Quy trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 58)

trong làng nghề, tuy nhiên năm 2018 tỷ lệ cho vay hộ gia đình giảm hơn so với các năm liền kề trước đó do bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm, cho vay trong các làng nghề trên địa bàn có dấu hiệu chững lại.

4.1.2. Quy trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề của Vietinbank Tiên Sơn Vietinbank Tiên Sơn

Căn cứ theo văn bản của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc cấp tín dụng cho khác hàng cá nhân, hộ gia đình, hiện nay việc thực hiện tổ chức quản lý cho vay hộ sản xuất được thực hiện kể từ khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng đến khi khách hàng trả hết nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình được thể hiện qua sơ đồ 4.1.

Sơ đồ 4.1. Quy trình cho vay hộ SXKD của Vietinbank Tiên Sơn Bƣớc 1: Thẩm định các điều kiện cấp tín dụng

* Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Cán bộ quan hệ khách hàng thông qua kênh tiếp cận và nguồn tìm kiếm theo định hướng trong từng thời kỳ của khối bán lẻ để tiếp cận và tiếp nhận nhu cầu tín dụng của khách hàng.Từ đó hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ vay vốn; tiếp nhận hồ sơ vay vốn, đối chiếu và kiểm tra sự đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ, đối chiếu các nguồn thông tin cần thiết khác thu thập được.

Thẩm định điều kiện cấp tín dụng Kiểm soát thẩm định Phê duyệt khoản vay

Thông báo cho khách hàng và soạn hợp đồng

Khai báo, phê duyệt trên

Incas Giải ngân theo

hợp đồng đã ký Kiểm tra giám

sát tín dụng và quản lý thu nợ Cơ cấu lại thời

hạn trả nợ hoặc chuyển nợ

Thanh lý hợp đồng tín dụng,

* Thẩm định và lập báo cáo thẩm định

- Người thực hiện: Cán bộ thẩm định căn cứ vào thông tin đề xuất cấp tín dụng của cán bộ quan hệ khách hàng bàn giao và thông tin, hồ sơ tự thu thập được, cán bộ thẩm định thực hiện công tác thẩm định nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng. Nội dung thẩm định gồm:

+ Thẩm định khách hàng

+ Thẩm định phương án, dự án, đề nghị cấp tín dụng. + Thẩm định biện pháp bảo đảm

+ Thực hiện chấm điểm tín dụng trên hệ thống.

- Lập Báo cáo thẩm định: Đề xuất cho vay/không cho vay (trường hợp không đồng ý cho vay phải nêu rõ lý do) trình Người kiểm soát khoản vay.

Bƣớc 2: Kiểm soát thẩm định

- Người thực hiện: Lãnh đạo phòng phụ trách tín dụng theo thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề xuất cấp tín dụng và kiểm soát sự đầy đủ về số lượng, tính nhất quán về nội dung của hồ sơ.

- Nội dung kiểm soát:

+ Kiểm soát tính trung thực, chính xác đầy đủ, của thông tin chấm điểm của cán bộ trên hệ thống và đề xuất hạng khách hàng.

+ Kiểm soát sự phù hợp giữa các nhận định, đánh giá, đề xuất cấp tín dụng của cán bộ với các hồ sơ, thông tin thu thập được và các quy định cấp tín dụng của pháp luật và của Ngân hàng Công thương.

+ Kiểm soát nội dung Báo cáo thẩm định nêu rõ ý kiến đồng ý/không đồng ý với nội dung báo cáo thẩm định; đề xuất cho vay/không cho vay để trình Người phê duyệt khoản vay.

Bƣớc 3: Phê duyệt khoản vay

- Người thực hiện: Lãnh đạo phòng hoặc lãnh đạo Chi nhánh phụ trách tín dụng theo thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề xuất cấp tín dụng, xem xét quyết định hạng tín dụng khách hàng theo đề xuất của phòng thẩm định.

- Nhiệm vụ: Kiểm soát nội dung thẩm định, đề xuất cấp tín dụng của phòng thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng. Nội dung quyết định cấp tín dụng phải có ý kiến rõ ràng: Đồng ý cấp tín dụng hay không đồng ý cấp tín dụng hay

đồng ý cấp tín dụng có điều kiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bƣớc 4: Thông báo cho khách hàng và soạn thảo, ký kết hợp đồng cấp tín dụng

và hợp đồng bảo đảm (Nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản).

Người thực hiện: Cán bộ thẩm định soạn thảo và ký văn bản thông báo tín dụng trình lãnh đạo phòng kiểm soát tín dụng ký kiểm soát nội dung và trình lãnh đạo tín dụng ký văn bản quyết đinh tín dụng.

Nếu từ chối cấp tín dụng cho khách hàng thì thông báo từ chối cấp tín dụng phải ghi rõ lý do từ chối.

Nếu đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng thì thông báo đồng ý cấp tín dụng phải thể hiện đầy đủ các nội dung và điều kiện cấp tín dụng.

Sau khi quyết định cấp tín dụng, Chi nhánh tiếp tục hoàn thiện thủ tục nhận tài sản bảo đảm, soạn thảo hợp đồng bảo đảm (nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản) và hợp đồng cấp tín dụng cho khách hàng.

Kết hợp với khách hàng thực hiện ký kết hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm tài sản và thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật và quy định của Ngân hàng Công thương.

Bƣớc 5: Khai báo, phê duyệt thông tin vào hệ thống INCAS

Cán bộ hỗ trợ tín dụng căn cứ hồ sơ khách hàng, hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm tài sản đã được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định thì Chi nhánh nhập thông tin khách hàng trên hệ thống INCAS

Bƣớc 6: Giải ngân khoản vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký kết

Cán bộ thẩm định xem xét đề nghị giải ngân của khách hàng, kiểm tra sự đầy đủ, hợp pháp hợp lệ của hồ sơ giải ngân. Thực hiện ký kết giấy nhận nợ (nếu hồ sơ giải ngân đầy đủ hợp lệ theo quy định) giữa khách hàng và người có thẩm quyền ký giấy nhận nợ.Thực hiện giải ngân cho khách hàng theo đúng hồ sơ giải ngân.

Bƣớc 7: Kiểm tra giám sát tín dụng và quản lý thu hồi nợ.

Cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm (nếu có), tình hình trả nợ và thực hiện cam kết theo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay của khách hàng.

Bƣớc 8: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc chuyển nợ quá hạn, phân loại nợ.

Cán bộ thẩm định thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc chuyển nợ quá hạn nếu như khách hàng trả nợ không đúng hạn, vi phạm hợp đồng tín dụng, vi phạm quy định cho vay của pháp luật. Phân loại nhóm nợ theo đúng quy định.

Bƣớc 9: Thanh lý Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và giải chấp

tài sản bảo đảm

Sau khi trả hết nợ gốc, lãi vay và phí thì Chi nhánh thực hiện thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản bảo đảm.

4.1.3. Mạng lƣới cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn của Vietinbank Tiên Sơn

Bảng 4.2 Dƣ nợ cho vay hộ sản xuất trong làng nghề theo mạng lƣới các phòng giao dịch

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017

Giá trị cấu (%) Giá trị cấu (%) Giá trị cấu (%) CL tuyệt đối CL tương đối (%) CL tuyệt đối CL tương đối (%) Tổng dƣ nợ 1.360 100 1.494 100 1.572 100 134 9,9 78 5,2 Trụ sở chính 139 10 146 10 161 10 7 5 15 9 PGD Bắc Từ Sơn 380 28 425 28 445 28 45 12 20 4 PGD Đồng Nguyên 82 6 88 6 93 6 6 7 5 5 PGD Châu Khê 235 17 258 17 262 17 23 10 4 1 PGD Phù Khê 280 21 310 21 326 21 30 11 16 5 PGD Yên Phong 110 8 124 8 130 8 14 13 6 5 PGD Nam Bắc Ninh 68 5 73 5 80 5 5 7 7 9 PGD Nam Tiên Sơn 66 5 70 5 75 5 4 6 5 7 Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP Công thương Tiên Sơn

Để tạo điều kiện cho các hộ sản xuất kinh doanh tiếp cận đến nguồn vốn vay, Vietinbank Tiên Sơn thành lập các phòng giao dịch tại các địa bàn thuận lợi. Hiện nay tất cả 07 phòng giao dịch và phòng khách hàng của Vietinbank Tiên Sơn đều tiếp cận và cho vay các khách hàng trong các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên đối với các làng nghề truyền thống trên địa bàn thị xã Từ Sơn thì dư nợ được tập trung tại phòng bán lẻ; PGD Bắc Từ Sơn; PGD Châu Khê; PGD Phù Khê với dư nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu dư nợ tại các làng nghề lần lượt là: 10%; 28%; 17%; 21%. Trong đó PGD Bắc Từ Sơn có dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 28%. Việc dư nợ tại các làng nghề được tập trung tại phòng bán lẻ và các PGD kể trên là do có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý nằm trong các làng nghề và nằm giáp ranh làng nghề, bên cạnh đó còn các điều kiện thuận lợi khác như: Cơ sở trang thiết bị; đội ngũ cán bộ…,

Bảng 4.3 Đặc điểm mạng lƣới cho vay các hộ SXKD tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn tại vietinbank Tiên Sơn

Tên phòng Địa chỉ Số lƣợng CBTD Số lƣợng máy tính làm việc Phòng Bán lẻ

Trung tâm thị xã Từ Sơn: Giáp làng nghề gỗ Đồng Kỵ, Phù Khê, làng nghề sắt thép Đa Hội – Châu Khê

5 8

PGD Bắc Từ Sơn CCN Đồng Kỵ - Từ Sơn: Nằm tại trung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tâm của làng nghề gỗ Đồng Kỵ 3 7 PGD Châu Khê Đa Hội - Châu Khê - Từ Sơn: Tại trung tâm

làng nghề sắt thép Đa Hội – Châu Khê 2 5 PGD Phù Khê Xã Phù Khê - Từ Sơn: Tại trung tâm làng

nghề gỗ Phù Khê 3 6 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính NHTMCP Công thương Tiên Sơn

Hiện nay có 04 phòng khách hàng đang cung cấp vốn vay cho các hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Các phòng đều có vị trí địa lý thuận lợi như nằm tại trung tâm làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, làng nghề sắt Đa Hội, thuận lợi cho việc đáp ứng các nhu cầu vay của

các khách hàng làng nghề.

4.1.4. Các hình thức cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn của Vietinbank Tiên Sơn địa bàn thị xã Từ Sơn của Vietinbank Tiên Sơn

a. Cho vay vốn lưu động phục vụ nhu cầu sản xuất của hộ

Đây là hình thức cho vay nhằm bổ sung vốn ngắn hạn thiếu hụt tạm thời của hộ sản xuất nhằm tăng thêm vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hộ. Cho vay vốn lưu động phục vụ cầu sản xuất thường có thời hạn ngắn không quá 12 tháng.

Căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ thường xuyên , có uy tín với Ngân hàng, căn cứ trên cơ sở dự tính về lượng vốn lớn nhất mà hộ sản xuất có thể cần trong suốt thời ha ̣n duy trì ha ̣n mức tín du ̣ng từ đó Ngân hàng tính toán hình thức cho vay hộ sản xuất phù hợp với khách hàng. Có thể cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng hoặc cho vay theo hình thức từng lần.

Cho vay theo phƣơng thức hạn mức: là hình thức cho vay hộ sản xuất

mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuâ ̣n mô ̣t ha ̣n mức tín du ̣ng , duy trì trong một khoảng thời gian nhất định . Thời ha ̣n cho vay cu ̣ thể trên từng giây nhâ ̣n nợ đảm bảo không vượt quá thời gian duy trì ha ̣n mức tín du ̣ng (thời điểm đến ha ̣n trả nợ của giấy nhâ ̣n nợ có thể vượt quá thời điểm hết hiê ̣u lực của thời hạn duy trì hạn mức).

Cho vay theo phƣơng thức từng lần: là hình thức cho vay theo món ,

Khách hàng được Ngân hàng cấp một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn nhất đi ̣nh như: thanh toán tiền mua hàng và các chi phí sản xuất kinh doanh nhất định. Khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên , nguồn thu không ổn đi ̣nh nên Khách hàng có nhu cầu vay từng lần . Cho vay vốn lưu đô ̣ng nhằm bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời trong quá trình sản xuất của hộ sản xuất.

b.Cho vay dự án đầu tư

Đây là hình thức cho vay nhằm bổ sung vốn trung dài hạn cho các dự án mở rộng, xây dựng cơ sở sản xuất, đổi mới trang thiết bị, công nghệ phục vụ nhu cầu sản xuất trong dài hạn của hộ sản xuất. Đây là nguồn vốn cần thiết nhằm bổ sung nguồn lực tài chính thể thực hiện dự án có thời gian thu hồi vốn đầu tư vượt quá 12 tháng của hộ sản xuất.

Bảng 4.4. Dƣ nợ cho vay theo hình thức vay vốn trong làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017

Giá trị (tỷ đồng) cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) cấu (%) CL tuyệt đối (tỷ đồng) CL tƣơng đối (%) CL tuyệt đối (tỷ đồng) CL tƣơng đối (%) Tổng dƣ nợ 1.360 100 1.494 100 1.572 100 134 9,9 78 5,2 1. Cho vay vốn lưu động 1.331 98 1.460 98 1.558 99 129 9,7 98 6,7 1.1 Cho vay theo hạn mức 850 64 920 63 1.020 65 70 8,2 100 10,9 1.2 Cho vay theo từng lần 481 36 540 37 538 35 59 12,3 (2) -0,4 2.Cho vay dự án đầu tư 29 2 34 2 14 1 5 17,2 (20) -58,8 Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank Tiên Sơn

Qua bảng 4.4 ta thấy hình thức vay vốn chủ yếu tại các làng nghề là nhu cầu vay vốn phục vụ bổ sung vốn lưu động chiếm tỷ trọng rất lớn trong các năm đều chiếm trên 95% tổng các hình thức vay vốn, điều này cũng phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh tại các làng nghề nhằm bổ sung vốn ngắn hạn thiếu hụt tạm thời của hộ sản xuất. Trong đó hình thức cho vay theo hạn mức cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với hình thức cho vay từng lần do hình thức cho vay theo hạn mức giúp khách hàng có thể linh động trong việc vay vốn cũng như việc trả nợ trong một thời gian ngắn.

4.1.5. Lãi suất cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn thị xã Từ Sơn

Qua bảng 4.5 ta thấy mức lãi suất cho vay đối với các nhu cầu bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh với thời gian vay ngắn sẽ có mức lãi suất thấp hơn so với các nhu cầu có thời gian vay dài, điều này nhằm khuyến khích các khách hàng trong làng nghề vay vốn trong thời gian ngắn để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong thời gian ngắn nhất nhằm thu tiền từ bán sản phẩm để trả nợ vay ngân hàng.

Bảng 4.5. Mức lãi suất cho vay đối với các mục đích vay vốn Mục đích vay vốn Thời hạn vay đến 06 tháng (%/năm) Thời hạn vay đến 09 tháng (%/năm) Thời hạn vay đến 12 tháng (%/năm) Thời hạn vay trên 12 tháng (%/năm)

1. Cho vay vốn lưu động

1.1 Cho vay theo hạn mức 8,5 9,0 9,5 1.2 Cho vay theo từng lần 9,0 9,5 10,0

2.Cho vay dự án đầu tư 9,5 10,0 10,5 10,5 Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank Tiên Sơn

4.1.6. Kết quả cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề của Vietinbank Tiên Sơn

4.1.6.1. Dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay hộ sản xuất trong các làng nghề tại NH TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn chủ yếu là dư nợ ngắn hạn và tập trung tại 02 làng nghề là làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê và làng nghề sắt thép Đa Hội trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

Bảng 4.6. Dƣ nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề của Vietinbank Tiên Sơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017

Giá trị cấu (%) Giá trị cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 58)