và phát huy giá trị của các làng nghề ngoài ý nghĩa kinh tế còn có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch. Do đó, để tiếp tục khai thác tiềm năng và phát triển làng nghề Từ Sơn theo hướng bền vững:

Quy hoạch các làng nghề truyền thống, có các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho các cơ sở mở rộng sản xuất kinh doanh. Quy hoạch hạ tầng cho các làng nghề phát triển bền vững gắn với làm tốt công tác bảo vệ môi trường.

Thực hiện triệt để việc tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư, quy hoạch xây dựng hợp lý khu công nghiệp làng nghề mới và có kế hoạch quản lý tốt môi trường, như: đề ra những quy định về quản lý bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong các làng nghề; định mức và thu lệ phí môi trường đối với các hộ, tổ sản xuất để triển khai và duy trì các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường của xã. Thành lập đội quản lý vệ sinh môi trường của làng nghề kiểm tra thường xuyên tình trạng môi trường trong khu vực sản xuất, thu gom chất thải, xử lý bụi giao thông. Có chế tài xử lý thật mạnh đối với những cơ sở không tuân thủ nghiêm túc việc bảo vệ môi trường. Chẳng hạn như cắt điện, không cho vay vốn... đối với các cơ sở này.

chí về điện, nước, hệ thống xử lý chất thải và có diện tích mặt bằng thuận lợi cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Liên quan vấn đề này, tỉnh cần có những chính sách ưu đãi như: Hỗ trợ tiền vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con em bị thu hồi đất, chú trọng đưa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là thị trường ngoài nước, tạo điều kiện cho các cơ sở yên tâm làm ăn lâu dài.

Hình thành các khu sản xuất tập trung ở các làng nghề để tạo thuận lợi về kết cấu hạ tầng, mặt bằng... cho các cơ sở sản xuất đầu tư mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh.

Phát triển làng nghề cần theo hướng đa dạng hóa hình thức sở hữu, mô hình tổ chức sản xuất, ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, kết hợp với công nghệ cổ truyền trong các làng nghề.

Song song với phát triển làng nghề, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững; do đó cần tập trung di dời các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm (không khí, nước, tiếng ồn) nằm xen kẽ trong khu dân cư đến các khu sản xuất tập trung để xử lý vấn đề ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cộng đồng.

b. Dự báo nhu cầu vay vốn của Hộ sản xuất tại các làng nghề ở thị xã Từ Sơn

Dựa vào dự báo nhu cầu tiêu thụ và khả năng phát triển các nhóm sản phẩm làng nghề trên thị xã Từ Sơn nêu trên ta nhận thấy rằng các sản phẩm làng nghề ngày càng có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam và nước ngoài, sức tiêu thụ các sản phẩm và khả năng phát triển của các sản phẩm làng nghề ngày càng cao. Vì vậy vấn đề cấp thiết đặt ra là nguồn vốn để thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng sản xuất đối với làng nghề ngày càng lớn.

Để dự báo về nhu cầu vay vốn đối với làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp, đó là lịch sử vay vốn được thống kê từ năm 2009-2018 để dự báo chiều hướng vận động của nguồn vốn cho vay đối với làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

Thêm vào đấy tác giả đã sử dụng phiếu điều tra về nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất kinh doanh tại làng nghề. Phương pháp điều tra khảo sát tuy tốn thời gian công sức nhưng lại mang lại kết quả đáng tin cậy sát với thực tế.

Thứ nhất, dựa vào số liệu cho vay trong quá khứ của Vietinbank Tiên Sơn đối với làng nghề Bắc Ninh (bảng 4.14).

Bảng 4.14. Doanh số cho vay của Vietinbank Tiên Sơn đối với hộ sản xuất kinh doanh ở làng nghề Bắc Ninh (2009-2018)

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Doanh số cho vay Tỷ đồng 417 551 875 1.053 1.224 1.354 1.677 1.360 1.494 1.572 Mức tăng tuyệt đối tỷ đồng - 134 324 178 171 130 323 (317) 134 78 Mức tăng tương đối (%) - 32 59 20 16 11 24 -19 10 5

Nhìn chung doanh số cho vay Vietinbank Tiên Sơn đối với làng nghề Bắc Ninh phụ thuộc và sự biến động của nền kinh tế, có sự tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây, tốc độ tăng của doanh số trung bình từ 25% đến 30%. Đây là một tín hiệu quan trọng để dự báo về nhu cầu vay vốn trong tương lai của Vietinbank Tiên Sơn đối với làng nghề.

Thứ hai, dựa vào dữ liệu sơ cấp được tổng hợp từ cuộc điều tra phỏng vấn hộ sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.15. Kết quả khảo sát nhu cầu vay vốn của hộ sxkd trong làng nghề

Các mức tiền vay (Triệu đồng) Hộ SXKD Số phiếu Tỷ lệ % <100 10 10 100-500 12 35 500-1000 21 33 >1000 17 22 Tổng 60 100

Nhìn vào bảng 4.15 ta thấy rằng hầu hết các đối tượng được hỏi đều có nhu cầu vay vốn trong tương lai. Các hộ sản xuất kinh doanh vay vốn chủ yếu để quay vòng vốn lưu động, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh với quy mô tương đối, nên tỷ lệ vay từ 100 - 500 triệu đồng và từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng chiếm tỷ trọng cao, lần lượt là 35% và 33%. Ngoài ra, các đối với các hộ sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn trên 1000 triệu đồng cũng chiếm tỷ lệ tương đối là 22%, còn lại 10% nhu cầu vay vốn dưới 100 triệu đồng. Qua đây để thấy được nhu cầu vay vốn hộ sản xuất cũng như phân khúc khách hàng vay trong tương lai.

Như vậy qua hai cách dự báo như trên tác giả rút ra kết luận nhu cầu nguồn vốn của hộ sản xuất trong làng nghề có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới, và có thể tăng từ 25-30% trong tương lai.

4.3.1.2. Định hướng cho vay hộ SXKD tại Vietinbank Tiên Sơn

Tăng cường hoạt động cho vay kinh tế hộ một cách vững chắc, an toàn. Phát triển thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp của Vietinbank Tiên Sơn, từng bước đưa ngân hàng trở thành “lựa chọn số 1” đối với khách hàng hộ SXKD.

Nâng cấp mạng lưới hiện có, thực hiện điều động nhân sự, bố trí công tác các vị trí phù hợp với mỗi người. Tiếp tục tập trung nhân lực có kinh nghiệm để mở rộng cho vay hộ sản xuất trong làng nghề.

Bám sát mục tiêu định hướng phát triển kinh tế của huyện, làng nghề, xây dựng phương án mở rộng tín dụng. Cán bộ Ngân hàng phải giúp đỡ khách hàng xây dựng các đề án phát triển kinh tế, các đề án nhỏ lẻ, phương án và dự án mở rộng sản xuất kinh doanh. Khơi dậy nhu cầu vay vốn nông nghiệp, nông thôn; sản xuất hàng xuất khẩu; cho vay phát triển kinh tế làng nghề.

Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng cường quyền tự chủ kinh doanh và chịu trách nhiệm để thực hiện tốt vai trò chủ lực và chủ đạo trong điều hành sản xuất kinh doanh, giảm thiểu rủi ro tín dụng, sử dụng các dịch vụ Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 79 - 83)